Business Analyst (BA) là gì? Học gì để trở thành một BA

BA hiện nay đang là ngành nghề đang cần rất nhiều nhân lực, nhưng chính xác BA (Business Analyst) là gì, làm gì, yêu cầu công việc ra sao và cần học những gì để có thể làm BA. Cùng TopDev theo dõi bài viết hôm nay để giải đáp tất cả thắc mắc xoay quanh Business Analyst.

Business Analyst (BA) là gì?

BA viết tắt của Business Analyst, ở Việt Nam, BA thường được biết đến với tên gọi Chuyên viên phân tích nghiệp vụ.

BA chính là người đứng giữa, kết nối khách hàng với bên kinh doanh và đội kỹ thuật của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ chính của BA là phân tích nhu cầu của khách hàng, sau đó truyền đạt, phối hợp với các bộ phận liên quan để có phương án giải quyết phù hợp.

ba là gì

Ngoài ra, business analyst đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và tối ưu hóa quy trình hoạt động của các doanh nghiệp. Họ sử dụng khả năng phân tích kinh doanh để làm việc với các bộ phận cốt lõi của công ty, từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả và lợi nhuận. Dưới đây là chi tiết về vai trò và trách nhiệm của Business Analyst.

BA không chỉ có trong lĩnh vực IT mà còn có trong những lĩnh vực khác như ngân hàng, logistics, y tế,… các vị trí BA này được gọi là non-IT BA.

3 vai trò chính của BA trong dự án

  1. Là người kết nối giữa các stakeholder, giữa stakeholder và nhóm phát triển.
  2. Là người hiểu về cấu trúc, chính sách, cách vận hành của tổ chức.
  3. Đề xuất các giải pháp giúp tổ chức đạt được các mục tiêu.
3 vai trò chính của BA trong dự án

Định hướng chuyên môn chính của BA

Management Analyst

Management Analyst (Chuyên gia phân tích quản lý) chịu trách nhiệm nghiên cứu và đánh giá quy trình hoạt động trong tổ chức để cải thiện hiệu suất. Họ phân tích các dữ liệu, xác định các vấn đề và đề xuất giải pháp tối ưu đ tăng hiệu suất kinh doanh cho tổ chức, công ty đồng thời tiết kiệm chi phí không cần thiết.

Systems Analyst

Systems Analyst (Chuyên viên phân tích hệ thống vận hành) tập trung vào việc nghiên cứu phân tích và thiết kế hệ thống thông tin trong tổ chức. Công việc của họ là xác định các yêu cầu của user, phân tích tính khả thi của hệ thống, và phối hợp với các developer để đảm bảo rằng hệ thống đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp.

Data Analyst

Data Analyst (Chuyên gia phân tích dữ liệu) chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu nhằm cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho quyết định kinh doanh. Họ sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để tìm kiếm các mẫu, xu hướng và thông tin chi tiết có thể hỗ trợ trong việc ra quyết định chiến lược của tổ chức.

>> Bài viết liên quan: BA vs DA - Data Analyst khác gì Business Analyst? Giải đáp ngay!

Làm thế nào để trở thành một Business Analyst (BA)?

Để trở thành BA không nhất thiết bạn phải là người trong ngành IT, tuy nhiên để trở thành BA xịn thì đó là câu hỏi dành cho cả những người trong và ngoài ngành IT, vậy cần bổ sung những tố chất gì để trở thành BA? Chúng tôi xin đưa ra những phân tích bên dưới như sau:

BA trong lĩnh vực IT

Những bạn đang học và làm việc trong lĩnh vực IT như lập trình viên, tester nếu muốn trở thành một BA, họ cần bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ khác như kế toán, nhân sự, tài chính… Thường thì những người thuộc lĩnh vực này sẽ dễ dàng hơn trong việc trở thành một BA. Bởi ngoài kiến thức nền tảng chuyên về IT, thì tuỳ vào từng lĩnh vực dự án và tuỳ vào mức độ chuyên sâu của lĩnh vực đó, mà họ sẽ chỉ cần tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan và chuyên sâu.

Tuy nhiên, đa phần thì dân kỹ thuật thường có kỹ năng mềm không tốt mấy nhất là các kỹ năng giao tiếp hay đàm phán. Vì vậy nếu mà dân kỹ thuật có 2 tố chất trên thì rất dễ trở thành BA xịn.

BA cho người không chuyên IT

Lợi thế thường thấy của nhóm non-IT BA (thường là dân kinh tế, marketing) đó là về kỹ năng giao tiếp cũng như đàm phán, họ là những người năng động, linh hoạt, và kỹ năng trao đổi cũng tốt hơn. Tuy nhiên rào cản lớn nhất của họ vẫn là kỹ thuật, để hiểu rõ, để có khả năng đàm phán thì họ cần nắm các hệ thống, quy trình kỹ thuật cần thiết, như thế thì mới có thể tư vấn rõ cho khách hàng được.

BA không xuất thân từ kỹ thuật thường làm trong các công ty/tổ chức/doanh nghiệp chỉ liên quan đến một lĩnh vực chuyên môn nào đó nhất định. Họ vẫn đóng vai trò cầu nối, nhưng sản phẩm cuối cùng mà BA này cùng nhóm phát triển phần mềm tạo ra phục vụ cho mục đích sử dụng nội bộ. Do đó, BA lúc này cần có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ hơn.

business analyst

BA vừa có kiến thức về IT, vừa có kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác

Những người thuộc nhóm này thường là những lập trình viên/quản lý dự án lâu năm, đã trải qua nhiều dự án ở các lĩnh vực khác nhau. Họ có kiến thức sẽ bao quát hết mọi lĩnh vực vừa IT, vừa kinh tế. Do đó, nhóm đối tượng này sẽ dễ dàng trở thành BA nhất. Tuy nhiên những người này thường có cảm giác trì trệ, chậm chạp. Vì vậy cái cần thay đổi của họ là nên thường xuyên cập nhật công nghệ mới cũng như linh hoạt trong mindset của mình mà thôi.

Đây là một trong những công việc đáng mơ ước với mức lương cao, đãi ngộ tốt. Bạn có thể xem hàng dài danh sách công ty có Business Analyst jobs tại TopDev.

Các kỹ năng cần có của một Business Analyst

Tư duy phân tích dữ liệu

Tư duy phân tích dữ liệu là nền tảng cơ bản của một Business Analyst. Khả năng xử lý và diễn giải các dữ liệu phức tạp giúp BA đưa ra những quyết định chính xác và hiệu quả. Bạn cần nắm vững các công cụ phân tích dữ liệu như Excel, SQL, hoặc các phần mềm BI (Business Intelligence) để biến dữ liệu thành thông tin có giá trị.

Brainstorming

Brainstorming là kỹ thuật tạo ra ý tưởng và giải pháp thông qua việc động não tập thể. Kỹ thuật này giúp BA thu thập các ý tưởng từ nhóm, khám phá các vấn đề và tìm ra giải pháp sáng tạo. Brainstorming thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp và phát triển ý tưởng mới.

Tư duy phản biện

Tư duy phản biện không chỉ giúp bạn đánh giá thông tin một cách chính xác mà còn là yếu tố then chốt trong việc phát hiện những bất thường và đưa ra giải pháp phù hợp. Kỹ năng này cho phép bạn đặt câu hỏi đúng và suy nghĩ một cách logic, từ đó hỗ trợ sự phát triển của chiến lược kinh doanh.

Kỹ năng giao tiếp

Các BA cần giao tiếp rõ ràng các chi tiết như yêu cầu dự án, thay đổi yêu cầu và kết quả test, đây là các yếu tố quan trọng quyết định thành công của một dự án hay không. Ngoài ra kỹ năng ngoại ngữ và khả năng sử dụng văn bản để giao tiếp cũng là kỹ năng thiết yếu đầu tiên trong sự nghiệp của một BA.

Với bản chất của công việc, các Business analyst dành rất nhiều thời gian tương tác với người sử dụng, khách hàng, người quản lý và team làm phần mềm.

Kỹ năng công nghệ

Để xác định các giải pháp kinh doanh, một BA nên biết những gì các ứng dụng công nghệ đang được sử dụng, những kết quả có thể đạt được thông qua các platform hiện tại và ứng dụng các công nghệ mới. Testing phần mềm và design hệ thống kinh doanh cũng là những kỹ năng phân tích kỹ thuật quan trọng. Để giao tiếp với khách hàng bạn cần dùng ngôn ngữ kinh doanh, còn để giao tiếp với team kỹ thuật thì chắc chắn bạn phải có kỹ năng này.

Nhạy bén trong kinh doanh

Một Business Analyst cần có khả năng nhận diện các xu hướng và cơ hội trong môi trường kinh doanh. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường mà còn hỗ trợ trong việc đưa ra các giải pháp sáng tạo nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Kỹ năng xử lý vấn đề

Ngành IT luôn luôn có sự thay đổi rất nhanh, công việc của các BA cũng thường xuyên bị thay đổi. Khi các chuyên gia đang developer các giải pháp kinh doanh của khách hàng, không có gì là chắc chắn cái đó sẽ được sử dụng, do đó việc tìm ra cách để nhanh chóng giải quyết vấn đề và tiến tới hoàn thành dự án một cách thành công là một trong những điều quan trọng của một BA.

Kỹ năng ra quyết định

Đây là kỹ năng quan trọng khác của một người BA. Một BA nên có khả năng đánh giá tình hình tốt, tiếp nhận đầu vào từ các bên liên quan và chọn một ra một hướng xử lý hợp lý với tình hình các bên.

Kỹ năng quản lý

Một kỹ năng khách mà BA cần có là khả năng quản lý dự án. Lập kế hoạch phạm vi dự án, chỉ đạo nhân viên, xử lý yêu cầu thay đổi, dự báo ngân sách và giữ tất cả mọi người trong dự án trong vòng ràng buộc thời gian quy định chỉ là một số trong những kỹ năng quản lý mà một BA nên có.

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Khi đấu thầu cho các dự án của khách hàng, kỹ năng đàm phán của một BA phải sử dụng thường xuyên để đạt được mục tiêu là kết quả có lợi cho công ty và một giải pháp hợp lý cho khách hàng. Để duy trì các mối quan hệ tốt giữa các team bao gồm kinh doanh hay kỹ thuật và với các đối tác bên ngoài đòi hỏi một BA phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục mạnh mẽ.

Học ngành nào thì có thể làm BA?

Chưa có một chuyên ngành hay trường học nào ở Việt Nam đào tạo chuyên sâu 100% về ngành học này. Tuy nhiên, để trở thành một nhân BA, bạn có thể lựa chọn một số ngành học liên quan như:

Học ngành nào thì có thể làm BA?
Các ngành học dành cho dân Business Analyst tương lai

Nhóm ngành Công nghệ thông tin

Không phải ngẫu nhiên mà những người làm trong ngành IT thường được xem là dân BA, vì đa phần dân IT là những người dễ dàng nhất trong việc chuyển đổi sang làm trong lĩnh vực phân tích nghiệp vụ. Theo đó, bạn có thể lựa chọn rất nhiều ngành học khác nhau trong ngành công nghệ thông tin để phát triển đam mê của mình:

Các ngành học này sẽ mang đến cho người học một cái nhìn cơ bản về ngành công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật chuyên ngành nói riêng. Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm ngành đòi hỏi suy nghĩ logic rất cao, do đó, bạn có thể học được cách xây dựng, vận hành, phát triển các hệ thống phần mềm một cách hiệu quả nhất. Những bài tập thực tế cần giải quyết trong quá trình học cũng giúp ích rất nhiều cho công việc của một BA sau này.

Nhóm ngành Kinh tế

Trong nhóm ngành kinh tế, các ngành học bạn có thể lựa chọn như quản trị kinh doanh, quản trị tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng,… Các công việc của Chuyên viên phân tích dữ liệu liên quan rất nhiều đến các yếu tố tài chính, lợi nhuận công ty, khách hàng. Vậy nên, những sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được xem là những “mầm non” đầy hứa hẹn cho vị trí Business Analyst.

Công việc của business analyst

Để có thể làm tốt nhất công việc của một BA cũng như giúp giữ lửa đam mê khi làm trong ngành, trong quá trình học kinh tế bạn cũng có thể đăng kí thêm một số khóa học ngắn hạn về công nghệ thông tin. Đây chắc chắn sẽ là điểm cộng cực lớn cho việc phân tích dữ liệu và làm việc sau này của bạn.

Ngành hệ thống thông tin và quản lý

Đây được xem là nhóm ngành đào tạo sát nhất với nghề BA. Các lựa chọn chính của ngành hệ thống thông tin và quản lý gồm Kiến thức cơ bản về Kinh tế và Kiến thức cơ bản đến chuyên sâu của Hệ thống thông tin quản lý. Các môn học này đi sâu vào đào tạo cho sinh viên khả năng tổng hợp và xử lý dữ liệu. Kỹ năng quản lý hệ thống thông tin là cực kỳ cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của công ty.

Mức lương của BA là bao nhiêu?

Mức lương của ngành Business Analyst khá đa dạng, phụ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí làm việc. Theo báo cáo của Payscale, mức lương trung bình toàn cầu cho một Business Analyst là khoảng 65,573 USD mỗi năm. Tại Việt Nam, mức lương cho từng cấp bậc của Business Analyst như sau: Fresher thường nhận từ 10 - 15 triệu đồng mỗi tháng, Junior từ 15 - 20 triệu đồng, Senior từ 20 - 40 triệu đồng và các cấp quản lý có thể nhận từ 40 - 60 triệu đồng mỗi tháng.

>>> Xem thêm: Mức Lương Của Business Analyst Hiện Nay Bao Nhiêu?

Thông qua những thông tin trên về ngành Business Analyst, chi tiết về khái niệm, mô tả công việc cũng như các kỹ năng cần có để trở thành 1 BA, TopDev hy vọng bạn có thể tìm được định hướng phù hợp với khả năng và đam mê của mình.

Có thể bạn muốn đọc thêm: Những điều cần biết về nghề Data Analytics và Business Analytics

Xem thêm việc làm BA tại TopDev!

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/ba-it-la-gi-a49900.html