- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh của ông là Trần Tế Hanh
- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Tế Hanh xuất hiện trong chặng cuối của phong trào thơ Mới với những bài thơ mang nét buồn và tình yêu quê hương.
+ Sau năm 1945, Tế Hanh tập trung sáng tác phục vụ cho cách mạng và kháng chiến.
+ Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Phong cách sáng tác: thơ của ông mang tính chân thực với cách diễn đạt sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, bình dị, tha thiết và rất giàu hình ảnh.
Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?
Phương pháp giải:
Học sinh lựa chọn và trình bày thông tin mà em cho là ấn tượng nhất về quê hương để phục vụ cho việc đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Quê hương chính là nơi mà em đã sinh ra và lớn lên, nơi em có nhiều kỉ niệm gắn liền với những kí ức tuổi thơ và nuôi dưỡng tâm hồn em. Nơi có gia đình, những người thân yêu, bạn bè thủa ấu thơ và bà con họ hàng làng xóm. Những hình ảnh vẫn in sâu đậm trong tâm hồn em đến giờ tận bây giờ như dòng sông, con đò, bến nước, cảnh thuyền cá về bến, cảnh ra khơi, lũy tre, cánh đồng, con đường làng,…
>> Xem thêm: Soạn văn 9 chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ nội dung câu thơ và tưởng tượng ra khung cảnh bài thơ dựa trên những hình ảnh trong bài.
Lời giải chi tiết:
Bầu trời rộng lớn và thoáng đãng, gió thổi hiu hiu với ánh mặt trời ửng “hồng” mới nhú, dân trai tráng trong làng lại tiếp tục ra khơi đánh bắt cá. Con thuyền lướt nhanh trên mặt biển, mang theo ước mơ và hi vọng về một mùa cá bội thu.
→ Một khung cảnh yên bình tuyệt đẹp. Thiên nhiên tráng lệ kết hợp với nét đẹp lao động tạo nên một bức tranh hoàn hảo.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ nội dung ở 4 câu thơ cuối và rút ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
- Bốn dòng cuối trong khổ thơ đem lại cho em cảm giác rằng tác giả đang ở một nơi xa và đang nhớ về quê hương thân yêu của mình, nhớ về những điều đặc trưng của biển. Quê hương luôn giữ một vị trí quan trọng trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng dòng cảm xúc, từng suy nghĩ của tác giả.
- Nỗi nhớ quê hương tha thiết bật ra thành những câu nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.
Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ toàn bộ bài thơ, chú ý tới những khổ thơ miêu tả hình ảnh dân chài và cuộc sống của họ.
Lời giải chi tiết:
- Những từ ngữ miêu tả hình ảnh dân làng chài trong bài thơ là:
+ “làn da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”
+ “bơi thuyền đi đánh cá”, “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt”
+ …
→ Dân chài khỏe khoắn, rắn rỏi, mạnh mẽ và chăm chỉ, cần cù.
→ Cuộc sống làng chài bình dị, thân thương.
- Những từ ngữ miêu tả cuộc sống làng chài trong bài thơ là:
+ ồn ào
+ tấp nập
+ “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
→ Cuộc sống nhộn nhịp, tấp nập và sung túc nơi làng chài ven biển.
Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ dưới đây:
Phương pháp giải:
Học sinh xác định hình ảnh đặc sắc và tìm biện pháp tu từ được sử dụng, từ đó xác định tác dụng biện pháp tu từ ấy:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Lời giải chi tiết:
- “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
→ Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Cánh buồm là một vật vô tri đã được người thi sĩ thổi cho một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng, quý giá (sâu trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Ngoài ra, nhà thơ cũng đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao nhiêu ước mơ khao khát về một cuộc sống no ấm, đủ đầy.
- “Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực được kết hợp hài hòa với sự lãng mạn => Làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân làng chài.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” cùng với sự kết hợp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
=> Qua đó, con thuyền trở nên có hồn hơn bao giờ hết, có sức sống như con người cơ thể cũng đượm vị nắng gió xa xăm.
Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.
Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ
Phương pháp giải:
Học sinh sử dụng kiến thức về cách gieo vần và ngắt nhịp đã được học để làm bài
Lời giải chi tiết:
+ Thể thơ: 8 chữ.
+ Ngắt nhịp: 3/2/3, 3/5
- Gieo vần:
+ Đoạn 1,2: Tác giả gieo vần chân “ông” “sông - hồng” ở câu thơ 2,3; vần chân “ang” “giang - làng” được gieo ở câu thơ 6,7;
+ Đoạn 3: Gieo vần chân “ắng” “trắng - nắng” ở câu thơ 13, 14; và vần chân “ăm” “xăm - nằm” được gieo ở câu thơ 15,16;
=> Qua tất cả các khổ thơ, ta thấy được tác giả rất chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ. Từ đó tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ và giúp bài thơ trở nên có nhạc điệu thu hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, ta còn thấy được tác giả sử dụng một loạt vần “ang” làm cho không gian của bài thơ được mở rộng phù hợp với hoàn cảnh của bài thơ. Đó là về biển cả.
Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Học sinh chú ý chỉ ra những chi tiết, từ ngữ, câu văn, hình ảnh thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm, từ đó chỉ ra tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố miêu tả:
+ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
+ Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
+ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
+ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
+ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
+ Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
+ Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
+ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
+ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
+ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
+ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
- Các yếu tố biểu cảm:
+ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
+ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
+ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
- Việc đan xen các yếu tố biểu cảm và miêu tả làm cho hình ảnh con thuyền, cảnh ra khơi đánh bắt cắt,... trở nên cực kì sinh động, rõ ràng và chi tiết. Từ đó, tác giả giúp người đọc hình dung ra một chuyến ra khơi đánh bắt cá. Ngoài ra, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài thơ.
Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ bài thơ để xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Lời giải chi tiết:
- Mạch cảm xúc của bài thơ “Quê Hương”:
+ 2 câu đầu: Niềm tự hào và hân hoan của tác giả khi giới thiệu về làng quê của mình.
+ 6 câu tiếp: Tình yêu lao động tươi sáng, náo nhiệt của người dân làng chài khi họ bơi thuyền ra khơi đánh cá.
+ 8 câu tiếp: Tình yêu lao động được thể hiện tinh tế, uyển chuyển qua cảnh thuyền cá về bến.
+ 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương da diết của nhà thơ
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
Tác giả đã viết:
“Mười lăm tuổi xa nhà ra Huế học
Tôi bắt đầu theo các bạn làm thơ
Những vần điệu đầu tiên gửi về quê mẹ
Bài “Quê hương” muối mặn đến bây giờ”
Cảm giác bộc lộ nỗi nhớ nhung da diết và cháy bỏng của một chàng thanh niên 18 tuổi. Như nhớ cái mùi nồng mặn của biển khơi. Cái vị mặn đặc trưng đó đã theo nhà thơ suốt cả tuổi thơ cũng như khi trưởng thành.
=> Cảm hứng ở đây có thể xác định là tình yêu quê hương da diết của một con người đang ở xa quê hương.
- Mạch cảm xúc bao trùm của bài thơ " Quê hương" của Tế Hanh là hình ảnh quê hương qua nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc,...)
Phương pháp giải:
Học sinh sử dụng tri thức ngữ văn đã học để xác định bố cục, mạch cảm xúc.
Lời giải chi tiết:
- Bố cục của bài thơ “Quê Hương”: Gồm 4 phần:
+ 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê của tác giả.
+ 6 câu tiếp: Cảnh dân chài đang bơi thuyền ra khơi đánh cá
+ 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
+ 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương của nhà thơ.
- Chủ đề bài thơ: Bài thơ thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào sâu sắc về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Quê hương đất nước (Đó là những suy cảm về một đất nước đầy đau thương nhưng lại giàu đẹp, hiền hòa, gần gũi và giàu truyền thống và lịch sử cách mạng).
- Mạch cảm xúc bao trùm của cả bài thơ "Quê hương" - Tế Hanh là hình ảnh quê hương qua nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ bài thơ và xác định chủ đề của bài thơ
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề của bài thơ: Tình yêu quê hương tha thiết của một con người khi đang phải xa quê, thấm đượm. Nó còn là tình cảm gắn bó của tác giả với những khung cảnh lao động quen thuộc của một làng chài ven biển.
- Để xác định chủ đề, thường phải trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu bật lên là gì? cũng như phải biết căn cứ vào nội dung bài thơ và các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ: Làng tôi ở, dân chài, con thuyền, cánh buồm,…
Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?
Phương pháp giải:
Học sinh chọn một hình ảnh trong bài thơ có ấn tượng mạnh mẽ nhất và giải thích tại sao
Lời giải chi tiết:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.”
Bài thơ Quê hương được viết khi tác giả đang theo học ở Huế. Tác giả viết về quê mình là viết bằng nỗi nhớ, bằng tâm tưởng. Quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển. Nơi đây là một làng chài sóng nước bao vây, khoảng cách cũng được đo bằng nước. Không gian được tính bằng thời gian- một cá tính mang đặc trưng rất riêng của người dân vùng sông nước. Lời giới thiệu của bài thơ: làng tôi như ngân lên một cảm xúc tự hào, một nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả đối với quê hương mình.
Thông qua phần Soạn bài Quê hương ở trên, chúng ta có thể thấy được tình yêu và nỗi nhớ quê hương sâu sắc của tác giả. Hình ảnh tất bật và cũng rất đỗi bình yên của làng chài ven biển hiện lên đẹp vô cùng trong đôi mắt của một người con xa quê.
Ngoài bài soạn này ra, nếu các em nhu cầu tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác có trong môn học khác, các em hãy truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể nhanh chóng đăng ký cho bản thân khoá học và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/noi-dung-bai-que-huong-a55695.html