Tiêu Hóa Là Gì? Các Hình Thức Tiêu Hóa Ở Động Vật Và Bài Tập Trắc Nghiệm

1. Tiêu hóa là gì?

tiêu hóa thức ăn - tiêu hóa là gì?

1.1. Khái niệm

Tiêu hóa là gì? Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành dạng các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Động vật là sinh vật dị dưỡng nên bắt buộc phải lấy các chất dinh dưỡng từ môi trường ngoài (trong thức ăn) để tồn tại và phát triển.

Các chất dinh dưỡng hữu cơ có trong thức ăn như protein, lipit và cacbohidrat có cấu trúc phức tạp → cần phải được biến đổi thành dạng các chất dinh dưỡng đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thụ được thông qua hệ tiêu hóa.

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ đi vào các quá trình chuyển hóa bên trong tế bào (chuyển hóa nội bào).

Các sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa không cần thiết đối với tế bào sẽ được thải ra ngoài thông qua hệ hô hấp và bài tiết.

1.2. Các hình thức tiêu hóa

Tiêu hóa ở động vật được chia làm:

2. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào như trùng roi, trùng đế giày, trùng amip.…

Hoạt động tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra ngay bên trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào.

Quá trình tiêu hóa nội bào trải qua các giai đoạn:

tiêu hóa nội bào - sinh 11 bài 15 lý thuyết

3. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hóa

Đối tượng: Các loài ruột khoang và giun dẹp (thủy tức, sán,...).

Túi tiêu hóa có dạng túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Cấu tạo của túi có một lỗ thông duy nhất với bên ngoài vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn.

Thức ăn trong túi tiêu hóa vừa được tiêu hóa nội bào đồng thời vừa được tiêu hóa ngoại bào. Thành túi tiêu hóa gồm nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết ra các enzim tham gia tiêu hóa hóa học thức ăn trong lòng túi.

Diễn biến sự tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa:

tiêu hóa bằng túi tiêu hóa ở thủy tức - tiêu hoá ở động vật

Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT sớm và phù hợp nhất với bản thân

4. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hóa

Ở động vật đa bào, bắt đầu từ giun đốt, thức ăn đã được tiêu hóa hoàn toàn bằng hình thức tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa và các enzim trong dịch tiêu hóa.

Ống tiêu hóa cấu tạo từ nhiều cơ quan khác nhau với các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột và cuối cùng là hậu môn.

Thức ăn được di chuyển theo 1 chiều trong ống tiêu hóa.

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ống tiêu hóa bao gồm tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa được tạo thành phân và thải ra ngoài.

4.1. Ống tiêu hóa đơn giản

Ở các loài động vật không xương sống như giun đốt, côn trùng,...

ống tiêu hóa đơn giản - tiêu hóa ở động vật

4.2. Ống tiêu hóa bắt đầu chuyên hóa

Ở các loài động vật có xương sống, động vật bậc cao (chim, thú, người,...)

ống tiêu hóa ở chim - tiêu hóa ở động vật

5. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

STT

Tên bộ phận

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật

1

Răng

- Răng cửa gặm để lấy thịt ra khỏi xương động vật.

- Răng nanh cắm và giữ mồi.

- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn có chức năng cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

- Răng hàm ít được sử dụng, có kích thước nhỏ.

- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ các răng này tì lên tấm sừng bên trên để giữ chặt cỏ.

- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.

2

Dạ dày

- Dạ dày đơn, to.

- Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như dạ dày người.

- Dạ dày ở thỏ và ngựa là dạ dày đơn.

- Dạ dày trâu, bò gồm 4 túi. Thức ăn được đi theo chiều: miệng → dạ cỏ (lưu trữ và làm mềm thức ăn khô và chứa nhiều vi sinh vật lên men và tiêu hóa xenlulozo) → dạ tổ ong → miệng → dạ lá sách (hấp thu bớt nước) → dạ múi khế (tiết HCl và enzim pepsin thủy phân protein trong vi sinh vật và dạ cỏ).

3

Ruột non

- Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn nhiều khi so sánh với thú ăn thực vật.

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa và hấp thụ giống như ở người.

- Dài vài chục mét, dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt.

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa và hấp thụ giống như ở người.

4

Manh tràng

- Không phát triển và không đảm nhiệm chức năng tiêu hóa.

- Rất phát triển, có nhiều vi sinh vật cộng sinh liên tục tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng trong tế bào thực vật. thành manh tràng hấp thụ các chất dinh dưỡng đơn giản.

6. Một số bài tập trắc nghiệm về tiêu hóa ở động vật

Câu 1: Tiêu hóa là quá trình:

  1. Biến đổi thức ăn thành dạng các hợp chất hữu cơ.

  2. Tạo thành các hợp chất dinh dưỡng và năng lượng.

  3. Tạo ra năng lượng và biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng.

  4. Biến đổi các chất dinh dưỡng phức tạo có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

→ Đáp án đúng là D.

Giải thích: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành dạng các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Câu 2: Tiêu hóa nội bào là:

  1. Sự tiêu hóa diễn ra bên trong tế bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa.

  2. Sự tiêu hóa diễn ra bên ngoài tế bào.

  3. Sự tiêu hóa diễn ra cả bên trong và bên ngoài tế bào.

  4. Sự tiêu hóa thức ăn bên trong túi tiêu hóa.

→ Đáp án đúng là A.

Giải thích: Tiêu hóa nội bào: tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào nhờ không bào tiêu hóa.

Câu 3: Quá trình tiêu hoá ở loài động vật có ống tiêu hoá được mô tả như thế nào?

  1. Thức ăn đi vào ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

  2. Thức ăn đi vào ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

  3. Thức ăn đi vào ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

  4. Thức ăn đi vào ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

→ Đáp án đúng là B.

Giải thích: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ống tiêu hóa bao gồm tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Câu 4: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo thứ tự nào?

  1. Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.

  2. Tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào → tiêu hoá nội bào.

  3. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào.

  4. Tiêu hoá nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào.

→ Đáp án đúng là A.

Giải thích: Tiêu hoá nội bào (tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa) → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào (tiêu hóa bằng túi tiêu hóa) → tiêu hoá ngoại bào (tiêu hóa bằng ống tiêu hóa).

Câu 5: Thứ tự các cơ quan trong ống tiêu hóa của người là:

  1. Miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.

  2. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.

  3. Miệng → ruột non → thực quản→ dạ dày → ruột già → hậu môn.

  4. Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.

→ Đáp án đúng là B.

Giải thích: Ống tiêu hóa cấu tạo từ nhiều cơ quan khác nhau với các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già) và cuối cùng là hậu môn.

Câu 6: Quá trình tiêu hoá ở loài động vật có túi tiêu hoá chủ yếu được mô tả như thế nào?

  1. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

  2. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi biến đổi chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

  3. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân được tiết ra bởi các tế bào tuyến trong khoang túi) và tiêu hóa nội bào.

  4. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ các enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp bên khoang túi.

→ Đáp án đúng là C.

Giải thích: Diễn biến sự tiêu hóa thức ăn bằng túi tiêu hóa:

Câu 7: Quá trình tiêu hoá ở loài động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu được mô tả như thế nào?

  1. Các enzim trong lizôxôm đi vào không bào được tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ được.

  2. Các enzim trong riboxom đi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được

  3. Các enzim trong peroxixom đi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

  4. Các enzim từ bộ máy gôngi đi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

→ Đáp án đúng là C.

Giải thích: Quá trình tiêu hóa nội bào trải qua các giai đoạn:

Câu 8: Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào dưới đây là đúng?

  1. Thức ăn trong túi tiêu hóa chỉ được tiêu hóa về mặt cơ học.

  2. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được tiêu hóa về mặt hóa học.

  3. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim trong lizôxôm.

  4. Thức ăn trong túi tiêu hóa vừa được tiêu hóa ngoại bào và vừa được tiêu hóa nội bào.

→ Đáp án đúng là D.

Giải thích: Túi tiêu hóa có dạng túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Cấu tạo của túi có một lỗ thông duy nhất với bên ngoài vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn. Thức ăn trong túi tiêu hóa vừa được tiêu hóa nội bào và vừa được tiêu hóa ngoại bào.

Câu 9: Ống tiêu hóa ở một số động vật giun đất, châu chấu và chim có cơ quan khác với ống tiêu hóa ở người là:

  1. Diều, thực quản ở giun đất và côn trùng.

  2. Diều, dạ dày cơ (mề) ở chim.

  3. Diều, thực quản của giun đất và chim.

  4. Diều ở giun đất và châu chấu; diều, dạ dày cơ (mề) ở chim.

→ Đáp án đúng là D.

Giải thích: ống tiêu hóa ở giun đất, châu chấu và chim đều có diều - ở người không có. Ngoài ra ở chim còn có thêm dạ dày cơ (mề) mà không có ở người.

Câu 10: Ý nào dưới đây không chính chính xác về ưu điểm của túi tiêu hoá so với ống tiêu hoá?

  1. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.

  2. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.

  3. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về mặt chức năng.

  4. Kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và tiêu hóa cơ học.

→ Đáp án đúng là B.

Giải thích: dịch tiêu hóa loãng làm hạn chế khả năng tiêu hóa. Dịch tiêu hóa bị hòa loãng có ở động vật tiêu hóa bằng túi tiêu hóa, ở động vật tiêu hóa bằng ống tiêu hóa, dịch không bị hòa loãng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết liên quan đến tiêu hóa ở động vật. Đây là một phần rất quan trọng trong chương trình Sinh học lớp 11 yêu cầu các em phải nắm thật chắc. Chúc các em ôn tập tốt. Ngoài ra, em có thể truy cập ngay vào Vuihoc.vn để xem thêm các bài giảng hoặc liên hệ tới trung tâm hỗ trợ để nhận thêm bài giảng và chuẩn bị được kiến thức tốt nhất cho quá trình ôn thi Sinh THPT quốc gia sắp tới nhé!

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/tieu-hoa-o-dong-vat-a57371.html