Cách dưỡng móng chân bị hư tại nhà giúp móng nhanh mọc lại

Móng chân bị hư tổn, trông xấu xí đến khó chịu nhưng bạn chẳng biết làm sao để chăm sóc móng chân khỏe đẹp hơn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các cách dưỡng móng chân bị hư nhé!

1Nguyên nhân khiến móng chân hư tổn

Móng chân bị hư tổn có thể đến từ các nguyên nhân như:

Chấn thương móng chân gây chảy máu bên dưới móng làm móng có màu đen

Chấn thương móng chân gây chảy máu bên dưới móng làm móng có màu đen

2Cách chăm sóc móng chân bị hư tổn

Xử lý chấn thương trên móng

Móng chân bị thâm tím do chấn thương không có gì đáng lo ngại vì phần móng màu đen sẽ mọc dài ra, móng cũ bị hư hỏng thậm chí có thể tự bong ra khi móng mới mọc ở bên dưới. Móng chân hư tổn do chấn thương thường tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, trường hợp nếu móng chân của bạn dài ra mà vẫn có màu đen thì tình trạng tổn thương móng có thể liên quan đến nguyên nhân khác, cần kịp thời can thiệt để tránh các biến chứng nguy hiểm. [2]

Móng chân hư tổn do chấn thương thường tự khỏi mà không cần điều trị

Móng chân hư tổn do chấn thương thường tự khỏi mà không cần điều trị

Cắt và dũa móng ngắn lại

Trước khi cắt và dũa móng chân, hãy làm sạch bàn chân bằng nước xà phòng ấm và lau khô để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài bàn chân, bạn cũng cần làm sạch bàn tay của bạn để giảm nguy cơ truyền vi khuẩn, làm tình trạng nặng hơn.

Đầu tiên, bạn nên cắt bỏ phần móng nằm trên da chết. Điều này giúp hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn trú ngụ bên dưới phần móng chết. Ngoài ra, cắt bớt móng cũng sẽ giúp lớp da bên dưới móng lành nhanh hơn.

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, bạn có thể khử trùng dụng cụ cắt, dũa bằng cồn trước khi sử dụng và nên dùng bấm móng sắc sẽ tốt hơn bấm móng cùn vì bấm cùn có thể làm rách móng khi bạn cố gắng cắt phần móng chết ra.

Cắt và dũa móng ngắn lại giúp hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn trú ngụ bên dưới phần móng chết

Cắt, dũa móng ngắn lại giúp hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn trú ngụ bên dưới phần móng chết

Không sơn móng chân

Bạn nên hạn chế tối đa việc tẩy và sơn móng chân, vì việc tiếp xúc với hóa chất lâu dài có thể khiến móng chân của bạn bị khô, bong tróc theo thời gian.

Tẩy bỏ lớp sơn móng chân hiện tại rồi để nguyên, không tác động khoảng 2 - 3 tuần trước khi sơn lại, sau đó, bạn hãy theo dõi xem móng chân của mình có cải thiện không. Khi quyết định sơn lại móng chân, bạn hãy chọn loại sơn có bổ sung vitamin A và các chất dinh dưỡng khác cho móng.

Những đốm nhỏ màu trắng trên móng chân của bạn cho thấy sự tích tụ chất sừng hoặc có thể báo hiệu sự thiếu hụt một số loại vitamin hoặc khoáng chất, như kẽm hoặc magie. Bạn có thể tự điều trị bằng cách ngừng sơn móng chân trong ít nhất 3 tuần và thay đổi sang chế độ ăn bổ sung vitamin và khoáng chất.

Bạn nên hạn chế tối đa việc tẩy và sơn móng chân

Bạn nên hạn chế tối đa việc tẩy và sơn móng chân

Thường xuyên dưỡng ẩm cho móng

Vào ban đêm, bạn nên thoa một lượng lớn kem dưỡng ẩm và sau đó đeo vớ cotton. Chất liệu cotton sẽ giữ ẩm cho móng qua đêm và không để cho không khí lọt vào làm khô móng.

Việc rửa chân thường xuyên cùng với hóa chất có thể làm khô, bong tróc móng chân và da chân. Vì thế, hãy chọn mua kem, gel hoặc serum dưỡng ẩm cho da và loại chuyên dụng dành cho chăm sóc tay, chân. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kem dưỡng ẩm sau mỗi lần bạn rửa chân.

Nếu bạn phải rửa chân nhiều, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa dimethicone, một thành phần bảo vệ, tạo ra một hàng rào vật lý giúp giữ ẩm cho da và hạn chế tình trạng móng khô, dễ gãy.

Thường xuyên dưỡng ẩm cho móng để tránh tình trạng khô và bong tróc móng, da chân

Thường xuyên dưỡng ẩm cho móng để tránh tình trạng khô và bong tróc móng, da chân

Ngâm móng với muối biển

Lấy một chậu nước cỡ vừa, thêm nước ấm và 6 thìa cà phê muối biển. Đặt chân của bạn trong dung dịch vừa pha và ngâm trong tối đa 10 phút. Điều này sẽ giúp làm sạch móng, từ đó hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Cùng với đó, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm trực tiếp lên móng sau khi ngâm để thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn, nhờ đó móng chân bị hư sẽ nhanh hồi phục.

Ngâm móng với muối biển giúp làm sạch móng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

Ngâm móng với muối biển giúp làm sạch móng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

Đắp túi trà

Đắp túi trà là một cách khắc phục nhanh chóng cho móng bị gãy. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ chú ý có dấu hiệu nhiễm trùng nào không trước khi thực hiện. Mỗi lần bạn chỉ nên dán túi trà lên móng trong khoảng 1 tuần, nếu cần, hãy thay miếng dán túi trà khi cần thiết.

Cách làm:

Đắp túi trà là một cách khắc phục nhanh chóng cho móng bị gãy

Đắp túi trà là một cách khắc phục nhanh chóng cho móng bị gãy

Thoa tinh dầu tràm trà

Với đặc tính chống nấm, tinh dầu tràm trà là một lựa chọn tuyệt vời nếu móng của bạn bị đổi màu, dễ gãy hoặc có mùi. Thoa một vài giọt tinh dầu lên móng bị hư 2 lần mỗi ngày và lặp lại cho đến khi móng bắt đầu cải thiện ở bên ngoài.

Nếu bạn bị kích ứng bởi tinh dầu tràm trà, hãy thử dùng bông gòn thấm nước cốt chanh lên móng chân. Axit trong nước trái cây có thể giúp tiêu diệt bất kỳ loại nấm nào trên móng một cách hiệu quả.

Nếu bác sĩ kê toa thuốc chống nấm, bạn nên dùng thuốc đó thay vì tự điều trị tại nhà. Những loại kem này là cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng nhiễm nấm, giúp phần móng hư nhanh chóng hồi phục.

tinh dầu tràm trà là một lựa chọn tuyệt vời nếu móng bị đổi màu, dễ gãy hoặc có mùi

Tinh dầu tràm trà là một lựa chọn tuyệt vời nếu móng bị đổi màu, dễ gãy hoặc có mùi

Hạn chế tiếp xúc với hóa chất

Khi làm việc nhà hoặc dọn dẹp, hãy đi một đôi ủng bằng cao su hoặc bằng nhựa. Các hóa chất trong chất tẩy rửa có thể ăn mòn móng chân, móng tay của bạn. Việc đi ủng, đeo găng tay sẽ ngăn ngừa các hư tổn có thể xảy ra.

Đồng thời, việc mang ủng sẽ hạn chế làm tình trạng móng hư trở nên trầm trọng hơn, hỗ trợ tích cực cho quá trình hồi phục của móng.

Việc đi ủng, đeo găng tay giúp móng chân, móng tay hạn chế tiếp xúc với hóa chất

Việc đi ủng, đeo găng tay giúp móng chân, móng tay hạn chế tiếp xúc với hóa chất

Bổ sung biotin

Bổ sung biotin là một cách rất hữu ích để duy trì móng tay, móng chân khỏe đẹp. Ngoài ra, việc tiêu thụ các thực phẩm giàu biotin hằng ngày cũng có tác dụng giúp củng cố lớp móng của bạn, giúp móng nhanh chóng hồi phục.

Tác dụng của biotin thường phát huy chậm, nhưng sẽ giúp móng tay, móng chân có thể chịu được các tác động vật lý, hóa học từ bên ngoài mà không bị gãy hoặc rách.

Vì thế, bạn nên sử dụng biotin trong ít nhất 4 - 6 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc bổ sung silicone để giúp móng chắc khỏe và nhanh lành hơn.

Bổ sung biotin có thể hữu ích để duy trì móng tay, móng chân khỏe đẹp

Bổ sung biotin rất hữu ích để duy trì móng tay, móng chân khỏe đẹp

Ăn uống đúng cách và uống nhiều nước

Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn được bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa vitamin A, B, C và E. Những loại vitamin này sẽ giúp móng tay, móng chân và lớp biểu bì xung quanh chắc khỏe hơn, từ đó giúp móng chân nhanh chóng hồi phục.

Ngoài ra, hãy đảm bảo uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng mất nước, hạn chế tình trạng móng bị giòn và lớp biểu bì khô, ảnh hưởng đến quá trình lành của móng bị hư.

Ăn uống đúng cách và bổ sung đủ nước giúp duy trì bộ móng khỏe mạnh

Ăn uống đúng cách và bổ sung đủ nước giúp duy trì bộ móng khỏe mạnh

3Cách loại bỏ móng hư tại nhà

Làm sạch phần móng chết trước khi loại bỏ

Dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết móng bị hư là sự đổi màu của móng. Khi móng sắp hư, nó có thể có màu đen hoặc có màu hơi bầm tím. Lúc này, bạn cần phải loại bỏ móng chết để tạo điều kiện cho móng mới nhanh mọc và chóng lành vết thương.

Để loại bỏ móng chân bị hư, điều đầu tiên bạn cần làm đó là làm sạch vùng bàn chân và bàn tay của bạn trước khi tháo móng nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm trùng vùng da bên dưới móng.

Việc rửa sạch chân tay trước khi tháo móng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vùng da bên dưới móng

Việc rửa sạch chân tay trước khi tháo móng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng

Loại bỏ da chết xung quanh móng

Bạn nên cắt bỏ phần móng dài ra và phần da chết xung quanh móng. Điều này giúp hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi gây ra tình trạng nhiễm trùng. Việc loại bỏ da chết xung quanh cũng sẽ giúp lớp da bên dưới móng lành nhanh hơn.

.

Bạn nên cắt bỏ phần móng dài ra và phần da chết xung quanh móng

Xem xét tình trạng móng

Nếu móng đã bị hư hoàn toàn thì khi cắt và tháo móng sẽ không gây cảm giác đau đớn cho bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không chắc chắn về tình trạng móng của mình, hãy nhờ bác sĩ hoặc nhân viên y tế thực hiện bước này.

Nếu móng đã bắt đầu hư, bạn có thể dễ dàng tách phần chết đó ra khỏi da

Nếu móng đã bắt đầu hư, bạn có thể dễ dàng tách phần hư đó ra khỏi da

Băng lại ngón chân

Sau khi loại bỏ phần móng hư, bạn nên quấn ngón chân bằng băng y tế. Phần da mới lộ ra có thể sẽ mềm và dễ bị tổn thương, vì vậy quấn ngón chân bằng băng gạc sẽ giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu.

Bạn cũng có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc mỡ bôi trơn lên da để giúp vết thương mau lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi loại bỏ phần móng chết, hãy quấn ngón chân bằng băng y tế

Sau khi loại bỏ phần móng hư, hãy quấn ngón chân bằng băng y tế

Loại bỏ phần móng chết

Bạn không nên cố gắng cạy bất kỳ phần móng nào còn dính trên da vì phần móng chết sẽ bong ra hoàn toàn và tự rụng mà không cần tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, bạn có thể cắt hoặc dũa một cách an toàn khi móng đã tách ra khỏi phần da hoàn toàn.

bạn có thể cắt hoặc dũa một cách an toàn khi móng rời ra khỏi da hoặc dài ra

Bạn có thể cắt hoặc dũa một cách an toàn khi móng rời ra khỏi da hoặc dài ra

4Chăm sóc móng sau khi loại bỏ móng hư

Giữ sạch sẽ và băng lại

Sau khi bạn loại bỏ phần móng bị hư tổn và để lộ lớp da non phía dưới, hãy làm sạch ngón chân bằng nước ấm với một ít xà bông dịu nhẹ. Ngoài ra, bạn nên bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng ngón chân bằng băng mỏng.

Hãy nhớ rằng đây là vết thương và bạn phải xử lý nhẹ nhàng cho đến khi lớp da mới mọc lên và phần móng chân đã lành hoàn toàn.

Bạn nên bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng nhẹ ngón chân

Bạn nên bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng nhẹ ngón chân

Tạo sự thông thoáng cho vết thương

Vì băng y tế có thể dính vào phần vết thương lộ ra bên ngoài gây bít tắc, tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu bạn để băng quá lâu, do đó, hãy thay băng ít nhất 1 lần mỗi ngày. Bạn nên thay băng thường xuyên hơn nếu băng bị ướt hoặc bẩn để tránh gây tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn cũng nên làm sạch vết thương và bôi một lớp thuốc mỡ kháng sinh mới bất cứ khi nào bạn thay băng để hỗ trợ tích cực nhất cho quá trình hồi phục của móng.

Bạn nên thay băng ít nhất 1 lần/ngày

Bạn nên thay băng ít nhất 1 lần/ngày

Bôi thuốc vào vết thương

Bôi thuốc mỡ hoặc kem chứa kháng sinh lên vết thương ít nhất 1 lần/ngày để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn hãy sử dụng liên tục cho đến khi lớp da mới mọc lên và có thể sử dụng kem không kê đơn trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đến thuốc kê đơn theo toa bác sĩ nếu gặp phải tình trạng nhiễm trùng.

Bác sĩ hay khuyên bệnh nhân nên ngâm móng bị thương trong nước muối ấm trong 20 phút, 2 - 3 lần/ngày, để giữ ẩm cho lớp móng và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi ngâm xong, hãy để móng khô và phủ một lớp thuốc mỡ mới lên trước khi băng lại vết thương bằng băng y tế mới.

Bôi thuốc chứa kháng sinh lên vết thương ít nhất 1 lần/ngày để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng

Bôi thuốc chứa kháng sinh lên vết thương ít nhất 1 lần/ngày để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng

Để chân nghỉ ngơi

Bạn nên để chân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong vài ngày đầu sau khi tháo móng. Do lúc này nếu bạn đi lại có thể sẽ làm chạm đến vết thương và gây đau đớn. Sau khi cơn đau và độ sưng giảm, bạn có thể dần dần quay trở lại sinh hoạt bình thường, bao gồm cả việc tập thể dục.

Bên cạnh đó, hãy kê cao chân khi bạn ngồi hoặc nằm. Việc nâng cao chân lên sao cho cao hơn mức tim có thể giúp giảm thiểu tình trạng sưng và đau mà bạn có thể gặp phải.

Trong khi móng đang mọc, tránh mang giày quá chật vì có thể gây thêm chấn thương cho móng. Bạn nên mang giày bít mũi thay vì hở mũi để bảo vệ cho lớp móng tránh các tác động từ bên ngoài trong quá trình phục hồi.

Để chân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong vài ngày đầu sau khi tháo móng

Để chân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong vài ngày đầu sau khi tháo móng

Theo dõi tình hình vết thương

Các triệu chứng như đau dữ dội có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng phổ biến khác bao gồm sưng tấy, nóng quanh ngón chân, chảy mủ từ ngón chân, vệt đỏ kéo dài ra từ vết thương hoặc sốt.

Nếu bạn gặp bất kỳ một hoặc một vài dấu hiệu kể trên, hãy liên hệ với bác sĩ, dược sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh làm cho tình trạng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Các triệu chứng như đau dữ dội có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng

Các triệu chứng như đau dữ dội có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng

3Lưu ý khi chăm sóc móng chân

Trong quá trình phục hồi móng chân bị tổn thương, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Bạn nên tránh những đôi giày quá hẹp hoặc quá chật, giày hở mũi

Bạn nên tránh những đôi giày quá hẹp hoặc quá chật, giày hở mũi

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về các cách dưỡng móng chân bị hư tại nhà và lưu ý khi chăm sóc móng chân. Bạn nên giữ cho móng chân luôn sạch sẽ và khô ráo nhằm ngăn ngừa một số nguyên nhân gây bệnh cho móng, hạn chế tối đa các chấn thương trên móng chân cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho móng.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/mong-chan-xau-phai-lam-sao-a42176.html