Ẩm Thực Việt Nam: Tinh Hoa Các Món Ngon Việt Nam Đặc Sắc & Hấp Dẫn Nhất

Ẩm thực Việt Nam luôn là đề tài thú vị khi nhắc đến Việt Nam, không chỉ phong phú món ăn và đa dạng công thức chế biến, ẩm thực còn thể hiện nhân sinh quan của con người cùng điều kiện tự nhiên đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới.

ẩm thực việt nam Ẩm thực Việt Nam luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị. Ảnh: Internet

Có lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt nên mỗi vùng miền trên lãnh thổ hình chữ S luôn có những món ăn mang hương vị riêng, không thể hòa lẫn. Từ đó góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt Nam đa sắc, thu hút mọi thực khách trong và ngoài nước.

Ẩm thực Việt Nam là gì?

Ẩm Thực Việt Nam là cách gọi của nguyên lý pha trộn gia vị, phương thức chế biến và những thói quen ăn uống nói chung của người Việt và các dân tộc thuộc Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có nhiều sự khác biệt nhưng vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng vẫn tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt.

Đặc điểm của nền ẩm thực Việt Nam

Nguyên tắc phối hợp

Cách pha trộn nguyên liệu trong ẩm thực Việt Nam thường không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Ngoài đường, muối thì các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn cũng rất phong phú và đa dạng, có thể kể đến:

Khi thưởng thức món ăn, nguyên tắc phối hợp nguyên liệu còn được thể hiện rõ nét hơn: Người Việt ít khi thưởng thức từng món ăn một cách riêng biệt. Thay vào đó là sự hòa trộn các món ăn từ đầu đến cuối trong cùng một bữa. Theo đó, thức ăn sẽ được xúc ra tô, đĩa và bày trong mâm tròn, bên cạnh luôn có chén nước chấm để giúp khẩu vị đậm đà hơn.

Một nét đặc trưng, đặc biệt khác ở ẩm Thực Việt Nam mà hầu hết các nước phương Tây không có đó chính là nước mắm - gia vị được sử dụng thường xuyên khi chế biến các món ăn của người Việt. Ngoài ra còn có các loại nước chấm khác như tương bần, xì dầu (làm từ đậu nành) mang đến hương vị cuốn hút cho từng món ăn.

văn hóa ẩm thực 3 miền của việt nam Nước mắm là gia vị không thể thiếu khi chế biến và thưởng thức món ăn của người Việt. Ảnh: Internet

Nguyên lý chế biến

Có 2 nguyên lý chế biến trong ẨM THỰC VIỆT NAM, đó là: âm dương phối triển và ngũ hành tương sinh.

Các nguyên liệu chế biến sẽ được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau, như món ăn có tính hàn thì phải có gia vị cay nóng đi kèm và ngược lại. Các nguyên liệu tính nóng phải được nấu cùng nguyên liệu có tính lạnh để tạo sự cân bằng cho món ăn.

Để đảm bảo được sự cân bằng âm dương, người Việt phải phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ).

bản sắc văn hóa ẩm thực đường phố của việt nam Các gia vị, nguyên liệu được kết hợp theo nhiều nguyên tắc để tạo nên món ăn vừa ngon, vừa lành tính. Ảnh: Internet

Theo vùng miền, dân tộc

Tuy có những nét chung nói trên nhưng ẩm thực tại mỗi vùng miền vẫn mang đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu và phong tục tập quán,…

Nét đặc trưng trong ẩm thực của người Việt

Tính hòa đồng hay đa dạng

Đậm đà hương vị

Ít mỡ

Dùng đũa

ảnh hưởng của nền ẩm thực việt nam lên thế giới Việc dùng đũa chính là một nghệ thuật. Ảnh: Internet

Ngon và lành

Cộng đồng hay tập thể

Hiếu khách

Dọn thành mâm

Tổng hòa nhiều chất và nhiều vị

giới thiệu về nét đặc trưng của ẩm thực việt Các món ăn được đặt vào mâm và dọn lên cùng lúc. Ảnh: Internet

Hy vọng với những chia sẻ từ DTBTAAu, bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nếu bạn yêu thích và muốn học nấu món Việt ba miền đừng ngần ngại điền thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ số điện thoại 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tư vấn các khóa học phù hợp.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/am-thuc-vn-a39269.html