Ung thư tuyến giáp có cần kiêng gì không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Thị Hoàng Anh - Bác sĩ nội tiết - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Việc lựa chọn dinh dưỡng thông minh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh. Bạn đang thắc mắc ung thư tuyến giáp thể nhú nên kiêng ăn và ăn gì? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Ung thư tuyến giáp thể nhú

Trước khi biết được ung thư tuyến giáp thể nhú nên kiêng ăn gì, bạn cần hiểu rõ hơn về ung thư tuyến giáp thể nhú.

Đây là loại thường gặp nhất trong các dạng của ung thư tuyến giáp (chiếm từ 70 - 80% trên tổng các ca mắc bệnh).

Ung thư tuyến giáp thể nhú bắt đầu trong tế bào nang, thường chỉ tìm thấy ở 1 bên thùy tuyến giáp. Chúng phát triển chậm, thường di căn hạch cổ, phổi và xương.

Tỷ lệ sống trên 5 năm của người mắc ung thư giáp thể nhú khá cao. Phát hiện ở giai đoạn 1 là 100%, giai đoạn 2 cũng gần 100%, giai đoạn 3 có tỷ lệ là 93%, giai đoạn 4 là 51%. Do vậy có thể thấy ung thư tuyến giáp là căn bệnh có khả năng khỏi khá cao so với ung thư khác.

Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại thường gặp nhất của các dạng ung thư tuyến giáp

2. Ung thư tuyến giáp thể nhú nên kiêng gì?

Nhiều người bị căn bệnh này đều thắc mắc không biết rằng bị ung thư tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp có cần kiêng không và nên kiêng gì?

Với bệnh nhân đã cắt bỏ tuyến giáp và xạ trị dứt điểm ung thư:

Trường hợp bệnh nhân đã cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp và xạ trị dứt điểm ung thư tuyến giáp được phép ăn uống bình thường, không cần phải kiêng bất kỳ loại thức ăn nào.

Việc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp (và đã xạ trị khỏi bệnh) gây ra suy chức năng tuyến giáp vĩnh viễn, hoặc có thể suy tuyến cận giáp. Chính vì vậy, bệnh nhân phải uống thuốc hỗ trợ giáp trạng trong suốt quãng đời còn lại theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Với bệnh nhân đang trong thời gian điều trị ung thư:

Với những người đang trong thời gian điều trị ung thư, chưa cắt bỏ tuyến giáp, cần chú ý khi ăn những loại thực phẩm sau:

Các sản phẩm từ đậu nành: Các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu, sữa đậu nành có chứa chất gây cản trở quá trình tái tạo hormon của tuyến giáp, đậu nành cũng làm giảm khả năng hấp thu iốt. Tuy nhiên nếu đậu nành đã được lên men như tương miso lại rất tốt. Nếu bệnh nhân thực sự thích ăn thì vẫn có thể ăn , miễn là cách thời điểm uống thuốc hormon tuyến giáp ít nhất 4 giờ.

Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Nghe có vẻ vô lý bởi chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng chúng lại có thể một phần cản trở sự hấp thu thuốc vào cơ thể. Tuy nhiên, không nên ngừng ăn hoàn toàn các thực phẩm nhiều chất xơ vì chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Tránh ăn đường: Đây được coi là “thức ăn” của các tế bào ung thư, đường sẽ giúp ung thư phát triển mạnh mẽ. Do vậy, bạn cần tránh các loại thực phẩm có chứa đường hóa học như nước ngọt có ga, bánh phô mai, kẹo ngọt...

Tránh ăn nội tạng động vật (tim, thận, gan) bởi trong nội tạng chứa nhiều axit lipoic (1 loại axit béo). Nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất béo có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của nhiều loại thuốc mà bạn đang sử dụng để điều trị.

Tránh ăn loại rau họ cải (cải bắp, cải củ, bông cải xanh, cải bẹ...) bởi trong các loại rau cải có chứa isothiocyanates - chất làm hạn chế hấp thu iốt. Nếu ăn bạn cần trần qua hoặc nấu chín để phân hủy chất này trong rau cải, tuyệt đối không ăn sống.

Trong giai đoạn 2 tuần trước khi điều trị Iode phóng xạ, bệnh nhân sẽ cần tuân thủ chế độ ăn kiêng iode để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Cụ thể, kiêng các loại muối chứa iode, hải sản, rong biển, các thực phẩm chế biến sẵn có muối như xúc xích, thịt hun khói, dưa cà muối. Bạn cũng không nên sử dụng các mỹ phẩm bôi ngoài da chứa thành phần iode...

Tránh ăn loại rau họ cải

3. Ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

Với bệnh nhân đang bị ung thư tuyến giáp nên bổ sung đẩy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng bao gồm:

Bổ sung iode: Ung thư tuyến giáp chủ yếu do thiếu iode gây nên. Bởi tuyến giáp ở người rất cần chất này để sản sinh ra các hormon cần thiết, iode sẽ giúp cân bằng tuyến giáp và giảm sự hình thành của ung thư. Vì vậy, hãy ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng iode cao như các loại thủy hải sản, tảo, rong biển,...

Rau lá xanh: Các loại rau lá xanh, đặc biệt là rau diếp cá, rau bina là loại thực phẩm rất giàu magie và khoáng chất. Có vai trò quan trọng trong các hoạt động trao đổi của tuyến giáp.

Ăn các loại hạt: Trong các loại hạt, đặc biệt là hạt điều, hạnh nhân, hạt bí có nguồn magie tuyệt vời, rất tốt cho tuyến giáp. Khi ăn các loại hạt sẽ bổ sung cho cơ thể protein thực vật, kẽm, vitamin E, vitamin B. Những chất này sẽ giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.

Hải sản: Hải sản luôn là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu iode, kẽm, omega - 3, vitamin B những chất này đều rất tốt cho tuyến giáp. Đặc biệt là các loại cá được đánh bắt ngoài tự nhiên như cá hồi, cá bơn hay cá tuyết.

Hoa quả: Ung thư tuyến giáp nên ăn các loại quả mọng nước như cam, táo, cà chua, dưa hấu, nho, dâu tây... Đường chính là nguồn dinh dưỡng béo bở cho các tế bào ung thư. Thay vì ăn các loại thực phẩm được chế biến có chứa nhiều đường hóa học thì bạn hãy tìm nguồn đường tự nhiên, đó là từ hoa quả. Nguồn đường từ hoa quả khá ít nhưng lại vừa đủ cho cơ thể người mà không làm ung thư tuyến giáp phát triển nhanh.

Ung thư tuyến giáp nên ăn các loại quả mọng nước như cam, táo, cà chua, dưa hấu, nho, dâu tây...

Những người bị ung thư tuyến giáp cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc nắm rõ các loại thực phẩm nên và không nên ăn sẽ giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn. Quan trọng hơn là bạn cần tìm cho mình bác sĩ và bệnh viện uy tín để thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe và có phương án chữa kịp thời nếu cần.

Hiện nay tại Vinmec, ung thư tuyến giáp được điều trị hiệu quả một cách nhẹ nhàng và dễ chịu với phương pháp Đốt sóng cao tần. Liệu pháp này sẽ tiêu diệt các tế bào và mạch máu trong khối u tuyến giáp. Đây là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp mới hiện nay, không cần phẫu thuật mà tuyến giáp vẫn được bảo toàn.

Rất nhiều bệnh nhân đã điều trị bằng phương pháp này tại Vinmec với kết quả khả quan: Khối u giảm ít 50% sau 1 tháng điều trị tích cực. Sau 1 năm khối u giảm từ 80 - 95%, như vậy có thể coi là đã loại bỏ được căn bệnh ung thư khó ưa này.

Bên cạnh đó, tại Vinmec cung cấ Gói tầm soát, sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp, giúp phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp, trong đó có ung thư tuyến giáp để có biện pháp điều trị kịp thời.

Khi đăng ký Gói tầm soát, sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp, khách hàng sẽ được Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết; Siêu âm tuyến giáp; Xét nghiệm tầm soát các bệnh lý về tuyến giáp: FT3, FT4, TSH, Anti - TPO, Anti TG; Trả Khi có kết quả, Khách hàng được tư vấn với bác sĩ về hướng xử trí tiếp theo nếu cần thiết.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/ung-thu-tuyen-giap-kieng-an-gi-a60367.html