Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng

Nhịp tim bình thường phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe tổng thể. Người càng trẻ tuổi, nhịp tim càng có xu hướng cao hơn. Tuy nhiên nếu nhịp tim lúc nghỉ ngơi cao bất thường hoặc quá thấp thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ về bệnh tim mạch. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Và những yếu tố làm thay đổi nhịp tim.

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu

Nhịp tim là gì?

Nhịp tim là số lần tim đập trong thời gian một phút. Khi đập, tim bơm máu chứa oxy đi khắp cơ thể và đưa máu nghèo oxy về lại phổi. Cơ thể sẽ tự động kiểm soát nhịp tim để phù hợp với những chuyển động khác nhau cũng như môi trường xung quanh tại mỗi thời điểm.

Đó là lý do tại sao nhịp tim tăng nhanh hơn khi hoạt động, phấn khích hoặc sợ hãi (cơ thể tự động giải phóng adrenaline - một loại hormone làm cho nhịp tim nhanh để chuẩn bị cho việc sử dụng nhiều oxy và năng lượng hơn) và giảm xuống khi nghỉ ngơi, bình tĩnh hay thoải mái. Nhịp tim cũng là một chỉ số quan trọng cảnh báo về sức khỏe tổng thể. Khi nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Nhịp tim bình thường là gì?

Nhịp tim bình thường là thời điểm tim bơm lượng máu thấp nhất mà cơ thể cần khi không tập thể dục, bình tĩnh, thư giãn, ngồi hoặc nằm và không mắc bệnh lý nào. Nhịp tim bình thường của người lớn dao động từ 60-100 lần mỗi phút và có thể thay đổi theo từng phút. Tuổi tác và sức khỏe tổng quát cũng ảnh hưởng đến nhịp tim, vì vậy nhịp tim bình thường sẽ khác nhau ở mỗi người.

Điều quan trọng là xác định xem nhịp tim bình thường mỗi người có nằm trong phạm vi bình thường hay không. Nếu mắc bệnh hoặc chấn thương làm suy yếu tim, các cơ quan sẽ không nhận đủ máu để hoạt động bình thường. Người càng khỏe mạnh thì nhịp tim bình thường càng thấp. Ví dụ, các vận động viên có thể có nhịp tim khi nghỉ ngơi từ 40-60 lần/phút hoặc thấp hơn.

Nhịp tim cao hoặc thấp bất thường có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Người bệnh cần thăm khám ​​bác sĩ nếu nhịp tim bình thường lúc nghỉ ngơi luôn trên 100 lần/phút (nhịp tim nhanh) hoặc nhịp tim bình thường dưới 60 lần/phút (nhịp tim chậm) nếu không phải là một vận động viên. (1)

Nhịp tim bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu?

1. Nhịp tim bình thường của trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, nhịp tim trung bình từ 120-160 lần/phút. Trẻ càng lớn, nhịp tim sẽ càng giảm dần. Ở khoảng 1 tuổi, nhịp tim lúc nghỉ ngơi của trẻ sẽ còn ở mức 80-130 lần/phút và khi trẻ đến 7 tuổi, giảm xuống còn 70-110 nhịp/phút. Một số trường hợp trẻ vận động mạnh, vui chơi hoặc chạy nhảy quá nhiều, nhịp tim có thể lên đến 220 lần/phút.

Do đó, để đo được chính xác nhịp tim bình thường của trẻ, nên chọn thời điểm đo khi bé đang nghỉ ngơi, không vận động, khóc hay bị kích động. Cũng giống như người lớn, lúc ngủ say, nhịp tim của bé cũng sẽ giảm xuống dưới mức bình thường.

Nhịp tim đo được lúc nghỉ ngơi của trẻ nhỏ sẽ cao hơn so với người trưởng thành

2. Nhịp tim bình thường của người lớn

Nhịp tim lúc bình thường, không tập thể dục, vận động mạnh hay kích động của người từ 15 tuổi trở lên là 60-100 lần mỗi phút. Một số người có nhịp tim lúc nghỉ ngơi dưới 60 lần mỗi phút vẫn được xem là bình thường như: vận động viên thể lực, người trẻ có sức khỏe tốt thường xuyên hoạt động thể chất,…

3. Nhịp tim bình thường của người già

Nhịp tim bình thường của người già ngày càng lớn tuổi thì lại càng giảm theo sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Đối với người trên 65 tuổi, nhịp tim trung bình đo được trong mức 60-76 lần/phút. Dù là ở độ tuổi nào thì nhịp tim bình thường cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm: Nhiệt độ, trạng thái cơ thể, cảm xúc, sử dụng thuốc, các bệnh lý mạn tính.

Nhịp tim bình thường ở những người cao tuổi có xu hướng giảm dần
Nhịp tim bình thường ở những người cao tuổi có xu hướng giảm dần

4. Bảng nhịp tim bình thường (trung bình) theo độ tuổi

Nhịp tim bình thường thay đổi tùy theo độ tuổi, chẳng hạn như nhịp tim bình thường của trẻ em sẽ khác nhau theo từng độ tuổi cụ thể từ sơ sinh cho đến dưới 9 tuổi. Dưới đây là chỉ số nhịp tim bình thường theo độ tuổi, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ. (2)

Tuổi Nhịp tim bình thường (bpm) Trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi 143 Trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng tuổi 140 Trẻ em từ 6 đến 9 tháng tuổi 134 Trẻ em từ 9 - 12 tháng tuổi 128 Trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi 116 Trẻ em từ 18 - 24 tháng tuổi 116 Trẻ em từ 2 - 3 tuổi 110 Trẻ em từ 3 - 4 tuổi 104 Trẻ em từ 4 - 6 98 Trẻ em từ 8 - 12 tuổi 84 12 - 15 tuổi 78 15 - 18 tuổi 73 18 - 20 tuổi 81,6 21 - 30 tuổi 80,2 31 - 40 tuổi 78,5 41 - 50 tuổi 75,3 51 - 60 tuổi 73,9 61 - 70 tuổi 73 71 - 80 tuổi 74,2 Trên 80 tuổi 78,1

Giới hạn tối đa của nhịp tim

Giới hạn tối đa của nhịp tim là phép tính để tìm ra nhịp tim mục tiêu lý tưởng trong khi tập luyện. Bằng cách lấy 220 trừ đi tuổi của mình, một người có thể ước tính nhịp tim tối đa liên quan đến tuổi. Ví dụ: Đối với một người 35 tuổi, nhịp tim tối đa ước tính liên quan đến tuổi sẽ được tính là 220 - 35 tuổi = 185 nhịp/phút.

Phép tính giới hạn tối đa của nhịp tim giúp hiểu rõ hơn về bài tập luyện đang có quá sức hay cung cấp đủ năng lượng hay không. Nhịp tim mục tiêu sử dụng phép tính này chỉ mang tính tham khảo, tùy tình trạng sức khỏe và bệnh lý của từng người thì nhịp tim tối đa có thể thay đổi. Do đó, chúng ta nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn về mức độ gắng sức phù hợp.

Cần thăm khám bác sĩ để biết nhịp tim tối đa và mức độ tập luyện gắng sức phù hợp
Cần thăm khám bác sĩ để biết nhịp tim tối đa và mức độ tập luyện gắng sức phù hợp

Khi nào nhịp tim được xem là bất thường?

Có thể đôi khi một người cảm thấy nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn mức bình thường. Không phải mọi trường hợp mất cân bằng nhịp tim đều được coi là nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi nhịp tim bất thường, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và xử trí phù hợp.

1. Tim đập nhanh

Nhịp tim được xem là nhanh khi tim đập nhanh trên 100 lần mỗi phút lúc bình thường. Nếu nhận thấy nhịp tim tăng đột ngột, đi kèm chóng mặt, ngất xỉu hoặc đánh trống ngực (tim đập thình thịch hoặc đập không đều), người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám. Nhịp tim nhanh liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau (tăng lên khi tập thể dục hoặc khi cơ thể đang chống lại nhiễm trùng) hoặc là dấu hiệu của một số bệnh loạn nhịp tim như nhĩ đa ổ, tâm thất, xoang.

Một số nguyên nhân gây nhịp tim nhanh như lo lắng, căng thẳng, thiếu máu, sốt, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, lạm dụng caffein. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác:

Sử dụng đồ uống có nhiều caffein làm nhịp tim đập nhanh hơn bình thường
Sử dụng đồ uống có nhiều caffein làm nhịp tim đập nhanh hơn bình thường

2. Tim đập chậm

Nhịp tim chậm khi ghi nhận chỉ số dưới 60 nhịp mỗi phút. Điều này có thể là bình thường đối với một số người, bao gồm cả vận động viên, thanh niên khỏe mạnh, cân đối hoặc những người dùng thuốc như thuốc  chẹn beta.

Tuy nhiên, nhịp tim chậm có thể không bình thường đối với một số người, đặc biệt nếu đi kèm cảm giác như muốn ngất xỉu, mệt mỏi hoặc chóng mặt. Lúc này, người bệnh cần đến thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ theo dõi, chẩn đoán.

Một số nguyên nhân có thể gây nhịp tim chậm, bao gồm:

Một số trường hợp nhịp tim chậm không cần điều trị, tuy nhiên người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được xác định và xử trí phù hợp. Một số trường hợp nhịp tim chậm nguy hiểm nếu kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? Tới mức nào nên đi khám ngay?

Yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

Ngoài tuổi tác, một vài yếu tố khác có ảnh hưởng đến nhịp tim khi nghỉ ngơi, bao gồm:

Thường xuyên bị căng thẳng, nhiều áp lực làm ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường
Thường xuyên bị căng thẳng, nhiều áp lực làm ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường

Cách đo nhịp tim

Hiện nay, có một số thiết bị đeo bên mình có thể giúp theo dõi nhịp tim khi chúng ta tập thể dục. Trong một số trường hợp cần khảo sát nhịp tim bất thường, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định gắn thiết bị theo dõi nhịp tim 24h, 72h,…

Để đo nhịp tim, chúng ta có thể thực hiện theo những cách đơn giản như:

Nếu mới bắt đầu tập thể dục, mỗi người nên tập với cường độ thấp và tăng dần để cơ thể thích nghi dần, không nên gắng sức quá mức ngay từ đầu. (3)

Làm thế nào để duy trì nhịp tim trong vùng bình thường theo độ tuổi?

Các mức độ an toàn của nhịp tim sẽ có sự khác nhau ở từng độ tuổi. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe bản thân, duy trì nhịp tim ở vùng mức bình thường là điều rất cần thiết.

Đối với trẻ nhỏ:

Một chế độ ăn uống hợp lý là giải pháp giúp trái tim luôn khỏe mạnh
Một chế độ ăn uống hợp lý là giải pháp giúp trái tim luôn khỏe mạnh

Đối với người trưởng thành:

Đối với người cao tuổi:

Một số lưu ý để giúp trái tim luôn khỏe mạnh

Bệnh tim là một vấn đề lớn thường có thể tránh được bằng những hành động nhỏ. Để giúp trái tim luôn khỏe mạnh, mỗi người cần lưu ý:

>> Xem thêm: Bảng chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu theo từng độ tuổi?

Người có dấu hiệu nhịp tim bất thường theo độ tuổi nên đến gặp bác sĩ khi nào?

Nhịp tim bình thường có thể thay đổi tùy theo thói quen sinh hoạt hằng ngày và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám trong trường hợp nhịp tim thay đổi bất thường kèm theo các triệu chứng:

Khi nhịp tim có sự thay đổi bất thường, vượt quá mức cho phép, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Hiện nay, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ được nhiều người tin tưởng đến khám và điều trị các bệnh lý tim mạch, mạch máu, lồng ngực nhờ:

Nếu cảm thấy nhịp tim bất thường, khó thở hoặc khó chịu ở ngực, đặc biệt là khi hoạt động, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xử trí phù hợp. (4)

Chỉ số nhịp tim bình thường khác nhau ở mỗi người tùy theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe,… Tình trạng bất thường nhịp tim có thể là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn, người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/mach-dap-70-lan-1-phut-a61023.html