Bổ túc là gì? Bổ túc là trường công lập hay dân lập?

1. Bổ túc là gì?

Bổ túc là hình thức học đặc biệt của Bộ giáo dục dành cho những người không có đủ điều kiện, thời gian,… để theo học tại các trường trung học phổ thông (THPT) công lập hoặc dân lập.

Mặc dù bổ túc không phải là hình thức học chính quy, chương trình học bổ túc vẫn cung cấp khối lượng kiến thức đầy đủ theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục cho người học.

Sau khi hoàn thành, những đối tượng này vẫn có thể tiếp tục học tiếp các hệ đào tạo cao hơn. Việc bổ túc đóng vai trò quan trọng cho những người muốn cập nhật kiến thức của mình.

Chương trình dạy bổ túc có cả cấp 2 và cấp 3. Song, đa số mọi người đều chọn bổ túc cấp 3.

Bổ túc là gì?
Bổ túc là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Bổ túc là trường công lập hay dân lập?

Bổ túc là chương trình học đặc biệt của Bộ giáo dục được tổ chức ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX).

Căn cứ Điều 2 của Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vị trí pháp lý của Trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định:

Như vậy, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đào tạo bổ túc là đơn vị công lập và được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bổ túc là trường công lập hay dân lập?
Bổ túc là trường công lập hay dân lập? (Ảnh minh hoạ)

3. Sự khác biệt giữa học bổ túc và học chính quy

Học bổ túc và học chính quy là hai hình thức học tập không còn xa lạ đối với nhiều người. Dẫu vậy, vẫn còn nhiều điểm khác biệt mà các bạn chưa được biết tới. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được cụ thể hơn để lựa chọn hình thức học tập phù hợp.

4. Giá trị của tấm bằng bổ túc

Trong nhiều năm nay, vẫn còn nhiều định kiến về việc tấm bằng bổ túc có giá trị thua kém bằng tốt nghiệp THPT chính quy. Tuy nhiên, Điều 12 của Luật Giáo dục 2019 quy định rằng:

- Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật Giáo dục 2019.

- Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

- Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.

Vì bổ túc và chính quy là hai hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân nên tấm bằng tốt nghiệp từ chương trình bổ túc hoàn toàn có giá trị tương đương bằng tốt nghiệp THPT chính quy. Ngoài ra, việc ghi điểm và thông tin trên tấm bằng ở cả hai hệ bổ túc và chính quy có giá trị như nhau.

Giá trị của tấm bằng bổ túc
Giá trị của tấm bằng bổ túc (Ảnh minh hoạ)

5. Giải đáp một số thắc mắc về bổ túc

Hiện nay, nhiều thắc mắc vẫn còn tồn đọng đối với nhiều người về chương trình học bổ túc. Dưới đây là một số giải đáp về những câu hỏi thường gặp về bổ túc.

5.1. Học bổ túc có được thi đại học không?

Rất nhiều phụ huynh băn khoăn về con em mình liệu học bổ túc có được tham gia thi tuyển sinh đại học được không? Câu trả lời là hoàn toàn .

Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đỉnh của Bộ giáo dục và Đào tạo, đối tượng tham gia thi tuyển sinh đại học bao gồm không chỉ các em học sinh theo học chương trình chính quy mà còn những người theo học các hình thức đào tạo khác, trong đó bao gồm đối tượng học bổ túc.

Học bổ túc có được thi đại học không?
Học bổ túc có được thi đại học không? (Ảnh minh hoạ)

5.2. Địa điểm đăng ký học bổ túc

Hiện nay, hầu hết các địa phương đều có các trung tâm Giáo dục thường xuyên tổ chức học bổ túc. Thủ tục đăng ký nhập học sẽ phụ thuộc vào quy định của từng cơ sở nên phụ huynh chỉ cần làm theo hướng dẫn.

Vì vậy, các phụ huynh có thể thuận tiện đến trung tâm GDTX gần nhất hoặc hoặc liên hệ với trung tâm để đăng kí học cho con em mình và chờ thông báo xác nhận từ trường. Sau khi giấy báo nhập học được gửi, học sinh cần chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu trong giấy báo và bắt đầu năm học.

5.3. Học bổ túc cấp 3 mấy năm?

Khác với chương trình đào tạo trong vòng 03 năm của giáo dục chính quy, thời gian học bổ túc giảm còn khoảng 2 năm do hệ thống kiến thức đã được giảm đi rất nhiều.

5.4. Học bổ túc gồm những môn nào?

Chương trình học bổ túc thường bao gồm các môn chính là Toán, Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Sinh học, Hóa học, Vật Lý.

Một số trung tâm giáo dục thường xuyên còn học thêm môn Tiếng Anh, Giáo dục công dân. Các môn sẽ được giảm tải kiến thức để phù hợp với sự đa dạng về độ tuổi, điều kiện của những đối tượng học bổ túc.

Học bổ túc cũng có nhiều môn học tương tự như trường THPT
Học bổ túc cũng có nhiều môn học tương tự như trường THPT (Ảnh minh hoạ)

6. Kết luận

Với sự cần thiết hơn bao giờ hết của việc học tập trong xã hội hiện nay, bổ túc vẫn là một sự lựa chọn cho nhiều đối tượng muốn cập nhật thêm kiến thức của mình. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ hơn về “ bổ túc là gì” và những thắc mắc liên quan.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/hoc-bo-tuc-la-gi-a41028.html