3 xu hướng thị trường ‘không thể rời mắt’ khi xây dựng chiến lược kinh doanh hậu Covid-19

Covid-19 ‘đi rồi trở về’ tác động không nhỏ tới các xu hướng thị trường cũng như chiến lược kinh doanh của nhiều lĩnh vực ngành hàng theo cả hai hướng tốt - xấu. Đâu là những xu hướng sẽ trở thành ‘bình thường mới’ trong tương lai gần, đâu là những xáo trộn nhất thời, để lại những gợn sóng lăn tăn rồi biến mất? Cùng iSharedigital thảo luận qua bài viết dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về 3 cuộc đại ‘chuyển dịch’ dưới tác động từ Covid-19 nhé!

3 xu hướng thị trường đang định hình thế giới

1. Xu hướng tương lai của các cửa hàng - ứng dụng công nghệ cao vào tối đa trải nghiệm khách hàng

Trước sự thúc đẩy của các cuộc ‘chuyển đổi số’ sau mỗi đợt bùng dịch, bước tiên phong của các thương hiệu lớn và đại cách mạng trong trải nghiệm khách hàng, những mô hình cửa hàng như hiện tại sẽ có những thay đổi ‘không tưởng’ trong tương lai. Lấy ví dụ ở một vài quốc gia phát triển, nhiều thực tại bình thường đã được ‘số hóa’ như:

Các ứng dụng này gọi chung là ‘store of future’ - mô hình cửa hàng của tương lai! Đây là những xu hướng đã được manh nha ở nhiều nước từ trước thời kỳ Covid-19. Nếu trước đó, ‘store of the future’ chỉ là sân chơi của số ít ‘ông lớn’, trước những thực tại mới mà giãn cách vẫn là ưu tiên ở nhiều nơi, đây sớm muộn sẽ là một hướng đi mới của số đông trên thị trường quốc tế.

Ở một góc độ nào đó, bạn có thể nghĩ ‘cửa hàng ảo’ hay cửa hàng công nghệ cao là những xu thế khá xa xôi để có thể ‘ứng dụng’ tại Việt Nam. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn trong thời đại dịch, không ít công nghệ đã được ‘mang về’ để làm thay đổi trải nghiệm khách hàng trong thời giãn cách. Chẳng hạn như ứng dụng công nghệ AR để bán nội thất khi người tiêu dùng vừa muốn tân trang nhà cửa vừa không tiện ‘ra đường’!

3 xu hướng thị trường tương lai hậu covid-19

‘Du nhập’ những công nghệ có sẵn để làm mới trải nghiệm khách hàng và tạo sự khác biệt, đây cũng có thể là nước đi trong tương lai gần của nhiều thương hiệu cao cấp, đặc biệt là các startup Việt Nam với dòng vốn lớn!

Và một vài thay đổi kéo theo của xu hướng này đó là ranh giới giữa các đơn vị sản xuất và nhà phân phối/ bán buôn sẽ ngày càng nhạt đi; những trải nghiệm mua sắm, khám phá của khách hàng trên không gian ảo sẽ ngày càng cao. Đây cũng là tiền đề cho những đại cải cách trong công nghệ thanh toán, vận chuyển, quản lý thông tin và chăm sóc khách hàng…!

→ 5 yếu tố ảnh hưởng chính tới trải nghiệm khách hàng CX

2. Xu hướng tương lai của thương hiệu: sứ mệnh thương hiệu phải đi liền với vấn đề xã hội

Một trong những xu hướng thị trường nổi trội sau năm đầu tiên đại dịch đó là sự thay đổi về tiêu chuẩn lựa chọn thương hiệu mà khách hàng sẽ tiếp tục đồng hành. Bởi lẽ khi lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ, không chỉ là những giá trị lý tính mà còn bởi họ cảm thấy mình là một phần của những giá trị thương hiệu theo đuổi’. Và khi khó khăn xảy ra, họ luôn trông mong vào những hành động xứng niềm tin và đạo đức từ phía thương hiệu.

Sẽ là cảm giác bị phản bội nếu thương hiệu tỏ ra trục lợi trong thời kỳ khó khăn. Điều mà khách hàng trông mong là những thương hiệu biết ‘tối thiểu hóa’ cái tôi cá nhân và chứng tỏ những ‘lời nói miệng’ qua hành động thực tiễn trước những vấn đề chung của cộng đồng.

Có thể nói Covid-19 khiến mức độ ‘để tâm’ của người tiêu dùng trở nên ‘xăm soi’ hơn. Cách mà doanh nghiệp đối xử với nhân viên, cộng đồng hay những người khó khăn, dù ít dù nhiều đều sẽ ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng của họ khi lựa chọn sản phẩm. Hãy nhớ lại những câu chuyện tiêu biểu trong năm Covid-19 đầu tiên nhé, bạn có đang ủng hộ cho tiệm bánh ABC, pharmacity, pepsi, PHGLock…

Theo các nghiên cứu mới đây, 71% người tham gia khẳng định họ sẽ ‘bỏ rơi’ thương hiệu ngay khi cảm thấy doanh nghiệp này đang ‘kiếm tiền’ trên ‘nỗi đau xã hội’. Và trong thời kỳ nhạy cảm như vậy, khi đã mất niềm tin một lần, họ sẽ đánh mất niềm tin mãi mãi.

Ngay cả khi bước ra khỏi đại dịch, họ vẫn giữ một thái độ kỳ vọng nhất định tới các thương hiệu thân thiết. Không chỉ là câu chuyện kinh doanh, thương hiệu phải đại diện cho một thứ gì lớn hơn - một vấn đề nổi cộm trong xã hội về bình đẳng, công lý, môi trường… Đồng thời khi đã mang trên mình ‘trọng trách’ đó, doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để thực hiện nếu không đây chỉ là con dao 2 lưỡi bất kỳ lúc nào cũng có thể khiến thương hiệu ‘tổn thương’.

3. Xu hướng tương lai của chuỗi cung ứng - AI, phần mềm quản lý dữ liệu đầu cuối và các ứng dụng tự động

3 xu hướng thị trường tương lai hậu covid-19

Mô hình chuỗi cung ứng đang chịu áp lực đổi mới khi hành vi và kỳ vọng của người tiêu dùng đang thay đổi đáng kể theo các xu hướng như mua sắm đa kênh, nhiều điểm chạm. Chính điều này cũng khiến việc dự đoán và định hình nhu cầu trở nên khó khăn hơn.

Lúc này, khả năng hiển thị đầu cuối sẽ là yếu tố cần quan tâm hàng đầu để quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng. Theo đó doanh nghiệp sẽ cần cái nhìn cụ thể hơn về vị trí và tình trạng đơn hàng từ quá trình lưu kho đến dịch chuyển một cách nhanh nhạy và có độ tùy biến cao. Xa hơn, đó là những chân dung khách hàng cụ thể với sự mô tả chính xác về nhu cầu khách hàng.

Và đề giải quyết thách thức này, nâng cấp và ‘số hóa’ chuỗi cung ứng là một trong những hướng giải quyết tốt nhất.

AI và các công cụ phân tích, quản lý dữ liệu như phần mềm CRM sẽ là nền tảng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong cuộc chiến mới - thời đại mà đúng có sản phẩm vào đúng thời điểm một cách nhanh, chính xác với sự thỏa mãn cao sẽ trở thành những ‘chuẩn mực’ cơ bản nhất. Với những ứng dụng này, chuyển đổi số chuỗi cung ứng sẽ giúp:

Tóm lại, dù đại dịch tiếp tục kéo dài hay kết thúc, thế giới cũng sẽ sớm biết qua một thời đại mới nơi các doanh nghiệp bắt đầu từ ‘tái điều chỉnh’ thương hiệu để xây dựng cộng đồng; tập trung vào công nghệ để tối ưu trải nghiệm khách hàng và cải thiện chuỗi cung ứng với hệ thống số để tối ưu chi phí cơ hội và tăng ‘tốc độ’ cạnh tranh.

Hy vọng 3 xu hướng thị trường trên sẽ giúp bạn phần nào ‘mường tượng’ được thế giới tương lai và có những sự chuẩn bị đầy đủ ngay từ hiện tại!

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/thi-truong-trong-tuong-lai-can-gi-a43600.html