Chùa Cao Linh Hải Phòng | Giới thiệu chi tiết lịch sử chùa

Chùa Cao Linh Hải Phòng có niên đại 300 năm. Đây là ngôi chùa được biết đến là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút du khách đến tham quan hằng năm.

Chùa mang trên mình lối kiến trúc độc đáo là sự kết hợp giữa phương Đông và phương Tây. Chùa đang sở hữu vẻ đẹp ấn tượng. Từ cổng ngũ quan đến bảo điện, du khách khó có thể thấy ở đâu sự cổ kính mà xa hoa đến vậy.

Vậy hãy cùng Sông Hồng Tourist đi khám phá về Chùa Cao Linh mà được nhiều du khách tìm kiếm hiện nay nhé!

Chùa Cao Linh Hải Phòng

Giới thiệu chùa Cao Linh

Chùa Cao Linh là ngôi chùa nằm ở vị trí rất nổi bật, trên một vùng đất cao rộng lớn trực thuộc địa bàn Hà Liên, nay là thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, huyện An Dương và cũng là cửa ngõ phía Tây thành phố Hải Phòng, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 12km.

Một số người hay gọi ngôi chùa với cái tên khác là Bạch Đằng Giang. Đứng trong chùa, bạn sẽ nhìn thẳng ra được quốc lộ 10 - là trục đường lớn nối liền với các tỉnh khác như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định,.. Còn mặt sau của chùa sẽ giáp với quốc lộ 5, tuyến đường lớn nối Hải Phòng, Hải Dương và thủ đô Hà Nội.

Đến đây du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ tráng lệ uy nghiêm từ ngũ quan cho tới bảo điện của ngôi chùa cổ đã hơn 300 năm tuổi.

Nơi đây được xây dựng bởi dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên và lưu giữ rất nhiều kỉ vật có giá trị lâu đời. Bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên, nhẹ nhõm trong tâm hồn, cả sự tôn kính khi bước vào chốn linh thiêng này.

Nói không ngoa khi ngôi chùa là địa điểm du lịch tâm linh trứ danh ở thành phố phượng đỏ, nơi cứ cách vài mét là bạn có thể cho ra một bức ảnh triệu like và phong cảnh cổ kính xa hoa làm say lòng người du khách.

Với vị thế địa lí thuận lợi và cảnh quan tuyệt đẹp như vậy, chùa Cao Linh hứa hẹn là nơi bạn không thể bỏ lỡ.

Đường đi chùa Cao Linh

Hiện nay để tới được chùa Cao Linh Hải Phòng thì quý du khách tới địa chỉ:

Hướng dẫn đi chùa Cao Linh Đường đến chùa Cao Linh Hải Phòng rất thuận lợi và dễ đi. Du khách có nhiều sự lựa chọn để di chuyển đến đây như đi bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) hay bắt xe du lịch và xe bus. Bạn chỉ mất tầm 30 - 40 phút để đến đây.

Lịch sử chùa Cao Linh

Dựa trên những tư liệu lịch sử còn sót lại, chùa Cao Linh có chứa những bia đá khác tên niên hiệu trùng tu từ đời Hậu Lê đã hơn 300 năm trước.

Ngôi chùa được ưu ái ban tặng tọa độ lí tưởng thích hợp cho mọ hoạt động, trên nền diện tích rộng đến 49.000 m2.

Vào những thời kì đầu mới xây dựng, cấu trúc ngôi chùa rất đơn giản, chỉ vỏn vẹn ba gian tiền đường, năm giam nhà tổ, hai gian hậu cung, kèm thên ba gian bếp mái thấp cấp 4 phục vụ cho mục đích sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương và cho khách thập phương, các phật tử đến viếng, nghỉ ngơi.

Chùa Cao Linh có công góp phần trong những năm kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược đầy loạn lạc.

Đây là nơi đã bảo vệ, nuôi giữ và ẩn nấp của các chiến sĩ cộng sản, những chiến sĩ hoạt động chiến tranh một thời gian dài. Chính vì thế, ngôi chùa lúc bấy giờ bị thực dân Pháp tàn phá và đốt trụi toàn bộ 20 gian, phải chịu nhiều tổn thương nặng nề khác và xuống cấp trầm trọng về sau.

Đến năm 2001, chủ trì chùa là Thượng Tọa Thích Thanh Giác cùng với các chư tăng phật tử đã quyết tâm lên kế hoạch trùng tu, sửa chữa ngôi chùa trở nên khang trang, mới mẻ hơn dưới sự thống nhất và cho phép của Hội Phật giáo Hải Phòng và chính quyền địa phương các cấp.

Nhờ quá trình xây dựng lại mà chùa Cao Linh đã có thêm nhiều khu vực và công trình mới lộng lẫy, uy nghi hơn nhằm phục vụ cho việc tu hành cũng như sinh hoạt tín ngưỡng của người dân.

Các gian mới được ra đời như Cổng Ngũ Quan, Vườn Tháp, Đại Hùng Bảo Điện, La Hán Đường, Vãng Sinh Đường,… mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc và Phật giáo.

Chùa Cao Linh Hải Phòng

Kiến trúc độc đáo của chùa Cao Linh

Chùa Cao Linh được xây dựng trên khuôn viên rộng đến 49.000 m2 gồm nhiều công trình đồ sộ và ấn tượng có thể kể đến như: cổng ngũ quan, tòa bảo điện, chiếc chuông đồng 3.2 tấn, Vườn Tháp, Niệm Phật Đường, Thiền Đường và La Hán Đường,…

Các công trình mang nét kiến trúc độc đáo pha trộn giữa văn hóa truyền thống Phật giáo và phong cách hiện đại đương thời.

1. Cổng ngũ quan

Đầu tiên du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang lệ, nguy nga của cổng chùa Cao Linh cao hơn 14m được dát vàng lấp lánh và đồ sộ khiến bạn cứ ngỡ như đang lạc vào cung điện hoa lệ chốn thần tiên.

Ngôi chùa gồm tổng cộng 5 cánh cổng là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho 5 đức tính căn bản giúp người đệ Phật hướng thiện: Tín, Cần mẫn, Chánh niệm, Thiền định và Trí tuệ. Bạn sẽ bắt gặp 6 linh vật được đặt ngay dưới chân cổng, tất cả đều làm bằng đá và nhằm mục đích bảo vệ sự tôn nghiêm của ngôi chùa.

Ngước nhìn lên trên mái vòm bạn sẽ thấy một bức tranh có rồng, phượng chầu long châu cùng hình ảnh Đức Phật A Di Đà uy nghiêm đang ngồi thiền cùng ngàn mây.

Tất cả họa tiết này đều được điêu khác và chạm trổ một cách tỉ mỉ, tinh xảo mang đến cho người xem cái nhìn cực kì ấn tương. Tiếp đến là mái cổng chùa Cao Linh có hình tượng như một chiếc thuyền với hai đầu cong vút về hai bên được lấy cảm hứng từ kiểu thiết kế mái truyền thống.

Đặt trên đỉnh mái là một bánh xe pháp luân cùng đóa sen tinh khiết, hình ảnh này thật sự giàu ý nghĩa, vừa tượng trưng cho sự luân hồi vừa làm nổi bật sự an yên tự tại, vô ưu lo cho khiến ai nấy đều muốn buông bỏ mọi buồn phiền trong lòng.

Bên cạnh đó, bạn sẽ bị thu hút bởi bức Bình phong khổng lồ màu trắng được đặt trước tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ngụ ý nhắc nhở nhắc nhở các chư tăng Phật tử hay cả du khách khắp nơi đổ về phải có lòng hướng thiện, mở lòng từ bi hỉ xả, lòng bác ái.

Các đường lối hành đạo, hoằng pháp và phương hướng của chùa Cao Linh đều được viết bằng chữ cổ vàng nổi bật trên 6 bài vị bài vị của bức Bình phong.

Hai bức bình phong nhỏ sẽ được đặt hai bên, một bên biểu tượng cho sự thông minh, trí tuệ con người thông qua bài thơ của Huê Lang, bên còn lại bộc lộ tính cứu độ chúng sanh trên bài kệ Thần Tú.

Đi dọc hai bên sân chùa , du khách sẽ được chiệm ngưỡng tổng cộng 14 pho tượng Phật A Di Đà với 7 cái mỗi bên đều được làm bằng bê tông cốt thép, tượng trưng cho 7 yếu tố giác ngộ của Phật Thất Bồ tát

Chùa Cao Linh Hải Phòng

2. Tòa bảo điện trong chùa Cao Linh

Sau khi chiêm ngưỡng một lượt từ bức bình phong đến hai hàng tượng Phật đầy uy nghiêm, du khách không thể bỏ lỡ một trong những công trình linh thiêng và chiếm phần quan trọng trong lối kiến trúc của chùa Cao Linh là tòa Đại Hùng Bảo Điện.

Nếu ai đã từng đi chùa nhiều và am hiểu về kiến trúc Phật giáo, có thể dễ dàng nhận ra khu vực này được thiết kế theo hình chữ Đinh gồm 3 gian tền đường và 1 hậu cung.

Đây là phong cách thiết kế quen thuộc có hầu hết ở mọi ngôi chùa, làm toát lên dáng vẻ uy nghi, vừa hiện đại vừa cổ kính của ngôi chàu. Phần mái tòa bảo điện được lợp 3 cấp, phía trên sẽ nhỏ dần và phần đuôi cong vút như hình cánh cung vươn thằng lên trời.

Ngoài ra, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị cổ xưa đi cùng năm tháng qua những lớp rêu phong phủ đã phủ kín mái ngói đỏ tươi.

Các tượng phật như Thích Ca Mâu Ni, Phổ Hiền Bồ Tát, sư Lợi Bồ Tát sẽ được thờ tụng bên trong tòa chính điện, để cho du khách vào cúng bái.

Nơi đây lúc nào cũng tỏa mùi khói hương ngào ngạt, nghi ngút và được điểm lên những câu đối truyền thống dân gian tạo nên cảnh tượng thật hoài niệm, uy nghiêm và lắng động.

3. Vườn tháp chùa Cao Linh

Địa điểm cuối cùng gây ấn tượng mạnh mẽ và cuốn hút nhất đối với du khách khi đến chùa Cao Linh chính là vườn tháp.

Mỗi tòa bảo tháp nằm hai bên, xung quanh tòa chính điện với chiều cao khác nhau nhưng đều mang thiết kế tinh tế, có đế hình trụ và được làm bằng đá tinh xảo.

Phần mái có thể nói là kì công nhất vì được chạm trổ hình con rồng với tư thế vươn mình bay lên trời xanh trông rất hoành tráng và nổi bật.

Đặc biệt là phần chân tháp được tô điểm bằng màu nâu của những cánh sen đang nở rộ vô cùng bắt mắt, còn phần đỉnh tháp sẽ được đặt một đóa sen như đang e ấp trong nắng và gió. Xung quanh mỗi tòa tháp đều được trồng nhiều hoa lá, cây cảnh tươi xanh làm cho khung cảnh tràn trề nhựa sống hơn bao giờ hết.

Tất cả điểm trên tạo thành một không gian vô cùng hài hòa và sống động, làm say lòng người du khách mỗi khi ghé qua.

Ngoài cúng bái và lễ Phật, bạn có thể lưu giữ cho mình những bức hình kỉ niệm thật đẹp tại vườn tháp này. Điểm tạo nên sự quí giá và linh thiêng tại các tòa bảo tháp này là bên trong nơi đây chứa đựng những tro cốt của các trụ trì đã qua đời ở chùa Cao Linh từ hàng trăm niên đại trước.

Vì vậy đến đây bạn không chỉ tham quan chụp ảnh mà còn nên bày tỏ lòng thành, kính cẩn đối với các vị đại sư đã khuất.

Thời gian thích hợp để ghé thăm chùa Cao Linh

Chùa Cao Linh có mở cửa không? Nơi đây mở cửa cà ngày và miễn phí vé tham quan cho tất cả mọi người nên bạn có thể đến đây vào bất cứ lúc nào.

Theo kinh nghiệm của các du khách đi trưởng, bạn nên đi vào buổi sáng từ 7h - 11h sẽ cảm nhận được thời tiết mát mẻ, không nắng gắt như là buổi chiều.

Chỉ cần bỏ ra nửa ngay là du khách có thể tìm hiểu và khám phá hết vẻ đẹp của ngôi chùa. Một số quan niệm cho rằng đi chùa vào các ngày đầu xuân để cầu nguyện thì rất linh thiêng, thường gặp may mắn hay cầu được ước thấy nên nhiều du khách rất thích ghé đây vào thời gian này.

Họ đến đây ngoài tham quan chụp hình thường sẽ cầu tài lộc, bình an, sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.

Nếu bạn những ngày xuân, ngày rằm hay cả những ngày thường bạn chưa biết phải đi đâu có thể ghé thăm chùa Cao Linh Hải Phòng, tìm về chốn bình yên nơi cửa Phật.

Chùa Cao Linh Hải Phòng

Các hoạt động lễ hội ở chùa Cao Linh

Nếu đã cất công đến chùa Cao Linh du khách không thể bỏ qua các hoạt động lễ chùa đầy linh thiêng, đây sẽ là dịp giúp bạn hiểu thêm về văn hóa Phật giáo và cuộc sống tín ngưỡng của người dân.

Bạn có thể đi vào các ngày mùng 1 hay 15 âm lịch hằng năm, hoặc cả ngày lễ Vu Lan để cầu bình an, những mong muốn, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Nổi tiếng nhất có thể là lễ hội cầu may đầu xuân, các du khách kéo đến thời gian này đều mong muốn một năm thuận buồn xuôi gió, tránh khỏi những tai ương. Với những du khách có nhiều thời gian có thể thử trải nghiệm tham gia vào các khóa tu Phật thất được tổ chức tại chùa.

Khóa tu sẽ kéo dài cả ngày, thông thường vào cuối tuần hoặc vài ngày vào những tháng hè. Bạn sẽ không mất bất kì chi phí gì khi tham gia vào khóa tu, mục đích của việc tổ chức là hướng đến những thanh niên trẻ để trau dồi các kiến thức và qui tắc ứng xử trong Phật pháp.

Khi tham gia vào lớp tập huấn, du khách sẽ được trải nghiệm rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết, sinh hoạt trong một tập thể lớn và nhiều trò chơi dân gian thú vị khác.

Ngoài ra, du khách có thể đăng kí vào các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa của chùa Cao Linh như các chuyến đi cứu trợ miền Trung thiên tai lũ lụt, phát quà Tết, trao tặng học bổng cho các em nhỏ hiếu học hay những người già neo đơn có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng nhau cầu nguyện, thắp nhang cho các chiến sĩ anh dũng hi sinh trong chiến tranh. Sông Hồng Tourist chắc chắn đây sẽ là những kỉ niệm khó quên đối với bạn, vừa giúp đời giúp mình.

Đối với du khách đi vào những ngày thường trong năm, mặc dù không được tham gia vào các hoạt động lễ hội tại chùa nhưng cũng là cơ hội để bạn tận hưởng không gian êm đềm, bình yên tại chùa.

Từ tiếng chuông chùa ngân vang, tiếng các nhà sư ngồi đọc kinh Phật, tiếng cây cỏ xào xạc cùng với hương trầm thơm thoang thoảng trong gió sẽ cho bạn cảm giác thật an nhiên, tự tại.

Một số lưu ý khi đến chùa Cao Linh

Khác với các địa điểm tham quan khác, chùa Cao Linh là nơi linh thiêng và trang trọng, vì vậy du khách cần chú ý những điểm dưới đây trước khi vào chùa:

Nếu du khách nào muốn bỏ lại mọi muộn phiền, ồn ào náo nhiệt của cuộc sống đô thị có thể tìm về ngôi chùa Cao Linh cổ kính để tận hưởng sự an lạc, bình yên nơi tâm hồn.

Ngoài ra bạn còn được chiêm nghiệm tín ngưỡng Phật giáo và hướng đến vẻ đẹp chân - thiện - mỹ của con người. Sông Hồng Tourist xin chúc bạn thật nhiều sức khỏe và niềm vui để chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới của mình.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/chua-cao-linh-o-dau-a61536.html