Gạo mầm chữa bệnh tiểu đường - Siêu thực phẩm bạn nên biết

Bạn thân mến!

Gần đây, nhiều bệnh nhân sử dụng gạo mầm chữa bệnh tiểu đường, dùng thay gạo trắng nấu cơm ăn hàng ngày. Nhờ đó duy trì chỉ số đường huyết ổn định và kiểm soát tốt các biến chứng do tiểu đường gây ra.

Sử dụng gạo mầm như là một phương pháp thực dưỡng mà bệnh nhân tiểu đường được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Vậy lý do nào mà gạo mầm được đánh giá là “siêu thực phẩm” cho bệnh nhân tiểu đường.

(Ảnh minh họa. Gạo lứt nảy mầm)

Hoạt chất Gaba chứa nhiều trong gạo mầm hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường như thế nào?

Gạo mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 6 - 10 lần so với các loại gạo lứt. Đặc biệt, trong đó có chứa nhiều chất Gaba (gamma aminobutyric acid).

Gạo mầm là loại gạo còn nguyên phôi, đem cho nảy mầm trong điều kiện thích hợp, để kích hoạt các enzyme có lợi trong gạo, tạo nhiều chất dinh dưỡng, nhất là chất Gaba.

Thành phần dưỡng chất có trong 1kg gạo mầm được ước tính như sau:

Carbohydrates: 700 - 800g

Protein: 70 - 110g

Lipid: 20 - 30g

Chất xơ: 4 - 6g

Gaba (Gamma aminobutyric acid): 120 - 200mg

Inositol: 100 - 170mg

Calcium: 50 - 80mg

Vitamin B1: 3 - 7mg

Vitamin E: 3 - 6mg

Chỉ số đường huyết GI (%) 58 ± 4.3 (so với Glucose)

Đối với bệnh nhân tiểu đường, hoạt chất Gaba có vai trò cân bằng huyết áp; hạ đường huyết; giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa mỡ máu; chống nguy cơ béo phì và các biến chứng khác.

Vậy sử dụng gạo mầm chữa bệnh tiểu đường sẽ đem lại những khả quan gì cho sức khỏe người bệnh?

6 tác dụng “cực hay” của gạo mầm đối với bệnh nhân tiểu đường là gì?

(Ảnh minh họa. Gạo mầm có tác dụng hạ đường huyết và huyết áp hiệu quả)

Sau đây, chúng ta cùng điểm qua 6 tác dụng tuyệt vời mà phương pháp ăn gạo mầm chữa bệnh tiểu đường mang lại nhé!

• Tác dụng 1: Có tác dụng ổn định đường huyết

Theo nghiên cứu của Trung tâm dinh dưỡng TPHCM năm 2012 cho kết quả, chỉ số đường huyết trong gạo mầm tăng chậm hơn và cũng giảm chậm hơn so với glucose chuẩn (ước tính trung bình chỉ bằng 58% so với glucose chuẩn).

Do vậy, sau khi ăn cơm từ gạo mầm, người bệnh sẽ không bị tăng đường huyết và huyết áp đột ngột. Nhờ tác động kép, vừa giúp tối ưu hóa hoạt động của insulin đối với quá trình hấp thu glucose từ thức ăn, vừa làm giảm cholesterol xấu.

• Tác dụng 2: Tác dụng tốt cho hệ thần kinh

Chất gaba trong gạo giúp làm giảm sự hoạt động của các neuron thần kinh và ức chế sự lan truyền của các tế bào dẫn truyền. Gaba cùng với hoạt chất inositol sẽ làm giảm căng thẳng và bất an đến thần kinh trung ương.

Nhờ đó, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh trầm cảm; bệnh mất trí nhớ; giúp ngủ ngon và sâu giấc; giảm căng thẳng và các biến chứng về thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường.

• Tác dụng 3: Chống bệnh loãng xương tự nhiên

Trong gạo mầm có lượng calci cao hơn 1,5 lần so với gạo lứt, và ở dạng dễ hấp thu cho cơ thể. Chính vì vậy, tránh được các biến chứng xương khớp, loãng xương, đau nhức do tiểu đường, béo phì.

• Tác dụng 4: Chống béo phì, giảm cân

Chất gaba trong gạo mầm có tác dụng ức chế sự thèm ăn của bệnh nhân tiểu đường, giúp duy trì được cân nặng, tránh tình trạng béo phì.

• Tác dụng 5: Ngăn ngữa lão hóa da và tế bào

Trong gạo mầm có chứa chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa da và các tế bào trong cơ thể. Hỗ trợ tăng sức đề kháng, phục hồi tổn thương bên trong do tiểu đường gây ra.

Gaba trong gạo mầm kích thích tiến trình tổng hợp nội tiết tố tăng trưởng (HGH) theo cơ chế sinh học, vì thế sẽ giúp ngăn chặn lão hóa da và tế bào hiệu quả.

• Tác dụng 6: Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong gạo mầm có chứa lượng chất xơ cao, kích thích quá trình tiêu hóa, chống táo bón, nhất là người cao tuổi có hệ tiêu hóa kém.

Vậy nên, với 6 tác dụng trên đây, bệnh nhân chọn áp dụng phương pháp thực dưỡng - ăn cơm gạo mầm chữa bệnh tiểu đường nhé!

Dùng gạo mầm chữa bệnh tiểu đường như thế nào mới đúng cách?

(Cơm gạo nảy mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gạo lút)

Đối với người bệnh tiểu đường ăn không quá 1.5 chén/lần và dùng cơm với các thức ăn hàng ngày.

Để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật như: cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, mất ngủ và suy giảm trí nhớ,… Khi vào độ tuổi trung niên và cao tuổi, bạn nên dùng cơm gạo mầm để phòng và hỗ trợ điều trị các căn bệnh chủ động.

Cũng như các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường do gen di truyền, nên ăn cơm gạo mầm hàng ngày để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.

Cách nấu cơm gạo mầm đơn giản như sau:

+ Không cần phải vo gạo trước khi nấu

+ Chỉ cần cho gạo và nước vào nồi, theo tỉ lệ 1Gạo : 2 Nước (tức là 1 chén gạo : 2 chén nước). Hoặc tùy theo khẩu vị của người dùng, thích khô hay dẻo hơn.

Trong gạo mầm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cân đối, giúp duy trì sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường. Được bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu nhất trong ngày mà không lo sợ tăng đường huyết hay béo phì.

Vậy nên, gạo mầm chữa bệnh tiểu đường là một loại thực phẩm cực tốt, là một phương pháp điều trị bệnh chủ động tại nhà cho bệnh nhân. Cũng như giúp phòng ngừa và đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho các thành viên khác trong gia đình.

Bạn có thể tham khảo thêm các thảo dược giúp hỗ trợ ổn định đường huyết vượt trội nhất hiện nay nhé!

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Cách ăn uống đúng - luôn tạo một sức mạnh mẽ, đẩy lùi mọi bệnh tật, kể cả bệnh nan y.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/gao-mam-danh-cho-nguoi-tieu-duong-a43951.html