Mụn bọc trên da gây sưng tấy và đau nhức (Nguồn: Internet)
Mụn bọc là mụn sưng đỏ, có thể chứa mủ và gây đau nhức cho vùng da bị mụn. Mụn bọc có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt như mụn bọc ở trán, mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi,... Để phân biệt mụn bọc với các loại mụn thông thường, bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:
- - Mụn bọc có kích thước lớn, sưng đỏ, cứng và gây đau nhức.
- - Vùng da bị mụn ấm nóng hơn vùng da xung quanh.
- - Nhân mụn có dịch mủ vàng hoặc trắng, nhân mụn nổi rõ hoặc nằm sâu trong da.
- - Mụn viêm bị vỡ có thể để lại sẹo mụn, khó phục hồi.
Mụn bọc xuất hiện là kết quả của quá trình viêm nhiễm bề mặt da và sự xâm nhập của vi khuẩn gây mụn. Sau đây là những nguyên nhân gây mụn bọc thường gặp nhất:
- - Di truyền: Mụn bọc có thể di truyền, song khoa học vẫn chưa xác định được gen liên quan. Thông thường, bố mẹ nếu bị mụn bọc thì con cái cũng có nguy cơ cao bị mụn.
- - Chức năng bài tiết gặp vấn đề: Gan và thận là những cơ quan có nhiệm vụ thanh lọc và thải độc cho cơ thể. Khi một trong hai cơ quan này gặp vấn đề thì độc tố sẽ tích tụ lại bên trong và biểu hiện ra bên ngoài da, dễ thấy nhất là mụn bọc xuất hiện.
- - Không vệ sinh da sạch sẽ: Dầu nhờn, bụi bẩn, lớp trang điểm,... sẽ tác động lên da mỗi ngày. Nếu da không được vệ sinh sạch sẽ thì những chất bẩn này sẽ tích tụ lại gây tắc nghẽn, viêm lỗ chân lông và hình thành mụn.
- - Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện để mụn bọc hình thành. Do đó khi bị mụn nên kiêng ăn những thực phẩm trên. Ngoài ra, một số thói quen xấu gây mụn như ngủ muộn, cường độ làm việc cao, không chú ý nghỉ ngơi,... sẽ khiến tinh thần trở nên căng thẳng và xuất hiện mụn.
>>> Xem thêm:
- Mụn bọc chai cứng
- Tại sao lỗ chân lông to?