Muốn làm bác sĩ xét nghiệm nên chọn học ngành nào?

Bác sĩ xét nghiệm thường phải thực hiện phân tích các mẫu bệnh phẩm như dịch, nước tiểu, máu… từ đó phát hiện, cung cấp chính xác tình trạng bệnh, đưa ra chẩn đoán và sớm đề ra phương án điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.

Vị trí bác sĩ xét nghiệm đang nhận về nhiều quan tâm. (Ảnh minh họa)

Vị trí bác sĩ xét nghiệm đang nhận về nhiều quan tâm. (Ảnh minh họa)

Muốn làm bác sĩ xét nghiệm nên chọn học ngành nào?

Trên thực tế, 70% các quyết định y khoa được căn cứ theo kết quả của những xét nghiệm y học. Các kết quả này sẽ chỉ ra tình trạng bệnh, giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn và hạn chế tối đa trường hợp xấu xảy ra nhờ vào khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện nay.

Để làm bác sĩ xét nghiệm, sinh viên có thể chọn theo đuổi ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học. Ở cả hệ cao đẳng và đại học đều có rất nhiều trường đào tạo ngành học này, mang đến cho các bạn trẻ nhiều sự lựa chọn.

Với hệ đại học, sinh viên sẽ học trong thời gian 4 năm và được cung cấp các kiến thức chuyên ngành bệnh lý, kiến thức phân tích, xét nghiệm sinh - hóa. Từ đó, giúp sinh viên có thêm kỹ năng mềm để làm quen hơn với thực tế.

Còn hệ cao đẳng, sinh viên sẽ học trong khoảng thời gian 3 năm. Khi học xong sinh viên sẽ được cấp bằng cao đẳng chính quy từ đó học lên để nâng cao trình độ chuyên môn, bằng cách học liên thông tại các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học.

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xin vào làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, phòng xét nghiệm trong viện vệ sinh dịch tễ hoặc phòng xét nghiệm liên quan đến môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng. Hoặc bạn cũng có thể xin giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về khoa học sức khỏe.

Một số trường đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học

Trường Đại học Y Hà Nội - năm 2024, tuyển sinh ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học theo 2 phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Nhà trường chỉ sử dụng một tổ hợp môn duy nhất để xét tuyển ngành học này, đó là B00.

Năm ngoái, ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển 24,85 điểm.

Trường Đại học Y Dược (Đại học Thái Nguyên) dự kiến tuyển sinh 50 chỉ tiêu với ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, theo 4 phương thức: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng, xét tuyển kết quả kết quả bồi dưỡng dự bị đại học.

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, năm ngoái ngành này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 24,25 điểm (B00; D07; D13).

Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng - năm 2024, tổ chức xét tuyển ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học theo 5 phương thức gồm: xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, xét học bạ, xét thí sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dành cho ngành học này là 150 chỉ tiêu.

Năm 2023, với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành học này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 19 điểm (B00; B08; A00; D07).

Trường Đại học Y dược TP.HCM tuyển sinh ngành theo 4 phương thức: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp sơ tuyển chứng chỉ tiếng Anh, xét tuyển khác (dự bị đại học).

Năm 2023, điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT lấy 24,59 điểm (A00; B00).

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ hiện chưa công bố phương án tuyển sinh năm 2024, nhưng dựa vào thông tin năm ngoái ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học của trường chỉ tuyển sinh theo một phương thức duy nhất là xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Năm ngoái, ngành học này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 24,05 điểm và chỉ xét tuyển một duy nhất tổ hợp môn B00.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/lam-sao-de-tro-thanh-bac-si-xet-nghiem-a40142.html