Các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ theo độ tuổi, bố mẹ nên biết

Đâu là các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ theo từng độ tuổi? Trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, mỗi chúng ta phải đối mặt với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như vi khuẩn, virus, nấm,… Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là lứa tuổi cần được đặc biệt quan tâm do hệ miễn dịch yếu ớt, dễ bị bệnh truyền nhiễm tấn công, khi mắc bệnh thường diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao hơn ở người trưởng thành.

Bài viết được tư vấn Y khoa bởi BS Hà Mạnh Cường - Quản lý Y khoa vùng 3 khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ theo độ tuổi

Tầm quan trọng của việc tiêm các loại vắc xin cho trẻ đúng lịch

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trong khi đó, môi trường xung quanh luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro cho sức khỏe trẻ như: Thời tiết, khí hậu thất thường, virus, vi khuẩn, nấm,… khiến trẻ dễ mắc cúm, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn, viêm màng não do não mô cầu khuẩn, sởi, thủy đậu và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. (1)

Khi mắc bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng đến khả năng học tập và tương lai của trẻ.

Không chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới bị đe dọa bởi bệnh truyền nhiễm. Ở lứa tuổi học đường, lứa tuổi vị thành niên, thanh niên, miễn dịch trẻ thu được khi tiêm vắc xin lúc nhỏ giảm dần theo thời gian. Trẻ lại gia tăng tiếp xúc với nhiều bạn bè, thầy cô, di chuyển nhiều nơi làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Nếu không được tiêm phòng đầy đủ, trẻ có thể mắc các bệnh truyền nhiễm làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, chất lượng cuộc sống và có nguy cơ lây bệnh cho các bạn cùng lớp, cùng trường.

Tiêm chủng là trách nhiệm và cũng là tình thương mà các bậc phụ huynh dành cho trẻ, là “tấm khiên” vững chắc bảo vệ trẻ trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đồng thời ngăn chặn khả năng lây lan cho cộng đồng. Các vắc xin cần tiêm cho trẻ khi được đưa vào sử dụng đều trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về tính an toàn, hiệu lực, liều lượng và đường tiêm; do đó, để đảm bảo vắc xin hoạt động hiệu quả, trẻ cần được tiêm đúng lịch và đủ liều theo quy định.

Không được tiêm ngừa, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm trễ lịch tiêm khiến vắc xin không phát huy được hiệu quả bảo vệ tối ưu, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Phụ huynh cần theo dõi lịch tiêm chủng các loại vắc xin cho trẻ theo cập nhật của Bộ Y tế hàng năm, tránh bỏ sót các mũi vacxin cần thiết.

Tiêm chủng băo vệ trẻ trước bệnh truyền nhiễm
Tiêm chủng bảo vệ trẻ trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đồng thời ngăn chặn khả năng lây lan cho cộng đồng

Các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ em

Tùy vào từng độ tuổi, sẽ có các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ. Một số loại vắc xin đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong những năm đầu đời của trẻ như:

1. Vắc xin phòng bệnh lao

Việt Nam là quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao, xếp thứ 10 trong số 30 quốc gia có số ca nhiễm lao cao nhất và xếp thứ 11 có gánh nặng bệnh lao kháng thuốc cao nhất trên toàn cầu. Mỗi năm, nước ta ghi nhận hơn 172.000 ca bệnh và hơn 10.400 ca tử vong do lao. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 8.400 bệnh nhân lao, tăng 33% so với cùng kỳ 2021.

Ở trẻ em, gánh nặng lao màng não khiến cho nhiều trẻ chịu di chứng suốt đời như mù lòa, liệt, rối loạn thần kinh, não úng thủy, giảm thính lực có nguy cơ điếc,… Vắc xin phòng bệnh lao BCG (Việt Nam) được khuyến cáo tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt trong 30 ngày sau khi sinh, giúp ngăn chặn các thể lao nguy hiểm trong đó có lao màng não với hiệu quả bảo vệ lên đến 70%.

2. Vắc xin phòng bệnh viêm gan B

Nước ta nằm trong vùng dịch tễ cao của virus gây bệnh viêm gan B. Virus viêm gan B có gánh nặng lớn với sức khỏe trẻ em và cộng đồng, với khả năng dẫn đến xơ gan, ung thư gan, gây ra 80% số ca ung thư gan trên thế giới. Năm 2019, Bộ Y tế thống kê có đến 20% thai phụ tại Việt Nam nhiễm virus viêm gan B, 5-10% trẻ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ và 90% trong số đó bị viêm gan mạn tính.

Viêm gan B đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng lây truyền nhanh, không có triệu chứng cụ thể trong giai đoạn đầu, chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B không chỉ tránh được nguy cơ viêm gan, mà còn các biến chứng nguy hiểm của bệnh như xơ gan, ung thư gan. Vắc xin viêm gan B là một trong những loại vắc xin cần tiêm cho trẻ và người lớn.

Xem thêm: Lịch tiêm vắc xin cho trẻ 0 - 6 tháng tuổi, bố mẹ nên biết.

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B
Tiêm vắc xin phòng viêm gan B không chỉ tránh được nguy cơ viêm gan, mà còn các biến chứng nguy hiểm của bệnh

3. Vắc xin 6 trong 1 phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - HiB - viêm gan B

1.000 ngày đầu đời là giai đoạn phát triển thể chất và trí não của trẻ. Tuy nhiên, nếu không may mắc các bệnh truyền nhiễm trong quá trình này, quá trình trưởng thành của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Bại liệt - Viêm gan B - bệnh do vi khuẩn Hib là 6 nhóm bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ, có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng và tử vong. (2)

Tại nước ta, bệnh bạch hầu ở Tây Nguyên đã tái bùng phát trong giai đoạn 2019-2020, số ca mắc ho gà có dấu hiệu tăng trở lại tập trung nhiều ở trẻ dưới 6 tháng, trẻ chưa có miễn dịch (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi) có nguy cơ cao mắc bệnh do vi khuẩn Hib - nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thực trạng bệnh truyền nhiễm những năm gần đây một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin 6trong1 ngừa 6 bệnh nguy hiểm kể trên.

Hiện có 2 loại vắc xin 6trong1 lưu hành chủ yếu tại thị trường Việt Nam gồm: Infanrix Hexa (Bỉ), Hexaxim (Pháp), được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 2 tuổi phòng 6 bệnh.

Xem thêm: Lịch tiêm vắc xin cho trẻ 0 - 24 tháng tuổi, bố mẹ nên biết!

4. Vaccine ngừa Rotavirus

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân tử vong là do tiêu chảy mất nước, điện giải và suy dinh dưỡng. Có đến 55% trường hợp tiêu chảy nhập viện là do Rotavirus. Tại Việt Nam, tiêu chảy do Rotavirus có tỷ lệ nhập viện cao gấp 3 lần so với tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Do khác biệt khí hậu giữa 2 miền Nam-Bắc, bệnh thường tăng cao vào tháng 9 đến tháng 11 ở miền Bắc, trong khi lại không phụ thuộc theo mùa ở miền Nam.

Uống vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus là phương pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả. Các gia đình nên cho trẻ uống vắc xin càng sớm càng tốt, bắt đầu từ 6 tuần tuổi và hoàn thành trước 6 tháng tuổi đối với vắc xin Rotavin và Rotarix, với vắc xin Rotateq cần hoàn thành trước 8 tháng tuổi.

Uống vắc xin phòng tiêu chả do rotavirus
Uống vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus là phương pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả

5. Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Virus viêm não Nhật Bản là nguyên nhân gây viêm não hàng đầu Châu Á, bao gồm Việt Nam. Viêm não Nhật Bản có thể diễn ra quanh năm, từ tháng 5-8, có thể gặp ở trẻ em và người lớn nhưng thường gặp nhất vẫn là nhóm trẻ em từ 2-8 tuổi. Tỷ lệ di chứng và tử vong của viêm não Nhật bản lên đến 35%. Di chứng của bệnh khiến trẻ mất khả năng lao động, giảm khả năng giao tiếp, trở thành gánh nặng cho gia đình.

Trong số những loại vacxin cần tiêm cho trẻ em, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, phòng ngừa đến 90% nguy cơ mắc bệnh. Hiện Việt Nam đang lưu hành chủ yếu 3 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản gồm: Vắc xin Imojev (Thái Lan), vắc xin Jeev (Ấn Độ), vắc xin Jevax (Việt Nam). Trong đó vắc xin Imojev được khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ từ 9 tháng trở lên và người lớn, vắc xin Jeev cho trẻ tròn 12 tháng tuổi đến người lớn ≤ 49 tuổi và Jevax cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.

6. Vắc xin cúm

Cúm là bệnh đường hô hấp thường gặp, đa phần ở thể nhẹ và có thể tự khỏi nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi rất dễ mắc cúm và gặp các biến chứng nghiêm trọng. Nguy cơ nhập viện và tử vong đặc biệt cao ở trẻ dưới 6 tháng. Tương tự Covid-19, virus cúm thường tấn công phổi đầu tiên, gây xơ phổi hoặc làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp dưới, tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn khác tấn công gây tình trạng nhiễm trùng nặng.

Trẻ ở độ tuổi học đường, gia tăng tiếp xúc sẽ dễ mắc cúm qua đường giọt bắn, dịch tiết khi nói chuyện với người bệnh. Ở trẻ mắc bệnh tim, đang uống thuốc điều trị khi mắc cúm có thể gây ra hội chứng Reye làm tổn thương gan, não.

Vắc xin phòng cúm được khuyến cáo cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Không chỉ trẻ em, mà những người sống chung nhà như ba mẹ, ông bà, anh chị cũng cần tiêm vắc xin phòng cúm để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cúm cho trẻ. Tiêm phòng cúm cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và mang thai giúp bảo vệ mẹ và bé.

7. Vắc xin phế cầu

Phế cầu là tác nhân gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ em và người lớn, gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa,… Tại Hoa Kỳ mỗi năm, phế cầu khuẩn là nguyên nhân khiến 150.000 người nhập viện, 1 trong 20 người mắc bệnh tử vong (chiếm từ 5-7% trên tổng số). Tỷ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao bao gồm:

Vắc xin phòng phế cầu khuẩn lưu hành tại Việt nam gồm 2 loại:

Vắc xin phế cầu không chỉ nằm trong danh sách các loại vaccine cần tiêm cho trẻ, mà còn cả người cao tuổi, người có bệnh nền, người có miễn dịch yếu,… để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh.

8. Vacxin phòng thủy đậu

Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và thường diễn biến nặng ở người lớn, đa số lành tính và có thể hồi phục sau 14 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở các đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền.

Ở trẻ em, thủy đậu có thể gây viêm phổi, viêm thận, viêm thanh quản, viêm tai,… hay thậm chí có khả năng dẫn đến tử vong. Viêm não do biến chứng thủy đậu có tỷ lệ tử vong từ 9-20%. Nếu may mắn sống sót, trẻ phải đối mặt với các di chứng bại não, nằm liệt giường đến suốt cuộc đời.

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả, trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm vắc xin. Vắc xin thủy đậu được khuyến cáo cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, với lịch tiêm gồm 2 mũi. Người lớn, đặc biệt là thai phụ nên chủ động tiêm vắc xin thủy đậu để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi.

9. Vắc xin phòng bệnh sởi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc sởi tại Châu Âu trong năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng 30 lần so với 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc sởi tăng 255% từ 2022 đến 2023. Tại Việt Nam, tính riêng 3 tháng đầu năm 2024 đã có gần 50 ca sởi và sốt phát ban nghi sởi tại nhiều khu vực trên cả nước, chưa ghi nhận các ổ dịch tập trung.

Theo WHO, đại dịch Covid-19 làm gián đoạn cung ứng các loại vaccine cần tiêm cho trẻ, từ đó tác động đến tỷ lệ tiêm vaccine ở trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ không được tiêm phòng sởi đúng lịch, trễ mũi, gia tăng nguy cơ mắc bệnh góp phần khiến dịch sởi có nguy cơ bùng phát trở lại.

Để giảm những rủi ro cho sức khỏe do sởi, Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhấn mạnh, tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất bảo vệ trẻ em và người lớn. Để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng, tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi phải trên 95% với 2 liều vắc xin.

10. Vắc xin phòng quai bị

Bệnh quai bị ở nước ta tản phát quanh năm và thường gặp ở các tháng mùa thu đông. Quai bị thường gặp ở nhóm trẻ mẫu giáo, trẻ tiểu học. Ở nhóm trẻ lớn, thanh niên, người cao tuổi cũng có khả năng mắc bệnh quai bị nhưng thấp hơn. Tuy nhiên một khi mắc bệnh sẽ gặp biến chứng nặng hơn ở nhóm đối tượng trẻ em.

Quai bị có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn/ viêm buồng trứng có nguy cơ dẫn đến vô sinh, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai. Sau viêm tinh hoàn, quai bị có thể dẫn đến nhồi máu phổi, viêm tụy, tổn thương thần kinh, viêm cơ tim, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu,…

Vắc xin có khả năng kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản sinh kháng thể phòng bệnh quai bị. Vắc xin kết hợp sởi-quai bị-rubella được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.

11. Vắc xin Rubella

Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 trẻ tử vong do hội chứng rubella bẩm sinh. rubella thường gây biến chứng trầm trọng ở người lớn, đặc biệt ở phụ nữ mang thai hơn là ở trẻ em. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu mắc rubella có thể truyền bệnh cho thai nhi, khiến thai nhi tử vong hoặc mắc hội chứng rubella bẩm sinh khiến trẻ điếc, đục thủy tinh thể, chậm phát triển trí tuệ,…

Tại một số quốc gia, rubella gần như được loại trừ nhờ vắc xin kết hợp sởi-quai bị-rubella. Cần đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng rubella ở trẻ đạt trên 80% để ngăn nguy cơ lây truyền bệnh cho các lứa tuổi lớn hơn.

12. Vaccine HPV

Hiện các nhà khoa học đã phân lập được hơn 200 chủng HPV, trong đó có 40 chủng lây truyền qua đường sinh dục, 15 chủng nguy cơ cao có khả năng gây ung thư. HPV gây mụn cóc sinh dục, sùi mào gà và các bệnh ung thư nguy hiểm ở cả nam và nữ như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, hậu môn.

Nghiên cứu ở Bắc Mỹ ở nhóm bé gái 15-16 tuổi có đến 45,5% trẻ có HPV trong âm đạo; 20% phụ nữ phát hiện mầm bệnh chỉ sau 4 tháng bắt đầu quan hệ tình dục, 45% trường hợp nhiễm virus sau 26 tháng.

Vắc xin ngừa HPV được khuyến cáo cho trẻ em gái, trẻ em trai, nam và nữ giới từ 9-16 tuổi, với hiệu quả phòng bệnh cao lên đến 94%. Trong đó, Gardasil 9 tiêm cho nữ giới, nam giới và cộng đồng LGBT từ 9-26 tuổi; phòng được 9 chủng HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58), hiệu quả bảo vệ 94%. Trẻ từ 9-14 tuổi có thể tiêm Gardasil 9 với phác đồ 2 mũi cách nhau 6 tháng. Còn Gardasil phòng 4 chủng HPV (6, 11, 16, 18) tiêm cho nữ giới từ 9-26 tuổi, với phác đồ 3 mũi trong 6 tháng.

Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho bé đầy đủ theo từng tháng tuổi mới nhất 2024.

Bảng lịch tiêm cho trẻ em từ 0 - 15 tuổi

Phòng bệnh Tháng tuổi Năm tuổi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 15 18 2 4 5 6 7 8 9 10 12 14 15 Lao 1 Nếu không được tiêm trong 1 tháng đầu tiên Viêm gan B ** 24h 2 3 3-4 mũi (nếu chưa tiêm chủng) 24h 2 3 4 Bạch hầu - Ho Gà - Uốn ván 1 2 3 4 5 1 mũi (Nhắc mỗi 10 năm) hoặc 3 mũi (Nếu chưa từng tiêm trước đây) 2* 3* Bại liệt 1 2 3 4 5 2* 3* Viêm họng, viêm phổi, viêm màng não do Hib 1 2 3 4 1 mũi

(Nếu chưa tiêm chủng)

2* 3* Tiêu chảy do virus Rota (Uống) 1 2 3* Viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu 1 2 3 4 2* 3* (Nếu tiêm chủng muộn) 1 2 3 2 mũi (Nếu chưa tiêm chủng) 1 hoặc 2 mũi (Nếu chưa tiêm và tùy loại vắc xin) 1 mũi (Nếu chưa tiêm chủng) Viêm màng não mô cầu BC 1 2 2 mũi (nếu chưa tiêm chủng) Viêm màng não mô cầu A, C, Y và W135 2 mũi 1 mũi Viêm màng não mô cầu B 1 2 Tiêm nhắc lại (cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng) 1 2 Tiêm nhắc lại (Cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng) 1 2 Tiêm nhắc lai cách mũi 2 tối thiểu 12 tháng 1+2 Cúm 1 2 Tiêm nhắc 1 mũi mỗi năm Viêm não Nhật Bản (Vắc xin bất hoạt tế bào Vero) 1+2 Tiêm nhắc 2-3 mũi tùy độ tuổi Viêm não Nhật Bản (Vắc xin bất hoạt não chuột) 1+2 3 Tiêm đủ 3 mũi (Nếu chưa tiêm chủng), tiêm nhắc lại mỗi 3 năm. Viêm não Nhật Bản (Vắc xin sống) 1 Tiêm nhắc 1 mũi cách mũi 1 tối thiểu 12 tháng Sởi - Quai bị - Rubella 1 2 2 mũi cách nhau 1 tháng (Nếu chưa tiêm chủng). Phụ nữ nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng Thủy đậu (Trái rạ) 1 2 2 mũi cách nhau 1-3 tháng tùy độ tuổi (Nếu chưa tiêm chủng). Phụ nữ tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Viêm gan A 1 2 Tiêm 2 mũi nếu chưa tiêm chủng Viêm gan A+B 1 2 Tiêm 2 mũi nếu chưa tiêm chủng Uốn ván Tiêm 3 mũi, nhắc lại mỗi 5-10 năm Vắc xin ngừa các bệnh do HPV Virus Gardasil 3 mũi Gardasil 9 2-3 mũi 3 mũi Thương hàn 1 mũi, tiêm nhắc mỗi 3 năm Tả Uống 2 liều cách nhau 2 tuần Dại Lịch tiêm dự phòng trước phơi nhiễm 3 mũi cơ bản và các mũi nhắc cho người có nguy cơ cao. Tiêm bắt buộc khi bị phơi nhiễm (5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng, 2 mũi nếu đã tiêm dự phòng.)

Một số lưu ý khi tiêm chủng cho bé

Để đảm bảo an toàn khi tiêm các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề trước và sau buổi tiêm.

Một số lưu ý trước khi tiêm chủng các loại vắc xin cần thiết cho trẻ:

Một số lưu ý sau khi tiêm chủng các loại vắc xin cần thiết cho trẻ:

Phác đồ của các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ cần được ba mẹ theo dõi sát sao để đảm bảo trẻ được tiêm đúng lịch tiêm, đủ mũi, nâng cao hiệu quả phòng bệnh. Nếu ba mẹ chưa nắm rõ phác đồ cũng như các loại vắc xin cần thiết cho độ tuổi của bé hãy đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng VNVC để được bác sĩ tư vấn cụ thể hoặc liên hệ hotline 028 7102 6595, fanpage trungtamtiemchungvnvc.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/cac-loai-vacxin-a60974.html