Dầu ô liu: Công dụng, tác dụng phụ, tương tác, tiều lượng và cảnh báo

Dầu ô liu là thành phần chính của chế độ ăn Địa Trung Hải, nó rất giàu chất chống oxy hóa. Chất béo chính trong dầu ô liu là acid béo không bão hòa đơn (MUFA). Các chất chống oxy hóa trong dầu ô liu có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào - là yếu tố có thể dẫn đến một loạt các tình trạng sức khỏe và bệnh tật

1. Dầu ô liu là gì

Ô liu là một loại cây trồng truyền thống của khu vực Địa Trung Hải. Người ta làm dầu ô liu bằng cách ép toàn bộ trái ô liu. Dầu ô liu được sử dụng phổ biến nhất cho những người mắc bệnh tim, cholesterol caohuyết áp cao.

Dầu ô liu được sử dụng trong nấu ăn, mỹ phẩm, thuốc, xà phòng và làm nhiên liệu cho đèn truyền thống. Dầu ô liu ban đầu đến từ Địa Trung Hải, cho đến nay nó phổ biến trên toàn thế giới.

Trong thực phẩm, dầu ô liu được sử dụng làm dầu ăn và dầu trộn salad. Dầu ăn ô liu được phân loại theo hàm lượng acid oleic tự do. Dầu ô liu Extra virgin chứa tối đa 1% acid oleic tự do, dầu ô liu nguyên chất chứa 2% và dầu ô liu thông thường chứa 3,3%. Dầu ô liu chưa tinh chế sẽ có tỷ lệ acid oleic tự do cao hơn 3,3%, được coi là "không phù hợp cho con người".

2. Sự hoạt động của dầu ô liu

Các acid béo trong dầu ô liu dường như làm giảm mức cholesterol và có tác dụng chống viêm. Hơn nữa, lá ô liu và dầu ô liu còn có thể làm giảm huyết áp. Dầu ô liu cũng có thể tiêu diệt vi trùng, chẳng hạn như vi khuẩn và nấm.

Dầu ô liu có nhiều tác dụng với sức khỏe của con người

3. Công dụng và hiệu quả của dầu ô liu

Dầu ô liu dùng để làm gì và nó có thực sự hiệu quả như những gì mong đợi không?

3.1. Dầu ô liu có thể hiệu quả

Trong một số trường hợp, những người bị huyết áp cao nhẹ đến trung bình mà sử dụng dầu ô liu, có thể giảm liều thuốc huyết áp hoặc thậm chí ngừng dùng thuốc hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý điều chỉnh thuốc của mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Người có bệnh lý huyết áp cao có thể sử dụng dầu ô liu trong khẩu phần ăn hàng ngày

3.2. Dầu ô liu có thể không hiệu quả

3.3. Tác dụng của dầu ô liu chưa có bằng chứng đầy đủ

Uống chiết xuất lá ô liu giúp làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

4. Một số tác dụng phụ của dầu ô liu và cảnh báo

4.1. Khi uống bằng đường uống

Dầu ô liu là an toàn toàn khi dùng một lượng thích hợp bằng đường uống (khoảng 28 gam một ngày). Trong trường hợp, lượng dầu lên đến 1 lít mỗi tuần thì dầu ô liu được sử dụng an toàn như một thành phần của chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải. Hơn nữa, chiết xuất lá ô liu cũng an toàn khi sử dụng bằng đường uống với lượng thích hợp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có đủ thông tin tin cậy về sự an toàn của lá ô liu.

4.2. Khi thoa lên da

Dầu oliu là khá an toàn khi thoa lên da. Phản ứng dị ứng chậm và có tác dụng với viêm da.

4.3. Khi hít phải

Cây ô liu sản xuất phấn hoa có thể gây dị ứng đường hô hấp theo mùa ở một số người.

Phấn hoa cây ô liu có thể gây dị ứng đường hô hấp với một số người bệnh

5. Một số cảnh báo

6. Tương tác

Ô liu và dầu ô liu có thể làm giảm lượng đường trong máu. Còn thuốc trị tiểu đường cũng được sử dụng để hạ đường huyết. Khi uống đồng thời cả dầu ô liu và thuốc trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu của cơ thể hạ xuống quá thấp.

Ô liu dường như có tác dụng làm giảm huyết áp. Uống ô liu cùng với thuốc điều trị huyết áp cao có thể khiến huyết áp của bạn xuống quá thấp.

7. Liều dùng

Liều dùng sau đây đã được nghiên cứu trong các nghiên cứu khoa học:

Dầu ô liu cần được sử dụng đúng mục đích cũng như đúng liều lượng giúp đem lại tác dụng tối đa cho người dùng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/dau-o-liu-co-tac-dung-gi-a57017.html