Bật mí 2 cách làm bánh trôi nước truyền thống ngon chuẩn vị

Cứ mỗi mùa Tết Hàn Thực 3/3 Âm lịch, theo phong tục truyền thống của người Việt, chắc chắn các bạn đã quá quen với hình ảnh bánh trôi nước được đặt trên bàn thờ tổ tiên. Những chiếc bánh trôi trắng phau, mềm mại và được rắc chút hạt vừng trắng, khi ăn lại có vị ngọt ngọt, thanh thanh khiến bạn không thể ngừng tay.

Ngoài ngày Tết Hàn Thực, bạn có thể làm bất kỳ lúc nào rảnh hay thèm ăn với bộ công thức cực kỳ đơn giản mà được Lam Sơn Food chia sẻ trong bài viết này. Vậy hãy cùng Lam Sơn Food tham khảo nay hai công thức cách làm bánh trôi nước miền Bắc và miền Nam cực kỳ thơm ngon ngay dưới đây.

Hướng dẫn cách làm bánh trôi nước miền Bắc ngon

Bánh trôi nước là một món thuần túy của người Việt

Cũng giống như cách làm bánh bột lọc, bánh bèo hay một số các loại bánh khác mà được Lam Sơn Food đề cập ở những bài viết trước. Đối với bánh trôi nước thì cách thực hiện cũng khá đơn giản, cùng những nguyên liệu sẵn có nên không mất quá nhiều thời gian khi bạn thực hiện làm món ăn này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm bánh trôi nước

Nguyên liệu làm bánh trôi nước cũng khá đơn giản

Chi tiết các bước thực hiện làm bánh trôi nước

Bước 1: Trộn bột

Các bạn cho bột gạo tẻ và bột gạo nếp vào trong bát theo tỉ lệ 1:4, có nghĩa cứ 4 phần bột gạo nếp thì cho 1 phần bột gạo tẻ. Bạn có thể điều chỉnh lượng bột nhiều hay ít để nấu cho số lượng ăn phù hợp, miễn sao tỉ lệ bột của công thức được đảm bảo.

Cho nước vào hỗn hợp bột đã trộn bên trên. Các bạn nên đổ nước từ từ cho đến khi bột sệt lại, các bạn tiếp tục cho thêm một chút muối vào hỗn hợp và đảo và nhào bột cho đến khi bột mềm dẻo là được. Bột đạt là khi khối bột mềm dẻo, không dính tay, không bị rơi vụn khi nhào.

Nhồi bột

Cuối cùng, các bạn cho bột ra âu lớn, dùng khăn mỏng hoặc màng bọc thực phẩm để bọc bên trên âu, sau đó ủ bột trong thời gian 30 phút. Các bạn cũng có thể ủ bột trong tủ lạnh.

Bước 2: Làm nhân bánh

Nếu đường của các bạn là loại đường cục to, các bạn hãy đập hoặc cắt đường phèn thành từng cục nhỏ vừa ăn. Rang vừng trắng cho đến khi có mùi thơm, lưu ý nên để bếp ở lửa vừa và đảo đều tay, không nên làm vừng bị cháy. Với thịt dừa tươi, các bạn có thể bào sợi hoặc băm nhuyễn tùy thích.

Rang vừng trắng

Bước 3: Nặn bánh

Sau khi bột đã được ủ đủ thời gian, các bạn mang bột ra nặn. Các bạn lấy khoảng 2 đốt ngón tay bột rồi xoa rồi ấn nhẹ thành hình tròn. Sau đó, bạn nhấn nhẹ vào phần giữa của bột bánh rồi đặt một viên đường phèn vào đó. Cuối cùng, các bạn dùng tay vê bột thật kín thành hình tròn để bột bọc quanh đường.

Tạo hình tròn cho bánh trôi nước

Các bạn tiếp tục làm những viên còn lại cho tới khi hết đường hoặc hết bột. Lưu ý, khi nặn bột, các bạn nên chỉ nặn thành những viên bánh tròn nhỏ vừa miệng ăn, không nên nặn quá to.

Bước 4: Luộc bánh trôi

Sau khi đã nặn bánh xong, các bạn bắc một nồi nước lên bếp. Khi nước sôi, các bạn thả từng viên bánh trôi vào nồi nước. Đến khi nước sôi lần thứ 2, các bạn chỉnh nhỏ lửa để bánh chín và không bị nát.

Luộc bánh trôi nước

Bánh chín là khi bánh nổi lên bề mặt nước, vỏ bánh trong, các bạn để khoảng 15 giây trong nồi rồi vớt ra. Tránh để quá lâu sẽ gây nát bánh. Các bạn có thể sử dụng muôi lỗ để vớt bánh ra dễ dàng hơn, sau đó các bạn xếp dàn bánh ra đĩa, nên rải đều bánh lên đĩa để bánh không bánh dính vào nhau.

Cuối cùng, các bạn rắc vừng và dừa nạo lên bên trên để trang trí. Đĩa bánh trôi nước của bạn đã hoàn thành rồi đây!

Bánh trôi nước miền Bắc

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm sủi cảo tôm thịt thơm ngon, ăn mãi không ngán

Hướng dẫn cách làm bánh trôi nước miền Nam độc đáo

Cũng giống như các bước thực hiện cách làm bánh trôi nước miền Bắc, đối với bánh trôi nước miền Nam cũng được làm tương tự và chỉ khác nhau ở phần nước dùng. Cách làm cụ thể như sau:

Nguyên liệu cần thiết khi làm bánh trôi nước

Chi tiết các bước thực hiện làm bánh trôi nước

Bước 1: Trộn bột

Các bạn trộn đều hai loại bột: bột nếp và bột sắn dây với nhau. Từ từ cho nước vào phần bột và trộn đều. Các bạn nên dùng tay để nhào cho bột dễ mềm mịn. Các bạn tiếp tục vừa đổ nước và vừa nhào bột cho đến khi bột thành một khối bột dẻo, mềm mịn, không bị dính tay.

Trộn bột

Sau đó, hãy quét một lớp dầu lên âu rồi đặt khối bột đã nhào vào trong đó. Các bạn có thể sử dụng tấm khăn mỏng hoặc màng bọc thực phẩm để đậy âu trong quá trình ủ bột. Các bạn ủ bột khoảng 30 phút với nhiệt độ phòng để bột nở đều.

Bước 2: Làm nhân bánh

Các bạn sử dụng đậu xanh loại không vỏ, tiếp đó ngâm đậu khoảng 5 - 6 tiếng với nước thường, hoặc ngâm với nước ấm trong khoảng 2 - 3 tiếng để đậu mềm ra. Sau khi ngâm xong, các bạn nên rửa sạch đậu và loại bỏ những hạt xấu, hạt hỏng hay ra và để cho ráo nước. Sau đó cho nước vào nồi, sau đó luộc hoặc hấp đậu cho đến khi đậu chín tơi ra (chừng 20 phút). Điều này sẽ dễ dàng hơn trong quá trình làm nhuyễn đậu tiếp theo.

Nhân đậu xanh

Sau khi đậu chín mềm, các bạn cho đậu ra ngoài. Lúc này ta có thể cho vào cối, hay dùng nĩa hoặc máy xay để làm nhuyễn mịn phần đậu đã chín. Sau khi tán nhuyễn, các bạn cho đậu vào một cái nồi hoặc chảo có chống dính để sên nhân với lửa nhỏ. Dùng muôi miết hoặc tán đều phần nhân cho đến khi đậu xanh kết thành một khối mịn không dính.

Trong quá trình sên nhân, các bạn cho thêm đường hoặc sữa đặc để tạo độ ngọt cho nhân, đừng quên đảo tay liên tục để không bị cháy nhân đậu xanh. Đến khi các nguyên liệu hòa vào nhau và đậu xanh kết thành khối, các bạn tắt bếp và cho đậu xanh ra ngoài.

Bước 3: Nặn bánh

Sau khi bột được ủ, các bạn có thể kiểm tra bằng cách chọc tay vào phần bột. Nếu bột không phồng trở lại, có nghĩa bột của bạn đã được ủ đủ. Còn nếu bột của bạn phồng lại, bạn hãy cho bột vào ủ thêm tầm 5 - 7 phút để bột nở hoàn toàn nhé.

Tạo hình cho bánh

Bạn lấy khoảng hai đốt ngón tay bột, lăn tròn rồi cán ra. Bạn viên tròn cục đậu xanh nhỏ rồi cho vào giữa phần bột bánh, sau đó túm các góc lại và vê thành viên bánh tròn. Tuy nhiên, bạn đừng cán vỏ quá mỏng nhé, điều này sẽ gây bục bánh và lòi nhân bên trong ra ngoài. Các bạn làm tương tự với những viên bánh còn lại.

Bước 4: Luộc bánh

Các bạn bắc một nồi nước, khi nước sôi, các bạn thả từng viên bánh vào nồi. Các bạn có thể khuấy đều trong nồi để bánh không bị dính vào với nhau. Bánh chín là khi bánh nổi lên trên mặt nước. Khi đó, các bạn hãy nhanh tay vớt bánh ra một tô nước lạnh để bánh được săn lại và không bị dính vào nhau. Bạn đợi chừng 1 phút rồi vớt bánh ra ngoài. Các bạn nên để lửa nhỏ hoặc vừa khi luộc bánh, tránh bị nát bánh.

Bước 5: Làm nước đường

Nước đường gừng

Cho đường vào trong nước và nấu sôi để đường tan hết. Nếu có lá dứa, hãy cho lá vào lúc nước đường đang sôi và đun chừng 7 phút để thơm nước hơn Tiếp đó, các bạn vớt lá ra rồi cho gừng đã được cắt thành lát vào nồi. Khi phần nước này xong, các bạn có thể múc ra chan vào bánh trôi hoặc cho bánh vào ngâm cùng nước một lúc rồi vớt ra để bánh thêm đậm vị ngọt hơn.

Bánh trôi nước miền Nam khi ăn cho thêm chút nước đường, nước cốt dừa và vừng trắng bên trên. Bánh mềm dẻo vỏ ngoài và nhân đậu xanh bên trong thơm ngọt, ăn cùng nước đường thì ngon khó cưỡng lại.

Bánh trôi nước miền Nam

Xem thêm: Chia sẻ 3 cách làm bánh bao bằng bột mì thơm ngon hết ý

Những lưu ý quan trọng khi làm bánh trôi nước

Như vậy, bài viết trên Lam Sơn Food đã hướng dẫn cho bạn cách làm bánh trôi nước của cả hai miền Nam và Bắc. Rất đơn giản đúng không nào? Vậy thì các bạn hãy cùng người thân vào bếp để cùng nhau làm món ăn này cho ngày Tết Hàn Thực nhé! Nếu các bạn thèm ăn thì hoàn toàn có thể làm luôn mà không cần đợi đúng Tết Hàn Thực. Đây là một món ăn dễ làm, đơn giản nên chắc hẳn cũng sẽ không quá mất sức để các bạn thực hiện đâu đó!

Mong rằng bài viết này có thể giúp ích và tạo niềm vui khi nấu nướng cho các bạn. Nếu bạn thích món ăn và công thức này, hãy cùng chia sẻ đến mọi người nhé! Chúc bạn thành công!

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/cach-lam-banh-troi-nuoc-mien-bac-ngon-a42032.html