Bạn có lịch tham gia phỏng vấn Business Analyst? Bạn hoang mang không biết nên chuẩn bị những gì? Dưới đây TopCV sẽ cung cấp cho bạn một số câu hỏi phỏng vấn Data Analyst thông dụng nhất hiện nay.
Business Analyst là một trong những vị trí có mức lương cao trong ngành CNTT. Đa phần các doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp Business Analyst để dự đoán các kết quả kinh doanh trong tương lai. Đồng thời thực hiện phân tích thống kê tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây là bộ câu hỏi phỏng vấn Business Analyst phổ biến.
Business Analyst tại mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau trong việc phân tích kinh doanh. Bởi vậy mà trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ dành cho ứng viên câu hỏi về điểm mạnh, kỹ năng cần thiết trong nghề để tìm ra ứng viên phù hợp.
Gợi ý câu trả lời: Business Analyst cần những điểm mạnh về kỹ năng như kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng quản lý, kinh doanh,.. Những kỹ năng này sẽ giúp cho công việc của một chuyên viên phân tích kinh doanh đạt hiệu quả đem lại những chiến lược mới cho sự phát triển của công ty.
Xem thêm: Business Analyst (BA) là nghề gì?
Câu hỏi này để nhà tuyển dụng xác định được kỹ năng lập kế hoạch phân tích kinh doanh của các dự án bạn đã tham gia. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được bạn có nghiệp vụ và trình độ chuyên môn đáp ứng công việc Business Analyst.
Gợi ý câu trả lời: Tôi đã từng làm quản lý các yêu cầu hiệu quả đến tiếp cận dự án điển hình. Thông qua việc quản lý các yêu cầu giúp tôi tiếp cận hệ thống để tìm kiếm, tài liệu hóa, truy vết,.. về những thay đổi các yêu cầu trong một hệ thống dự án điển hình.
Trong trường hợp khó khăn bạn sẽ xử lý với các bên liên quan như thế nào?
Một câu hỏi nhằm đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên khi giao tiếp với các bên liên quan trong dự án. Để trả lời câu hỏi này bạn hãy đưa ra tình huống khó khăn trong công việc bạn đã từng gặp phải và chia sẻ về cách bạn đã xử lý như thế nào?
>> Bạn đang muốn ứng tuyển vị trí Business Analyst?
Apply ngay
Để thuyết phục nhà tuyển dụng tốt nhất bạn nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho các công cụ và hệ thống mà bạn đã từng sử dụng.
Gợi ý câu trả lời: Tôi đã từng dùng một số công cụ phân tích kinh doanh như mô hình 7S, mô hình Pest, mô hình Swot.
Nhằm biết được ứng viên biết cách sắp xếp và hoàn thành công việc được giao như thế nào nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi về cách quản lý thời gian làm việc. Biết cách sắp xếp công việc một cách khoa học và hợp lý thể hiện được tác phong làm việc chuyên nghiệp của một Business Analyst.
Để biết được ứng viên có thực sự hiểu câu hỏi và công việc của mình đang ứng tuyển hay không nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi này. Nếu bạn đã từng làm việc ở vị trí Business Analyst này thì sẽ dễ dàng trả lời được những kỹ năng cần thiết cho Business Analyst.
Xem thêm: Business development manager là gì? Tất cả những điều bạn nên biết về công việc này
Vai trò của Business Analyst trong dự án là đảm bảo rằng các yêu cầu kinh doanh được hiểu và đáp ứng đúng cách, đưa ra các giải pháp phù hợp và đảm bảo rằng dự án được triển khai và hoạt động hiệu quả.
Để trở thành một Business Analyst giỏi, ứng viên cần có kiến thức chuyên sâu về ngành. Bên cạnh đó cần có một số kỹ năng cơ bản như giao tiếp, quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo, tinh thần sáng tạo và khả năng học hỏi nhanh.
Personas là một kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế UX (User Experience) để tạo ra những người dùng ảo đại diện cho người dùng thực. Personas giúp cho các nhà thiết kế hiểu rõ hơn về nhu cầu, mục tiêu, hành vi, thói quen, tình huống sử dụng và cảm xúc của người dùng mục tiêu.
Một số hoạt động cụ thể mà BA thực hiện để quản lý rủi ro cho dự án như sau: Phân tích các rủi ro tiềm ẩn, đánh giá rủi ro, xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro, theo dõi và báo cáo.
Trong tổng thể, quản lý rủi ro là một hoạt động liên tục và BA phải liên tục theo dõi và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện dự án.
Để xác định tính khả thi của dự án, Business Analyst cần phải đánh giá khả năng kỹ thuật, tài chính, thị trường và quản lý. Nhằm đảm bảo rằng dự án có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, được hoàn thành trong phạm vi ngân sách và thời gian và có thể thành công trên thị trường.
Việc lựa chọn mô hình phát triển phù hợp để triển khai dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm tính chất của dự án, yêu cầu của khách hàng, tài nguyên có sẵn và sự phù hợp với quy trình phát triển của tổ chức.
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn Business Analyst phổ biến ở trong các buổi tuyển dụng. Hy vọng với những gợi ý của chúng tôi ở trên sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn Business Analyst sắp tới. Ngoài ra, nếu bạn đang trong quá trình tìm việc Businesss Analyst, truy cập ngay TopCV - nền tảng việc làm hàng đầu Việt Nam để tạo CV và tiếp cận hàng trăm cơ hội việc làm hấp dẫn!
Tạo CV ngay
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/cac-cau-hoi-phong-van-ba-a49356.html