Cúng ông Công, ông Táo có nhất thiết phải thả cá chép?

Nghi thức cúng và thả cá chép gắn liền với ngày đưa tiễn ông ông Công, ông Táo về trời. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn, các gia đình còn mua cá chép để cúng, sau đó phóng sinh để loài cá được cho là sẽ hóa rồng này trở thành vật cưỡi đưa Táo quân về trời.

Cúng ông, Công ông Táo có nhất thiết phải thả cá chép?

TS Lý Tùng Hiếu, giảng viên khoa Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong các sự tích về ông Công, ông Táo, nghi thức cúng cá chép đều không được đề cập. Đồng thời, không quy định nào bắt buộc mọi người phải cúng và thả cá chép trong nghi lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo.

TS Hiếu nhận định, đây là nghi thức được người dân tạo ra và dựa trên cổ tục và thực hiện cho đến tận bây giờ. Những người không tin tưởng cá chép có khả năng hóa rồng, bay về thiên đình thì khi cúng ông Công ông Táo không nhất thiết phải thả cá chép.

Cúng ông Công ông Táo có nhất thiết phải thả cá chép? (Ảnh: Ngô Tuyết Mai)

Cúng ông Công ông Táo có nhất thiết phải thả cá chép?

Chuyên gia này cho biết: "Việc cúng cá chép sống trong lễ đưa tiễn ông Công, ông Táo của người Việt ở Bắc Bộ được xem là cách gia chủ giúp các ngài có phương tiện đi lại. Tương tự, ở Trung Bộ và Nam Bộ, người dân tặng một bức tranh "cò bay ngựa chạy" cũng nhằm mục đích để ông Táo cưỡi. Tác dụng thực tế của các 'phương tiện đi lại' này cùng với các loại vàng mã như mũ, áo, hia, là để lễ cúng thêm màu sắc".

Cúng ông Công, ông Táo không nhất thiết phải thả cá chép. Tuy nhiên nếu thực hiện nghi thức này, các gia đình nên mua cá chép chứ không phải loại cá khác, vì chỉ có cá chép mới gắn liền với Táo quân.

Vì sao cá chép gắn với ngày ông Công, ông Táo?

Theo truyền thuyết dân gian thì Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc trong gia đình năm qua với thiên đình. Đến đêm giao thừa, các Táo mới trở lại trần gian, tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, việc các gia đình thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp bắt nguồn từ sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng.

Theo sự tích này, ngày xưa, nước và những sinh vật sống trong nước được ông Trời tạo ra đầu tiên. Sau này, vì bận bịu nên Trời không làm mưa nữa mà giao việc này cho rồng - sinh vật sống ở cõi trời. Rồng bay lượn ở trên không và có nhiệm vụ phun nước xuống trần gian làm mưa. Do số rồng quá ít, không thể rải mưa đều khắp nên Trời tổ chức kỳ thi kén chọn những con vật ở trần gian có đủ tiêu chuẩn trở thành rồng.

Nhận chiếu chỉ, vua Thủy tề loan báo cho tất cả các giống loài và chúng hăm hở dự thi. Các loài thủy tộc phải qua cả 3 vòng thi mới đủ tiêu chuẩn hóa rồng, mỗi vòng đều phải vượt qua một đợt sóng lớn.

Hầu như con nào cũng bị loại vì không thể vượt được cả ba đợt sóng. Cá rô chỉ nhảy qua được một đợt sóng, tôm qua được hai đợt, ruột gan, vây, vẩy, râu và đuôi đã gần hóa rồng nhưng đến đợt thứ ba thì đuối sức, ngã cong cả lưng.

Riêng cá chép khi vào thi có ngậm một viên ngọc trai quý. Thần gió thấy lạ bay đến xem, khiến gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao cũng trỗi dậy. Cá chép nhờ con sóng cao đưa lên, vượt một lần qua cả ba đợt sóng, sau đó từ tốn nhả viên ngọc, vượt qua vũ môn và hóa rồng.

Cá vàng là phương tiện để các Táo về trời. (Ảnh: Đắc Huy)

Cá vàng là phương tiện để các Táo về trời

Hình ảnh cá chép hóa rồng trở thành biểu tượng của sự nỗ lực, can đảm, thành công, cũng là biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng trong cuộc sống, sự may mắn trong kinh doanh, thành đạt trong học hành, sự nghiệp.

Hiện nay, tục thả cá chép phổ biến nhất ở miền Bắc; người dân miền Nam thường đốt hình cá chép bằng giấy vàng mã. Việc mua cá chép sống và phóng sinh sau khi cúng còn thể hiện tinh thần nhân đạo, tuy nhiên cần lưu ý cách thả và nơi thả cá để đảm bảo chúng sống khỏe.

T.H (theo VTC News)

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/tha-ca-chep-a47636.html