Long nhãn hay nhãn nhục được dùng rất nhiều trong các món giải khát, ăn vặt với vị ngọt thanh, giòn dai đặc biệt. Hãy cùng Điện máy thực phẩm NEWSUN vào bếp và học cách làm long nhãn cho mùa quả này nhé!
Xem thêm: Cách làm vải sấy khô bằng nồi chiên không dầu và máy sấy hoa quả
Chuẩn bị từ 1.5kg nhãn trở lên.
Chọn loại nhãn: Loại nhãn thường dùng để làm long nhãn bán ngoài hàng là nhãn Hương Chi quả nhỏ, cùi khô, dày, có mùi thơm và độ đường cao. Người dân Hưng Yên thường gọi là nhãn quê. Bạn cũng có thể chọn mua nhãn lồng để làm long nhãn vì phần cùi dày, giòn ngọt và rất thơm.
Độ chín của quả: Nên chọn mua nhãn vừa chín tới, nếu dùng quả quá chín sẽ làm nhãn bị đội đầu, lượng đường giảm và múi long dễ bị nát. Ngược lại, nếu dùng nhãn chín chưa đủ thì sẽ rất khó xoáy hạt, lượng đường trong quả không đạt.
Ngoài ta, khi mua nhãn không nên chọn những quả bị rơi ra khỏi cuống, quả bị nứt vỏ và có mùi chua.
Nhãn sau khi mua về bạn rửa sạch, bóc khoảng 1/2 đến 1/3 vỏ quả. Sau đó, bạn lấy chiếc muỗng đầu nhỏ, dùng cán ấn xuống phần thịt sát cuống, xoay trong cho đến khi hạt tách hẳn ra khỏi phần thịt nhãn, nhẹ nhàng khẩy hạt nhãn đi.
Lặp lại thao tác liên tục cho đến khi hết nhãn.
Sau khi đã tách hạt xong hết, bạn xếp tất cả thịt quả lên khay. Chú ý xếp phần cuống hướng lên, quả khít nhau.
Dùng lò nướng
Nếu nhà bạn chỉ có lò nướng thì hãy lót một lớp giấy bạc lên khay nướng trước khi xếp thịt quả.
Cho khay vào trong lò và cài nhiệt độ sấy khoảng 100°C - 120°C, cài đặt thời gian 3 giờ đồng hồ.
Sau 3 giờ bạn sẽ thu được thành phẩm long nhãn ngon.
Nếu không có lò nướng, bạn có thể phơi 2-3 ngày dưới trời nắng. Chú ý phơi cẩn thận để ruồi không đậu vào.
Dùng máy sấy thực phẩm
Nếu kinh doanh long nhãn hoặc nhà bạn có máy sấy hoa quả thì áp dụng cách này là tốt nhất. Thành phẩm sẽ ngon giống như ngoài hàng.
Ở giai đoạn đầu này, nhãn cần được sấy ở nhiệt độ cao, tốt nhất là 100°C để loại bỏ đi 1 phần hơi nước có long cùi nhãn. Thời gian sấy sẽ dài khoảng 3 - 4 tiếng đồng đồ. Mục đích của công đoạn này là để cho múi long cứng lại và định hình, không làm cho chúng bị méo, xẹp khi đóng vào túi. Nếu nhiệt độ giai đoạn này không đạt sẽ dễ làm cho múi nhãn bị khô, nhũn và xẹp lại, thậm chí còn xuất hiện mùi ôi.
Ở giai đoạn thứ 2 này, nhiệt độ phù hợp nhất để sấy là khoảng 80°C - 90°C. Giai đoạn này thường gọi là sang phên. Lúc sấy sang phên này, long nhãn sẽ được đảo vị trí và úp ngược lại để múi long khô đều, không dính khay.
Chú ý: Nếu làm nhãn để kinh doanh, thường sẽ có thêm một công đoạn ủ (khoảng 3-4 giờ) sau cùng để cho nhãn lên màu đẹp nhất. Tuy nhiên nếu chỉ làm để ăn thì sẽ không cần.
Long nhãn thành phẩm sẽ có độ dẻo vừa phải, thơm và có vị ngọt hài hòa, màu vàng nâu bắt mắt. Bạn có thể dùng long nhãn nấu chè, làm bánh, nấu trà hoặc làm các loại nước đều ngon.
Bảo quản long nhãn sau khi sấy là công đoạn rất quan trọng. Sau khi sấy, bạn hãy chờ cho nhãn nguội hẳn rồi mới cho vào hũ sạch hoặc túi, đậy kín nắp lại. Để ở nhiệt độ thường, khô ráo, thoáng mát, long nhãn sẽ bảo quản được từ 1 - 2 tháng. Chú ý tránh ánh ngắn trực tiếp từ mặt trời.
Để long nhãn trong ngăn mát tủ lạnh có thể kéo dài hạn sử dụng tới 2 - 3 tháng.
Bạn có thể cho thêm gói hút ẩm vào túi nhãn hoặc đóng gói chân không để tăng thời gian sử dụng.
Với hướng dẫn trên đây, hy vọng bạn sẽ làm được mẻ long nhãn ưng ý. Đặc biệt mùa nhãn tới rồi, bạn hãy tranh thủ khi giá nhãn vẫn rẻ để làm nhé!
Tham khảo một số mẫu máy sấy hoa quả bán chạy tại NEWSUN:
Điện máy thực phẩm NEWSUN
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/cach-lam-long-nhan-a41978.html