Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 20 từ đó học tốt môn Lịch Sử lớp 8.
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)
Giải Lịch sử 8 trang 80
Mở đầu trang 80 Bài 20 Lịch Sử 8: Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã tiến hành đấu tranh chống xâm lược như thế nào từ năm 1858 đến năm 1884?
Trả lời:
- Sang thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây phát triển mạnh, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Trong bối cảnh đó, do Việt Nam có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên và nhân công nên cũng trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.
- Trong những năm 1858 - 1884, thông qua nhiều thủ đoạn chính trị, quân sự và ngoại giao, thực dân Pháp đã từng bước hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
- Trước hành động xâm lược của tư bản Pháp, nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm phải nhiều sai lầm trong chỉ đạo đấu tranh, dẫn đến hậu quả Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
- Đối lập với thái độ của triều đình, nhân dân Việt Nam đã kiên quyết đứng lên đấu tranh ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, mặt khác, quá trình đấu tranh của nhân dân cũng có sự chuyển biến: từ đấu tranh chống Pháp xâm lược sang kết hợp giữa đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.
1. Thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 - 1873
Câu hỏi trang 80 Lịch Sử 8: Lập sơ đồ những sự kiện chính xảy ra trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873.
Trả lời:
Câu hỏi trang 80 Lịch Sử 8: Dựa vào tư liệu 20.2, lược đồ 20.3 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873.
Trả lời:
- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):
+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):
+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.
+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.
+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.
+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…
- Giai đoạn từ 1862 - 1874:
+ Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.
+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)
+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.
+ Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.
2. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra cả nước và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 - 1884
Câu hỏi trang 83 Lịch Sử 8: Dựa vào sơ đồ 20.5, lược đồ 20.6, 20.7 và thông tin trong bài, em hãy trình bày những sự kiện chính về quá trình Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam giai đoạn 1873 - 1884.
Trả lời:
- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):
+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.
+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.
+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (tháng 12/1873), khiến tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.
+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.
- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):
+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.
+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).
- Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):
+ Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.
+ Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).
+ Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Luyện tập - Vận dụng
Giải Lịch sử 8 trang 84
Luyện tập 1 trang 84 Lịch Sử 8: Dựa vào nội dung bài học, hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1854 theo mẫu dưới đây:
Giai đoạn
Diễn biến chính
Tên nhân vật tiêu biểu
1858 - 1873
1873 - 1884
Trả lời:
Giai đoạn
Diễn biến chính
Tên nhân vật
tiêu biểu
1858 - 1873
- Tháng 9/1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân Việt Nam kháng cự quyết liệt khiến Pháp bị giam chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
- Tháng 2/1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân.
- Tháng 2/1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, sau đó mở rộng đánh chiếm Gia Định.
- Tháng 2/1862, Pháp đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
- Tháng 6/1862, Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp ước Nhâm Tuất. Phong trào kháng chiến ở Nam Kì sôi nổi.
- Tháng 6/1867, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì.
- Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị ở Nam Kì.
- Nguyễn Tri Phương
- Trương Định
- Nguyễn Trung Trực
- Nguyễn Hữu Huân
- Nguyễn Đình Chiểu
- ...
1873 - 1884
- Tháng 11/1873, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi.
- Năm 1874, thực dân Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp ước Nhâm Tuất.
- Tháng 1882, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ hai, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi.
- Năm 1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An, nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng.
- Năm 1884, nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
- Nguyễn Tri Phương
- Hoàng Diệu
- Lưu Vĩnh Phúc
Vận dụng 2 trang 84 Lịch Sử 8: Đây là hình ảnh chụp từ trên không về di tích thành Điện Hải thuộc thành phố Đà Nẵng ngày nay. Dựa vào tư liệu và kiến thức trong bài, tham khảo thêm thông tin trên internet, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) để thuyết minh cho du khách khi đến thăm di tích này.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải.
Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông.
Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.
Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố. Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 16/11/1988, được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)
1. Thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 - 1873
- Vào ngày 31-8-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn quân trước cửa biển Đà Nẵng, lấy cớ bảo vệ Thiên Chúa giáo.
- Sáng ngày 1-9-1858, đại bác trên chiến hạm của liên quân bắn vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp-Tây Ban Nha.
- Tháng 2-1859, phía Pháp buộc phải rút phần lớn binh lực tại Đà Nẵng.
- Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ và vào ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công Gia Định và thành Gia Định thất thủ.
- Tổng đốc Võ Duy Ninh hi sinh.
- Sau khi thành Gia Định bị phá huỷ, triều đình nhà Nguyễn cho xây đại đồn Chí Hoà và rạng sáng ngày 24-2-1861, quân Pháp hạ đại đồn Chí Hoà và chiếm luôn các tỉnh Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Tháng 6-1862, triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất và cả hai bên tạm thời hoà hoãn.
- Năm 1867, phía Pháp vi phạm hiệp ước và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây.
- Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh địa phương diễn ra khắp nơi và ngày càng lan rộng.
- Nhiều lãnh tụ kháng Pháp thà chết chứ không chịu hợp tác với kẻ đi xâm lược. Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị dùng văn thơ để chiến đấu.
2. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra cả nước và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 - 1884
- Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kỳ và tấn công Cam-pu-chia.
- Năm 1873, Gác-ni-ê dẫn 200 quân đánh chiếm Bắc Kỳ, nhưng gặp sự kháng cự của quân dân Việt Nam.
- Thực dân Pháp kí hiệp ước với triều đình nhà Nguyễn và rút quân khỏi Hà Nội.
- Tháng 4 - 1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.
- Cuộc chiến đấu chống Pháp vẫn tiếp diễn ở các tỉnh Bắc Kỳ sau khi Hà Nội bị chiếm.
- Từ tháng 12 - 1883, quân Pháp tiếp tục tấn công và tiêu diệt các phòng tuyến cuối cùng của quân ta ở Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang.
Sơ đồ tư duy Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/lich-su-8-bai-20-a42446.html