Vượt qua vòng sàng lọc CV, bạn sẽ tiếp tục bước vào vòng phỏng vấn. Và đây chính là vòng quyết định bạn có được tuyển dụng hay không. Vậy phải làm sao để vượt qua vòng phỏng vấn quan trọng này?
Đừng lo lắng, với bài viết “Các loại câu hỏi phỏng vấn và phương pháp trả lời” của Ms Uptalent sau đây chắc chắn bạn đọc sẽ được trang bị những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính nhất. MỤC LỤC: 1. Câu hỏi về tính cách + Cách trả lời các loại câu hỏi phỏng vấn về tính cách + Một số câu hỏi phỏng vấn về tính cách thường gặp 2. Câu hỏi phỏng vấn về năng lực chuyên môn + Cách trả lời + Mẫu câu hỏi phỏng vấn năng lực phổ biến 3. Câu hỏi về kinh nghiệm công việc + Cách trả lời + Mẫu câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm thường gặp 4. Câu hỏi về kỹ năng + Cách trả lời + Mẫu câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng
Câu hỏi phỏng vấn về tính cách giúp nhà tuyển dụng dự đoán cách bạn sẽ cư xử nếu đảm nhận vị trí họ đang tuyển. Qua câu trả lời của bạn người phỏng vấn sẽ xác định được bạn có những kỹ năng mềm nào phù hợp yêu cầu công việc cũng như đánh giá được khả năng xử lý của bạn khi gặp những vấn đề khó. Bởi vậy những ứng viên thể hiện được kỹ năng mềm mạnh mẽ và bản lĩnh trong cuộc phỏng vấn sẽ tạo được ấn tượng tốt với người tuyển dụng.
Khi trả lời câu hỏi về tính cách bạn cần đưa ra ngữ cảnh cụ thể thay vì chỉ trả lời chung chung hoặc liệt kê những đặc điểm tính cách bạn sở hữu. Bên cạnh đó, một số câu hỏi về tính cách cũng là những câu hỏi phỏng vấn về hành vi. Nhà tuyển dụng muốn biết hành vi trước đây của bạn để dự đoán cách bạn xử lý những tình huống tương tự trong tương lai.
Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi phỏng vấn dạng này là sử dụng phương pháp STAR (Situation, Task, Action, Result), nghĩa là “Tình huống, Nhiệm vụ, Hành động, Kết quả”. Đây là phương pháp tuyệt vời giúp bạn biến câu trả lời thành một câu chuyện ngắn gọn và mạch lạc. >>>> Xem thêm: 10 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời
Khi sử dụng một tình huống cụ thể để chỉ ra đặc điểm tính cách, bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được giá trị của mình. Đồng thời cũng thể hiện được sự phù hợp của bạn với văn hóa của họ.
Một điểm khác bạn cần chú ý là hãy lựa chọn những đặc điểm tính cách có liên quan đến công việc đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn nhận được đánh giá cao hơn về mức độ phù hợp trong mắt nhà tuyển dụng.
1. Nếu có thể thay đổi một điều gì đó trong tính cách của mình, bạn sẽ chọn điều gì?
2. Hãy kể một tình huống căng thẳng bạn đã từng trải qua và cách bạn xử lý?
3. Sau giờ làm bạn thường làm gì hoặc là bạn có chơi môn thể thao nào không? Vì sao bạn lại thích chúng?
4. Bạn hãy kể về khoảng thời gian mà bạn đã phải nỗ lực để vươn lên trong công việc?
5. Điều gì là động lực thúc đẩy bạn trong cuộc sống?
6- Nếu cấp trên yêu cầu bạn thực hiện một nhiệm vụ mà ban đầu bạn nghĩ rằng mình không thể làm được thì bạn sẽ thực hiện nó như thế nào?
7- Hãy kể tôi nghe về lần bạn trễ deadline hoặc gần như trễ deadline. Lúc đó bạn đã phản ứng như thế nào? Bạn học được gì từ lần đó?
8- Bạn thích làm việc theo nhóm hay độc lập? Vì sao?
9- Bạn đam mê điều gì nhất?
10- Hãy nói về khoảng thời gian mà cấp trên không hài lòng với kết quả công việc của bạn. Bạn đã thảo luận về vấn đề đó ra sao và trong lần tiếp theo bạn đã làm gì?
Đây là nhóm những câu hỏi về hành vi hoặc tình huống. Chúng được thiết kế để kiểm tra một hoặc nhiều kỹ năng hoặc là năng lực của ứng viên. Người phỏng vấn sẽ có một danh sách câu hỏi, trong đó mỗi câu sẽ hướng đến một kỹ năng cụ thể. Câu trả lời của bạn sẽ được đối chiếu với các tiêu chí được xác định từ trước để đánh giá mức độ phù hợp.
Bạn nên sử dụng phương pháp STAR để có một câu trả lời đúng trọng điểm, rõ ràng và ngắn gọn. Trong câu trả lời bạn hãy xác định:
- Tình huống / nhiệm vụ: trước tiên bạn hãy mô tả nhiệm vụ hoặc tình huống bạn phải đối mặt. Ví dụ: “Tôi đã dẫn dắt một nhóm đồng nghiệp trong buổi thuyết trình với khách hàng tiềm năng”.
- Hành động: trình bày những việc bạn đã làm, làm như thế nào và vì sao bạn làm như vậy. Ví dụ: “Lần đó nhóm chúng tôi phải thuyết trình trước 20 công ty. Tôi đã phân chia các phần của bài thuyết trình cho từng thành viên và chúng tôi đã cùng nhau thảo luận ý tưởng trong rất nhiều các cuộc họp. Sau khi nghiên cứu và thảo luận sâu rộng bài thuyết trình đã diễn ra suôn sẻ.”
- Kết quả: mô tả kết quả các hành động bạn đã thực hiện. Ví dụ: “Sau những nỗ lực và làm việc chăm chỉ của cả nhóm, chúng tôi đã ký được hợp đồng với 15 công ty”.
Hãy cố gắng liên kết câu trả lời của bạn với vị trí bạn đang ứng tuyển. Mặc dù bạn đã chuẩn bị câu trả lời từ trước, nhưng đừng trình bày như thể bạn đang “đọc kịch bản”.
Ngoài ra bạn cũng nên tránh việc nói dối hoặc nguy tạo tình huống. Vì người phỏng vấn có thể dễ dàng tìm ra sơ hở.
1. Hãy cho ví dụ về lần bạn xử lý xung đột tại nơi làm việc?
2. Bạn làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp?
3. Hãy kể tôi nghe về quyết định lớn bạn đưa ra gần đây? Bạn cảm thấy như thế nào?
4. Cho đến nay, thành tựu lớn nhất bạn đạt được là gì? >>>> Có thể bạn quan tâm: Trả lời: Điểm Mạnh, Điểm Yếu của bản thân trong phỏng vấn hay nhất
5. Hãy kể về dự án bạn đã phải sử dụng nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau để đạt được mục tiêu?
6. Bạn sẽ làm gì để đương đầu với nghịch cảnh?
7. Hãy đưa ra ví dụ về một thử thách bạn đã gặp phải trong công việc? Bạn đã vượt qua nó như thế nào?
8. Bạn sẽ dùng cách gì để tạo sự ảnh hưởng lên mọi người trong tình huống có nhiều ý kiến trái chiều, mâu thuẫn?
9. Hãy kể một tình huống mà bạn đã giải quyết vấn đề một cách sáng tạo?
10. Hãy mô tả tình huống bạn được yêu cầu làm điều gì đó mà trước đây bạn chưa từng làm qua?
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn cố gắng tìm hiểu kinh nghiệm trước đây của bạn và cách bạn chuẩn bị cho vị trí công việc đang ứng tuyển. Bởi vậy họ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về kinh nghiệm công việc để hiểu rõ hơn kinh nghiệm làm việc của bạn có liên quan như thế nào đến vị trí họ đang tuyển dụng.
Những câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm được thiết kế để nhà tuyển dụng xác định ứng viên phù hợp nhất với công việc. Đối với họ hành vi của bạn trong quá khứ là thước đo tốt nhất để đánh giá hiệu quả công việc trong tương lai.
Cách trả lời tốt nhất với loại câu hỏi này là bạn nên mô tả chi tiết trách nhiệm và thành tích bạn đã đạt được trong những công việc trước đó. Hãy cố gắng liên kết chúng với công việc bạn đang phỏng vấn.
Bạn nên đọc thật kỹ mô tả công việc của vị trí đang ứng tuyển. Từ đó liệt kê ra những nhiệm vụ bạn từng thực hiện có liên quan đến công việc này. Điều đó sẽ cho thấy bạn có đủ năng lực cần thiết để thực hiện công việc. Hãy nhớ chỉ tập trung vào những trách nhiệm trước đó có liên quan đến yêu cầu công việc, quá lan man sẽ khiến bạn không được đánh giá cao.
1. Hãy cho tôi biết về kinh nghiệm làm việc của bạn?
2. Hãy mô tả những kinh nghiệm làm việc của bạn có liên quan đến vị trí này?
3. Vì sao bạn cho rằng những kinh nghiệm làm việc trước đó của bạn phù hợp với yêu cầu công việc chúng tôi đang tuyển?
4. Vì sao bạn muốn rời bỏ công việc hiện tại?
5. Bạn thích điều gì và không thích điều gì ở công việc của mình?
6. Theo bạn đâu là khó khăn và thử thách lớn nhất đối với công việc này?
7. Điều gì khiến bạn ấn tượng nhất về công việc gần đây của bạn?
8. Từ những kinh nghiệm đã có, bạn sẽ làm gì để chuẩn bị tốt nhất cho công việc này?
9. Hãy mô tả phong cách quản lý của bạn?
10. Hãy cho tôi biết thêm về khoảng thời gian trống trong hồ sơ xin việc của bạn?
Một trong những loại câu hỏi phỏng vấn được nhà tuyển dụng yêu thích chính là câu hỏi về kỹ năng. Qua những câu hỏi này họ sẽ đánh giá được năng lực của bạn và biết được bạn có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc đang tuyển hay không.
Những câu hỏi này chủ yếu khai thác các kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm và các kỹ năng khác của ứng viên. Chúng có vẻ giống câu hỏi tình huống nhưng thực tế loại câu hỏi này ít mang tính giả thiết hơn. Nghĩa là bạn cần tập trung vào những thực tế đã trải qua trước đây để trả lời. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng tập trung xem xét cách bạn vận dụng một kỹ năng nào đó, thay vì chỉ muốn biết cách bạn giải quyết vấn đề. >>>> Tham khảo: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay
Nhà tuyển dụng hỏi về kỹ năng mềm vì họ muốn thuê được ứng viên có thể thích nghi với nhiều tình huống khác nhau. Vì vậy thể hiện kỹ năng mềm sao cho làm nổi bật được cách bạn cư xử trong các vai trò công việc trước đó là mục tiêu bạn cần đạt được.
Một lần nữa bạn hãy vận dụng phương pháp STAR để có câu trả lời tốt nhất đối với câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm. Kỹ thuật STAR sẽ giúp bạn truyền đạt hiệu quả các kỹ năng mềm của bạn trong buổi phỏng vấn.
- Tình huống (S): Đưa ra bối cảnh về một tình huống bạn đã gặp phải ở nơi làm việc và điều gì đã dẫn đến tình huống đó.
- Nhiệm vụ (T): giải thích nhiệm vụ, vai trò của bạn trong tình huống này.
- Hành động (A): Mô tả các hành động bạn đã trong tình huống này và cách những hành động đó ảnh hưởng đến mục tiêu cần hoàn thành.
- Kết quả (R): Làm nổi bật kết quả các hành động bạn đã thực hiện và cách các hành động đó mang lại kết quả. Hãy sử dụng những số liệu có thể định lượng để nhấn mạnh các hành động của bạn đã hữu ích như thế nào với công ty trước đó.
1. Hãy mô tả một tình huống yêu cầu bạn phải sử dụng khả năng sáng tạo của mình?
2. Hãy mô tả một tình huống mà bạn phải hoàn thành công việc với tiêu chuẩn cao trong thời gian rất ngắn?
3. Đưa ra ví dụ về cách bạn sử dụng kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và đạt được thành công?
4. Khi phải đối mặt với khiếu nại của khách hàng bạn đã giải quyết như thế nào?
5. Thay đổi lớn nhất mà bạn gặp phải trong công việc trước đây của mình là gì? Bạn đã vượt qua điều đó như thế nào?
6. Hãy nói về lần bạn phải quản lý nhóm của mình vượt qua một tình huống khó khăn?
7. Bạn đã làm thế nào để sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ cần thực hiện khi không có nhiều thời gian?
8. Vấn đề khó khăn nhất bạn đã từng giải quyết trong công việc trước đó là gì?
9. Bạn sẽ giải thích những vấn đề mới cho các đồng nghiệp không có chuyên môn như thế nào?
10. Bạn sẽ làm gì khi nhân viên không đồng tình với quyết định của mình?
Chỉ cần nắm vững các loại câu hỏi phỏng vấn và phương pháp trả lời từng loại câu hỏi được Uptalent nhắc đến trong bài viết này, chắc chắn bạn đọc sẽ thuận lợi vượt qua vòng phỏng vấn đầy cam go. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều câu hỏi phỏng vấn dành riêng cho những ngành nghề khác nhau tại HRchannels.com.
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/cach-tra-loi-cac-cau-hoi-phong-van-a43519.html