Hóa trị ung thư và tất cả những gì bạn cần biết

Hiện nay, có 3 phương pháp chính được sử dụng để điều trị ung thư, một trong số đó là hóa trị. Hóa trị ung thư có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình điều trị.

Vậy, hóa trị ung thư là gì và mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời về phương pháp điều trị ung thư này trong bài viết này nhé!

Hóa trị là gì?

Cơ chế của phương pháp hóa trị ung thư là gì?

Các loại thuốc hóa trị ung thư có nhiệm vụ nhắm vào những tế bào bệnh đang tăng trưởng và phân chia nhanh. Nếu như phương pháp xạ trị và phẫu thuật chỉ nhắm vào các vùng bị tổn thương thì hóa trị lại có ảnh hưởng lên toàn thân. Tức là, hóa trị sẽ đồng thời tác động đến cả tế bào mang bệnh và tế bào khỏe mạnh trên khắp cơ thể, đặc biệt là các tế bào tăng trưởng nhanh như tế bào ở da, tóc, ruột và tủy xương. Đây cũng là lý do khiến phương pháp này có nhiều tác dụng phụ trên toàn thân.

Thuốc hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh qua nhiều con đường, bao gồm:

Hóa trị ung thư có tác dụng gì?

hóa trị ung thư

Tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn của bệnh mà phương pháp hóa trị có thể mang lại những tác dụng khác nhau:

Bác sĩ áp dụng hóa trị ung thư như thế nào?

Đôi khi, bác sĩ sẽ dùng quy trình hóa trị ung thư như một phương pháp riêng lẻ để điều trị ung thư. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hóa trị thường được dùng phối hợp với các phương pháp khác:

Khi dùng kết hợp, hóa trị ung thư được dùng để làm nhỏ khối u trước khi xạ trị hoặc phẫu thuật, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc xạ trị, tăng tác dụng của các phương pháp khác và tiêu diệt tế bào ung thư tái phát hoặc đã di căn đến các phần khác của cơ thể.

Mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu?

Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu, hóa trị ung thư bao nhiêu lần và thời gian hóa trị ung thư dựa trên:

Vậy, 1 đợt hóa trị kéo dài bao lâu?

Sức khỏe sau hóa trị

Hóa trị có đau không? Vì hóa trị là phương pháp tác động toàn thân nên sau khi vô thuốc, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Để chuẩn bị cho việc này, bạn nên tìm một ai đó hỗ trợ và nghỉ ngơi vài ngày sau khi vô thuốc. Bác sĩ luôn cố gắng tìm mọi cách có thể để giúp bạn giảm nhẹ các tác dụng phụ sau hóa trị ung thư.

Tác dụng phụ của hóa trị ung thư và các mẹo giảm nhẹ

Buồn nôn sau khi vô thuốc

Hóa trị ung thư sống được bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, khả năng đáp ứng với điều trị và những tác dụng phụ xuất hiện nhiều hay ít, nhẹ hay nghiêm trọng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

Buồn nôn, nôn

Buồn nôn là một trong các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị. Bạn hãy thay đổi thói quen ăn uống để giảm nhẹ triệu chứng nôn, buồn nôn.

Thay đổi vị giác

Một tình trạng khác bạn có thể gặp phải sau khi vô thuốc là thay đổi vị giác gây chán ăn. Lúc này, bạn có thể:

Kiệt sức

Bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi và có nhiều cách giúp bạn thấy dễ chịu hơn:

Nếu bạn vẫn cảm thấy kiệt sức kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Một số bệnh nhân bị suy giảm hồng cầu trong máu (còn gọi là thiếu máu), giảm tiểu cầu (gây xuất huyết) hoặc giảm bạch cầu (gây nhiễm trùng). Trường hợp nặng có thể giảm 2-3 dòng tế bào máu. Bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị trong trường hợp cần thiết.

Thay đổi tính nết

hóa trị ung thư

Một số người cảm thấy tinh thần u ám sau hóa trị ung thư. Để loại trừ cảm giác này, hãy thử:

Rụng tóc

Sau hóa trị liệu, bạn nên:

Rụng tóc sau hóa trị ung thư

Nhạy cảm với ánh sáng

Có thể bạn sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng trong nhiều tháng sau khi hóa trị ung thư. Để hạn chế, bạn hãy:

Tác dụng phụ của hóa trị kéo dài bao lâu? Tùy vào cơ địa và sức khỏe của bệnh nhân mà tác dụng phụ có thể biến mất ngay sau khi hóa trị xong hoặc cũng có thể kéo dài sau nhiều tháng, nhiều năm.

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/hoa-tri-la-gi-a61296.html