Bảng phiên âm quốc tế (IPA - International Phonetic Alphabet) là một hệ thống ký hiệu ngữ âm được thiết kế để đại diện chính xác âm thanh của ngôn ngữ nói. IPA rất hữu ích cho việc học phát âm tiếng Anh, vì nó cung cấp một phương pháp chuẩn hóa để biểu diễn âm thanh của các từ.
Không giống với chữ cái thông thường, bảng phiên âm sử dụng các ký tự Latin mà có thể bạn sẽ thấy khá lạ lẫm. Có tổng cộng 44 âm tiếng Anh cơ bản, và chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bảng phiên âm cũng như cách phát âm đúng theo chuẩn quốc tế ngay dưới đây.
Trong từ điển, phiên âm sẽ được đặt trong ngoặc bên cạnh từ vựng. Bạn có thể dựa vào những ký hiệu này để phát âm chính xác từ đó.
Bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA bao gồm 44 âm, trong đó có 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds).
Phụ âm trong IPA được phân loại dựa trên cách phát âm và vị trí phát âm trong miệng.
Nguyên âm được phân loại dựa trên vị trí lưỡi và hình dáng môi.
Nguyên âm đơn (Monophthongs):
Nguyên âm đôi (Diphthongs):
Để sử dụng bảng phiên âm IPA hiệu quả, người học tiếng Anh cần:
1. Hiểu các ký hiệu: Làm quen với các ký hiệu và âm thanh tương ứng.
2. Nghe và lặp lại: Sử dụng tài liệu nghe (audio) để nghe và lặp lại các âm.
3. Luyện tập phát âm: Thực hành phát âm các từ sử dụng IPA để cải thiện khả năng nói.
4. Sử dụng công cụ hỗ trợ: Vì phiên âm IPA khá lạ lẫm, đặc biệt với những bạn mới bắt đầu học Tiếng Anh, các bạn có thể sử dụng ứng dụng MochiVocab và Mochi Listening để việc học âm dễ dàng hơn.
MochiVocab - Công cụ học từ vựng tiếng Anh
MochiVocab là ứng dụng học từ vựng sử dụng tính năng “Thời điểm vàng”. Tính năng này sẽ phân tích lịch sử học tập của bạn để xác định khoảng thời gian lý tưởng cho việc ôn tập và sau đó gửi thông báo nhắc bạn ôn lại đúng lúc, giúp nâng cao hiệu quả học tập. Ngoài ra MochiVocab còn phân loại từ vựng theo 5 cấp độ, tùy vào khả năng ghi nhớ từ đó của bạn. Khoảng thời gian giữa các lần ôn tập sẽ tăng dần đối với từ vựng cấp độ cao, trong khi đó từ vựng cấp độ thấp sẽ được ôn tập thường xuyên hơn cho đến khi bạn thuộc lòng. Phương pháp này giúp bạn giảm thời gian ôn tập những từ đã nắm vững để có thể tập trung vào việc nhớ những từ khó hơn, từ đó nâng cao hiệu quả học tập
Mochi Listening - Khóa học luyện nghe IELTS
Để luyện tập bắt âm và ghi nhớ cách đọc tốt hơn, bạn có thể sử dụng Mochi Listening - một khóa học của MochiMochi xây dựng theo phương pháp Intense Listening giúp bạn nâng trình nghe IELTS được xây dựng với lộ trình học cá nhân hóa cùng 3 bước nghe sâu: Nghe bắt âm - Nghe vận dụng - Nghe chi tiết.
Nâng cao hơn, luyện nghe IELTS qua video là một phương pháp học IELTS hiệu quả vì có thể vừa giúp tăng vốn từ và kỹ năng xử lý thông tin. Các bài nghe của Mochi Listening giúp bạn làm quen với các chủ đề thường gặp trong đề thi IELTS: Family, School, Education, Science, Sports, Career, Economics, Politics,…
/ɪ/
Đây là âm i ngắn, phát âm giống âm “i” của tiếng Việt nhưng ngắn hơn, bật nhanh. Môi hơi mở sang hai bên, lưỡi hạ thấp.
Ví dụ: sit /sɪt/, pin /pɪn/
/iː/
Là âm i dài, bạn đọc kéo dài âm “i”, âm phát từ trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên.
Ví dụ: see /siː/, tree /triː/
/e/
Tương tự âm e tiếng Việt nhưng cách phát âm ngắn hơn. Môi mở rộng sang hai bên rộng hơn so với âm /ɪ/, lưỡi hạ thấp hơn âm /ɪ/.
Ví dụ: pen /pen/, ten /ten/
/ə/
Âm schwa (ə) là âm ngắn, không nhấn mạnh, thường gặp trong các âm tiết không được nhấn. Môi và lưỡi ở vị trí trung tính, không cần căng cơ.
Ví dụ: about /əˈbaʊt/, banana /bəˈnænə/
/ɜː/
Âm ơ dài. Âm này đọc là âm ơ nhưng cong lưỡi. Bạn phát âm /ə/ rồi cong lưỡi lên, phát âm từ trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, lưỡi chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.
Ví dụ: word /wɜːd/, bird /bɜːd/
/ʊ/
Âm u ngắn, khá giống âm ư của tiếng Việt. Khi phát âm, không dùng môi mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.
Ví dụ: book /bʊk/, look /lʊk/
/u:/
Âm u dài, âm phát ra từ khoang miệng nhưng không thổi hơi ra, kéo dài âm u ngắn. Môi tròn, lưỡi nâng cao lên
Ví dụ: moon /muːn/, food /fuːd/
/ɒ/
Âm o ngắn, tương tự âm o tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn.
Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: pot /pɒt/, dog /dɒɡ/
/ɔ:/
Phát âm như âm o tiếng Việt nhưng rồi cong lưỡi lên, không phát âm từ khoang miệng.
Tròn môi, Lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm
Ví dụ: talk /tɔːk/, law /lɔː/
/ʌ/
Âm lai giữa âm ă và âm ơ của tiếng Việt, na ná âm ă hơn. Phát âm phải bật hơi ra.
Miệng thu hẹp lại, lưỡi hơi nâng lên cao
Ví dụ: cup /kʌp/, luck /lʌk/
/ɑ:/
Âm a đọc kéo dài, âm phát ra từ khoang miệng.
Môi mở rộng, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: car /kɑːr/, start /stɑːrt/
/æ/
Âm a bẹt, hơi giống âm a và e, âm có cảm giác bị nén xuống.
Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi hạ rất thấp
Ví dụ: cat /kæt/, map /mæp/
/ɪə/
Nguyên âm đôi.Phát âm chuyển từ âm / ʊ / rồi dần sang âm /ə/.
Môi mở rộng dần nhưng không rộng quá. Lưỡi đẩy dần ra về phía trước
Ví dụ: idea /aɪˈdɪə/, pier /pɪər/
/eə/
Phát âm bằng cách đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /.
Môi hơi thu hẹp. Lưỡi thụt dần về phía sau
Âm dài hơi, ví dụ: care /keər/, bear /beər/
/eɪ/
Phát âm bằng cách đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /.
Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi hướng dần lên trên
Ví dụ: date /deɪt/, lake /leɪk/
/ɔɪ/
Phát âm bằng cách đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và đẩy dần về phía trước
Âm dài hơi, ví dụ: coin /kɔɪn/, voice /vɔɪs/
/aɪ/
Phát âm bằng cách đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần về trước
Âm dài hơi, ví dụ: light /laɪt/, cry /kraɪ/
/əʊ/
Phát âm bằng cách đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /.
Môi từ hơi mở đến hơi tròn. Lưỡi lùi dần về phía sau
Ví dụ: go /gəʊ/, snow /snəʊ/
/aʊ/
Phát âm bằng cách đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/.
Môi Tròn dần. Lưỡi hơi thụt về phía sau
Âm dài hơi
Ví dụ: cow /kaʊ/, house /haʊs/
/ʊə/
Đọc như uo, chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/.
Khi bắt đầu, môi mở tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên
Ngay sau đó, miệng hơi mở ra, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.
Ví dụ: tour /tʊər/, cure /kjʊər/
Còn phụ âm là âm phát ra mà luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở như răng, môi va chạm, lưỡi cong chạm môi…Đây gọi là âm phát từ thanh quản qua miệng. Phụ âm không được sử dụng riêng lẻ mà phải đi cùng nguyên âm tạo thành từ mới phát được thành tiếng trong lời nói.
Có 24 phụ âm, với mặt chữ tương tự chữ cái còn lại.
/p/
Đọc gần giống âm P của tiếng Việt, hai môi chặn luồng không khí trong miệng sau đó bật ra. Cảm giác dây thanh quản rung nhẹ
Ví dụ: pen /pɛn/, apple /ˈæpəl/
/b/
Đọc tương tự âm B trong tiếng Việt. Để hai môi chặng không khí từ trong miệng sau đó bật ra. Thanh quản rung nhẹ.
Ví dụ: ball /bɔːl/, baby /ˈbeɪbi/
/t/
Đọc giống âm T trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Khi phát âm, bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu. Khi bật luồng khí ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới.
Hai răng khít chặt, mở luồng khí thoát ra, nhưng không rung dây thanh quản.
Ví dụ: time /taɪm/, table /ˈteɪbl/
/d/
Phát âm giống âm /d/ tiếng Việt, vẫn bật hơi mạnh hơn. Bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Và hai răng khít, mở ra luồng khí và tạo độ rung cho thanh quản.
Ví dụ: dog /dɒg/, day /deɪ/
/t∫/
Cách đọc tương tự âm CH. Nhưng khác là môi hơi tròn, khi ói phải chu ra về phía trước. Khi luồng khí thoát ra thì môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra ngoài trên bề mặt lưỡi mà không ảnh hưởng đến dây thanh.
Ví dụ: chair /tʃɛər/, watch /wɒtʃ/
/dʒ/
Phát âm giống / t∫ / nhưng có rung dây thanh quản.
Cách đọc tương tự: Môi hơi tròn, chi về trước. Khi khí phát ra,môi nửa tròn, lưỡi thẳng, chạm hàm dưới để luồng khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
Ví dụ: judge /dʒʌdʒ/, age /eɪdʒ/
/k/
Phát âm giống âm K của tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh bằng cách nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra và không tác động đến dây thanh.
Ví dụ: cat /kæt/, kick /kɪk/
/g/
Phát âm như âm G của tiếng Việt.
Khi đọc, bạn nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra sao cho rung dây thanh.
Ví dụ: go /gəʊ/, game /geɪm/
/f/
Đọc âm tương tự PH trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
Ví dụ: fish /fɪʃ/, leaf /liːf/
/v/
Đọc như âm V trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên sẽ chạm nhẹ vào môi dưới.
Ví dụ: van /væn/, love /lʌv/
/ð/
Cách phát âm là đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản rung.
Ví dụ: that /ðæt/, this /ðɪs/
/θ/
Khi đọc âm này, nên đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản không rung.
Ví dụ: think /θɪŋk/, bath /bɑːθ/
/s/
Cách phát âm như âm S. Bạn để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nên không rung thanh quản.
Ví dụ: snake /sneɪk/, bus /bʌs/
/z/
Bạn phát âm bằng cách để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nhưng lại làm rung thanh quản.
Ví dụ: zoo /zuː/, lazy /ˈleɪzi/
/∫/
Khi đọc âm này, thì môi chu ra , hướng về phía trước và môi tròn. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên.
Ví dụ: ship /ʃɪp/, wish /wɪʃ/
/ʒ/
Môi chu ra, hướng về phía trước, tròn môi. Để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên và đọc rung thanh quản
Ví dụ: measure /ˈmɛʒər/, vision /ˈvɪʒən/
/m/
Đọc giống âm M trong tiếng Việt, hai môi ngậm lại, luồng khí thoát ra bằng mũi
Ví dụ: man /mæn/, moon /muːn/
/n/
Đọc như âm N nhưng khi đọc thì môi hé, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, chặn để khí phát ra từ mũi.
Ví dụ: nose /nəʊz/, sun /sʌn/
/ŋ/
Khi phát âm thì chặn khí ở lưỡi, môi hé, khí phát ra từ mũi, môi hé, thanh quản rung, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc mềm
Ví dụ: singing /ˈsɪŋɪŋ/, long /lɒŋ/
/h/
Đọc như âm H tiếng Việt, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để khí thoát ra, thanh quản không rung
Ví dụ: hat /hæt/, happy /ˈhæpi/
/l/
Cong lưỡi từ từ, chạm răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng hoàn toàn, đầu lưỡi cong lên từ từ và đặt vào môi hàm trên.
Ví dụ: light /laɪt/, fall /fɔːl/
/r/
Đọc khác âm R tiếng Việt nhé. Khi phát âm, bạn cong lưỡi vào trong, môi tròn, hơi chu về phía trước, Khi luồng khí thoát ra thì lưỡi thả lỏng, môi tròn mở rộng
Ví dụ: red /rɛd/, carrot /ˈkærət/
/w/
Môi tròn, chu về phía trước, lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, lưỡi vẫn thả lỏng
Ví dụ: water /ˈwɔːtər/, window /ˈwɪndəʊ/
/j/
Khi phát âm, nâng phần trước lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí, làm rung dây thanh quản ở cổ họng. Môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng.
Ví dụ: yes /jɛs/, yellow /ˈjɛləʊ/
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/phieen-aam-ipa-a39594.html