11 cách nấu cháo cá lóc cho bé, đơn giản mà lại bổ dưỡng
Hầu như trẻ nào khi lớn lên cũng rất ngại ăn cá, bởi nỗi sợ hóc xương. Để bé làm quen với thực phẩm bổ dưỡng này ngay từ khi còn nhỏ, Fitobimbi xin giới thiệu 11 công thức nấu cháo cá lóc cho bé. Cùng theo dõi nhé!
9 cách nấu cháo cá chép cho bé “ăn là ghiền”
Bỏ túi 9 cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm tăng cân
Thành phần dinh dưỡng của cá lóc
Cá lóc hay còn có nhiều tên gọi khác như cá chuối, cá quả, cá tràu. Đây là loại cá da trơn, thịt chắc, thơm và đặc biệt ít xương nên được các mẹ bỉm sữa rất tin tưởng để nấu đồ ăn dặm cho bé.
Dưới góc nhìn dinh dưỡng, cá lóc là nguồn bổ sung axit béo và axit amin dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó còn cung cấp đa dạng các vi chất cần thiết khác như lipid, protein, sắt, phospho, canxi,… Với những giá trị dinh dưỡng đó, bổ sung cá lóc trong thực đơn ăn dặm của bé sẽ mang lại vô vàn lợi ích như sau:
Cải thiện chức năng tiêu hóa
Cung cấp dinh dưỡng, bồi bổ cho cơ thể
Đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương
Tăng cường trí nhớ, tốt cho não bộ và thị giác
Giúp bé ăn ngon, ngủ ngon
Trẻ mấy tháng ăn được cháo cá lóc?
Hầu hết trẻ đều ăn dặm từ tháng thứ 6. Tuy nhiên, đối với các thực phẩm như thịt, cá, mẹ nên cho bé làm quen khi tròn 8 tháng tuổi. Khi cho bé ăn cháo cá lóc, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Chuẩn bị lượng thức ăn vừa đủ với khẩu phần của bé, không nên hâm lại nhiều lần
Tùy vào sức ăn, độ đặc hay loãng của cháo, mẹ có thể cho bé ăn 1 bữa hoặc 2 bữa
Với bé dưới 12 tháng, khi nấu cháo ăn dặm, mẹ không nên nêm nếm gia vị. Bởi việc thêm muối vào đồ ăn của bé sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng thận. Hoặc nếu có thì nên sử dụng gia vị dành riêng cho bé
Độ thô của cháo sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ. Mẹ không nên cho bé ăn cháo loãng trong thời gian dài. Điều này sẽ làm cản trở phát triển kỹ năng nhai và nuốt của bé
Nấu cháo cá lóc cho bé với rau gì?
Món cháo cá lóc của mẹ sẽ thêm phần màu sắc và thơm ngon hơn nếu kết hợp với một số loại rau củ. Vậy mẹ nên nấu cháo cá lóc với rau gì?
Dưới đây là một số loại rau củ rất hợp với món cháo cá lóc:
Đậu xanh
Rau ngót
Cà rốt
Bí đỏ
Khoai lang
Rau cải bó xôi
Nấm rơm
Rau lang
Bí xanh
Hạt sen
,…
Cách nấu cháo cá lóc cho bé không bị tanh
Cá lóc nếu không biết cách nấu, cháo sẽ rất tanh, gây ảnh hưởng đến vị giác của bé. Dưới đây là những công thức giúp mẹ nấu được nồi cháo thơm ngon và đầy dinh dưỡng cho bé yêu:
Món cháo cá lóc cơ bản
Nguyên liệu:
Gạo: 30g
Cá lóc: 150g
Hành tím, gừng, gia vị
Cách nấu cháo cá lóc cơ bản:
Cá lóc mua về đánh vẩy, mổ bụng bỏ ruột, dùng muối chà xát rồi, sau đó rửa lại với 2 - 3 lần nước cho thật sạch
Đem cá lóc hấp cách thủy, sau khi chín tách lấy phần thịt. Cá lọc có khá nhiều xương dăm nhỏ nên khi lọc phải hết sức chú ý
Vo gạo kỹ, sau đó cho vào nồi nấu với nước dùng cá. Khi nước sôi, mẹ vặn lửa nhỏ để cháo không bị trào ra ngoài
Khi cháo chín nhừ, mẹ cho cá vào khuấy đều. Nêm thêm gia vị và đun sôi khoảng 2 phút nữa là có thể tắt bếp
Múc cháo cá lóc ra bát, thêm xíu dầu mè và thưởng thức thôi
Cháo cá lóc rau ngót cho bé
Nguyên liệu:
Gạo: 1 chén
Cá lóc: 80 - 100g
Rau ngót: 300g
Gừng, gia vị
Cách nấu cháo cá lóc cho bé tăng cân:
Cá lóc sơ chế sạch. Sau đó đem luộc cùng với gừng. Khi cá chín, vớt cá ra và lọc lấy phần thịt
Phi thơm hành, cho cá lóc vào xào. Dùng đũa dằm nhuyễn cho ngấm mỡ hành
Nấm rơm cắt chân, rửa sạch, bổ đôi, sau đó đem xào qua
Sử dụng nước luộc cá để nấu cháo. Khi cháo chín, mẹ cho nấm rơm và cá vào khuấy đều
Nêm nêm gia vị sao cho hợp khẩu vị của bé. Đun sôi thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp
Với cách nấu cháo cá lóc cho bé vô cùng đơn giản này, mẹ còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp ngay! Chúc bé và gia đình có những giây phút ăn uống vui vẻ và đầy hứng khởi.