Hotel Briefing Blog

Chào mọi người đến với Hotel Briefing Blog.

Bài kế tiếp của chuyên mục Sales & Marketing này, tôi sẽ nói về sơ đồ tổ chức của một phòng Sales & Marketing trong khách sạn cho các bạn hình dung. Bài này đơn thuần sẽ tóm lược về cơ cấu nhân sự của phòng Sales & Marketing: nhánh nào thuộc ai quản lý và ai báo cáo cho ai. Để hiểu rõ hơn công việc và bản chất của từng nhánh, tôi khuyên các bạn hãy đọc bài “Các section của phòng Sales trong khách sạn” và hai bài “Làm Marketing trong khách sạn là làm gì” phần 1 và phần 2 nhé.

Sơ đồ tổ chức (organizational chart) của phòng Sales & Marketing bên dưới đây được lấy ví dụ từ những khách sạn 5 sao có thương hiệu quốc tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Tất nhiên đối với khách sạn vừa và nhỏ thì quy mô cũng sẽ ít lại và tinh giản hơn, tùy thuộc vào đặc thù khách sạn và định hướng của ban giám đốc, bạn nhé.

Hotel Briefing Blog
Cơ cấu tổ chức phòng Sales & Marketing

CÁC NHÁNH TRONG PHÒNG SALES & MARKETING

Các section trong bộ phận Sales & Marketing gồm có: Corporate Sales, MICE, Events, Event Planning, Leisure/ Wholesale, Marketing, Reservation và Revenue.

Ở một số khách sạn, Revenue team không nằm trong Sales & Marketing mà trực thuộc Executive Office, tức là report trực tiếp cho General Manager. Ở một số khách sạn khác, Revenue sẽ thuộc Sales & Marketing và báo cáo trực tiếp cho Director of Sales & Marketing.

CÁC VỊ TRÍ QUẢN LÝ & REPORTING LINE

Tất nhiên, big boss của bộ phận này chính là Director of Sales and Marketing (trong ngành gọi tắt là DOSM), người chịu trách nhiệm doanh thu của cả một khách sạn.

Về reporting line (cấp bậc báo cáo), DOSM là trưởng bộ phận (department head), dưới DOSM sẽ là quản lý của từng section. Tên gọi, chức danh của những người quản lý này có thể khác nhau qua từng khách sạn, thậm chí có người được gọi là manager, có người được gọi là director… Ví dụ: Director of Sales, Director of Revenue, Reservation Manager, Assistant Director of Marketing…nhưng chung quy về reporting line thì manager của những section này đều ngang nhau và cùng báo cáo trực tiếp cho DOSM, chứ không phải ai có chức danh Director thì là có chức to hơn và có quyền quản lý những ai gọi là Manager của section khác. Ví dụ: một người làm Sales Manager đang quản lý một section là Events có thể được thăng chức thành Assistant Director of Sales, nhưng reporting line sẽ không thay đổi, anh/cô ấy vẫn quản lý section của mình và báo cáo trực tiếp cho DOSM.

Một vài lưu ý:

SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ

Số lượng nhân viên của bộ phận Sales & Marketing tất nhiên sẽ phụ thuộc vào quy mô của khách sạn, số lượng nhân viên của từng section cũng vậy.Đối với một khách sạn 5 sao quốc tế có 500 phòng thì số lượng có thể rơi vào tầm 30 người, tính luôn cả team Revenue.

Bài viết hôm nay đến đây là hết rồi, hy vọng mọi người đã có một cái nhìn khái quát về cơ cấu của phòng Sales & Marketing trong khách sạn. Cơ hội nghề nghiệp trong bộ phận Sales & Marketing luôn rộng mở, mọi người hãy mạnh dạn nhắm tới và tìm hiểu nhé. Những bài sau, Hotel Briefing sẽ chia sẻ về những kỹ năng mềm mà bạn cần chuẩn bị khi bước chân vào ngành này, mời mọi người đón đọc.

Cùng dòng chuyên mục này, các bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã giúp Hotel Briefing hoàn thành bài viết này:

Để nhận thông báo về những bài viết mới nhất của Hotel Briefing Blog, vui lòng để lại email của bạn vào ô bên dưới:

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/dosm-la-gi-a61495.html