Hướng dẫn, thủ thuật về

Khác với những thiết bị máy tính dễ sử dụng, xử lý nhanh và phục vụ nhiều công việc như hiện nay. Các thế hệ đầu tiên của máy tính sinh ra với công dụng hoàn toàn khác. Hãy cùng chúng mình sơ lược về lịch sử hình thành của máy tính nhé.

Laptop sale khủng 50%, sắm liền tay!

Năm 1801, vào thế kỉ 19 nhà phát minh Joseph Marie Jacquard ở Pháp đã sáng chế nên máy dệt gỗ tự động với cơ chế sử dụng các thẻ gỗ đục lỗ. Cơ chế này là nền tảng cho mô hình máy tính đầu tiên.

Chiếc máy dệt tự động của Joseph Marie Jacquard

Chiếc máy dệt tự động của Joseph Marie Jacquard

Chiếc máy dệt tự động của Joseph Marie Jacquard

Năm 1822, nhà toán học người Anh Charles Babbage đã đề ra dự án về một thiết bị tính toán chạy bằng hơi nước. Ý tưởng của ông được thực hiện dưới sự tài trợ của chính phủ Anh nhưng sau đó thất bại.

Năm 1890, kỹ sư người Mỹ Herman Hollerith đã thiết kế nên hệ thống thẻ có khả năng tính toán thống kê dân số năm 1880 tưởng chừng như mất 7 năm nếu tính toán bằng tay. Việc tiết kiệm khoảng công sức và thời gian 7 năm tính toán dân số đã tiết kiệm cho chính phủ Mỹ 5 triệu đô la. Herman Hollerith sau đó đã lập ra công ty tiền thân của IBM.

Năm 1936, Alan Turing, nhà toán học người Anh đã lên ý tưởng một cỗ máy vạn năng, sau này gọi là cỗ máy Turing, có khả năng tính toán bất cứ thứ gì có thể tính được. Ý tưởng của Alan Turing là nền tảng cho máy tính hiện đại ngày nay.

Hình ảnh nhà toán học Alan Turing

Hình ảnh nhà toán học Alan Turing

Nhà toán học Alan Turing

Năm 1937, J.V Atanasoff, giáo sư vật kỹ và toán học người Mỹ tại đại học bang Iowa đã cố gắng chế tạo nên máy tính không cần dây đai, bánh răng và trục xoay.

Năm 1939, Hewlett-Packard hay còn gọi là HP được thành lập bởi David Packard và Bill Hewlett tại một ga ra ở Palo Alto, California

Năm 1941, Antanasoff, người đã cố gắng tạo nên máy tính không bánh răng, dây đai và trục xoay đã cùng với sinh viên của mình, Clifford Berry, tạo ra máy tính có thể giải liên tục 29 phương trình. Đây cũng là lần đầu tiên một máy tính có thể lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ.

Năm 1943-1944, hai vị giáo sư đến từ đại học Pennsylvania của Mỹ, John Mauchly và J. Presper Eckert, đã hợp tác tạo ra thiết bị tích phân và tính toán số học điện tử hay còn gọi là ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Calculator). Đây được xem là máy vi tính điện tử đầu tiên và là ông tổ của máy tính hiện đại. Cỗ máy với kích thước đồ sộ này đã chiếm hết căn phòng 6x12m và cần đến 18,000 ống hút chân không.

Máy tính đầu tiên ENIAC

Máy tính đầu tiên ENIAC

Máy tính đầu tiên ENIAC

Năm 1946, hai vị giáo sư John Mauchly và J. Presper Eckert đã rời đại học Pennsylvania và nhận đầu tư từ Cục điều tra dân số Mỹ để tạo nên UNIVAC, máy tính thương mại đầu tiên nhằm mục đích thương mại và xử lý công việc chính phủ.

Năm 1947, William Shockley, John Bardeen và Walter Brattain của Bell Laboratory đã sáng chế ra các bóng bán dẫn (transistor). Họ đã tìm ra cách ngắt mở nguồn điện với vật liệu cứng mà không cần dùng tới biện pháp hút chân không.

Năm 1953, Grace Hopper đã tạo ra ngôn ngữ lập trình đầu tiên trên thế giới, sau này được biết dưới tên COBOL. Vào cùng năm, Thomas Johnson Watson Jr., con trai của Thomas Johnson Watson Sr, tổng giám đốc tại IBM ở thời điểm đó đã sáng chế ra máy tính IBM 701 EDPM cho Liên Hiệp Quốc nhằm mục đích theo dõi chiến tranh Hàn Quốc.

Năm 1954, ngôn ngữ lập trình FORTRAN. Tên gọi được ghép từ Formula Translator nghĩa là trình biên dịch công thức, đã được IBM phát triển dưới sự dẫn dắt của John Backus.

Năm 1958, Jack Kilby và Robert Noyce đã ra mắt mạch điện tích hợp, hay còn gọi là chip xử lý của máy tính. Jack Kilby đã được nhận giải Nobel Vật lý vào năm 2000 cho thành tựu của ông.

Hình ảnh Jack Kilby

Hình ảnh Jack Kilby

Hình ảnh Jack Kilby

Năm 1964, Douglas Engelbart đã cho ra mắt bản thử nghiệm của máy tính hiện đại, với chuột và giao diện đồ hoạ người dùng. Phát minh này đánh dấu cột mốc máy tính giờ đây đã phù hợp cho đại chúng thay vì chỉ dành cho các chuyên gia, nhà khoa học hay nhà toán học như trước đây.

Năm 1969, một nhóm nhà phát triển tại Bell Labs đã viết nên UNIX, một hệ điều hành giải quyết vấn đề tương thích. Lập trình bởi ngôn ngữ C và thích hợp đa nền tảng. Bởi khả năng tương thích này, UNIX đã trở thành hệ điều hành được lựa chọn tại nhiều công ty lớn và các tổ chức chính phủ. Tuy nhiên, do xử lý chậm nên UNIX không thu hút được người dùng PC tại nhà.

Năm 1970, công ty Intel lúc này vừa thành lập được 2 năm đã công bố Intel 1103, bộ nhớ xử lý ngẫu nhiên động (DRAM) đầu tiên.

Năm 1971, Alan Shugart dẫn đầu đoàn kỹ sư tại IBM, đã sáng chế ra đĩa mềm, cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính.

Năm 1973, Robert Metcalfe, nhân viên nghiên cứu tại Xerox, đã sáng tạo ra chuẩn Ethernet để kết nối nhiều máy tính và phần cứng với nhau.

Năm 1974-1977, các hãng bắt đầu tung ra các dòng máy tính cá nhân ra thị trường, các model nổi bật bao gồm: Scelbi & Mark-8 Altair, IBM 5100, Radio Shack TRS-80 (Trash 80) và PEToreore.

Năm 1975, Tạp chí Popular Electronics vào số tháng một đã giới thiệu máy tính Altair 8080 dưới biệt danh “máy tính mini đầu tiên trên thế giới”. Hai người “mọt máy tính” là Paul Allen và Bill Gates đã đề nghị được viết phần mềm cho Altair bằng ngôn ngữ lập trình BASIC. Vào ngày 4 tháng 4, với sự thành Paul Allen và Bill Gates đã thành lập nên công ty phần mềm Microsoft.

Gates va Paul

Gates va Paul

Paul Allen (bên trái) và Bill Gates (bên phải)- hai nhà sáng lập Microsoft

Năm 1976, Steve Jobs và Steve Wozniak đã bắt đầu Apple Computers vào ngày cá tháng tư 1/4 và cho ra mắt máy tính Apple I, máy tính đầu tiên chạy trên một bo mạch chủ.

Năm 1977, Radio Shack sản xuất 3,000 máy tính TRS-80 cho đợt đầu tiên và bán đắt như tôm tươi. TRS-80 là sản phẩm hướng tới đối tượng người dùng không chuyên, lần đầu tiên tập khách hàng này có thể điều chỉnh phần mềm để máy tính phục vụ theo nhu cầu.

Năm 1977, Steve Jobs và Steve Wozniak thành lập Apple và giới thiệu máy tính Apple II tại triển lãm máy tính West Coast đầu tiên. Apple II mang tới trải nghiệm đồ hoạ màu sắc và tích hợp ổ cắm băng cát-xét.

Năm 1978, VisiCalc, chương trình bảng tính dành cho máy tính đầu tiên xuất hiện.

Giao diện phần mềm Visa Calc

Giao diện phần mềm Visa Calc

Giao diện phần mềm VisaCalc

Năm 1979, Xử lý văn bản trở thành hiện thực khi MicroPro International phát hành WordStar. Tác giả Rob Barnaby cho biết trong email gửi Mike Petrie vào năm 2000: "Thay đổi dễ nhận biết nhất là phần mềm có thể căn lề và đóng khung chữ". “Những tính năng được thêm vào là loại bỏ chế độ lệnh (command) và thêm chức năng in”.

Năm 1981, Máy tính cá nhân đầu tiên của IBM, tên mã "Acorn," được giới thiệu. Sử dụng hệ điều hành MS-DOS của Microsoft. Chạy chip Intel gắn được hai đĩa mềm và một màn hình màu tùy chọn. Sears & Roebuck và Computerland là đơn vị bán máy, đánh dấu lần đầu tiên máy tính được bày bán thông qua các nhà phân phối. Thuật ngữ PC phổ biến từ đây.

Năm 1983, Máy tính Lisa của Apple là máy tính cá nhân đầu tiên có GUI (giao diện đồ hoạ người dùng), trang bị tính năng menu kiểu rải xuống và có các biểu tượng. Tuy rằng sản phẩm thất bại nhưng là nền tảng của Macintosh sau này. Máy tính Gavilan SC là thiết bị đầu tiên với thiết kế lật ra vào, là thiết bị đầu tiên quảng cáo dưới tên “Laptop”.

Năm 1985, Microsoft cho ra mắt Windows. Là đòn đáp trả cho giao diện đồ hoạ người dùng (GUI) của Apple. Commodore sau đó cho ra mắt máy tính Amiga 1000 có hỗ trợ khả năng xuất âm thanh cao cấp và xử lý video.

Năm 1985, tên miền .com đầu tiên được đăng ký vào ngày 15 tháng 3, trước sự xuất hiện của World Wide Web hay www- khởi đầu của kỷ nguyên internet hàng năm trời. Công ty The Symbolics Computer, một nhà sản xuất máy tính, đã đăng ký tên miền đầu tiên Symbolics.com. Hai năm sau, chỉ 100 tên miền .com được đăng ký.

Năm 1986, Compaq đưa Deskpro 386 ra thị trường. Cấu trúc 32-bit, cung cấp khả năng xử lý tương đương các máy tính cỡ lớn.

Năm 1990, Tim Berners-Lee, một nhà nghiên cứu tại CERN, trung tâm nghiên cứu vật lý năng lượng cao tại Geneva, đã cho ra mắt HyperText Markup Language hay còn gọi là HTML, một sự thúc đẩy cho World Wide Web.

ngôn ngữ HTML

ngôn ngữ HTML

Năm 1993, vi xử lý Pentinum ra mắt với sự nâng cao xử lý đồ hoạ và âm thanh trên PC.

Năm 1994, máy tính trở thành thiết bị chơi game nhờ các tựa game như "Command & Conquer," "Alone in the Dark 2," "Theme Park," "Magic Carpet," "Descent" và "Little Big Adventure" ra mắt và gây sốt thị trường.

Năm 1996, Segrey Bin và Larry Page phát triển công cụ tìm kiếm Google tại đại học Stanford, Mỹ.

Năm 1997, Microsoft đầu tư 150 triệu đô vào Apple. Lúc này Apple đang phải chịu khủng hoảng nghiêm trọng, việc đầu tư cũng đã kết thúc vụ kiện của Apple đối với Microsoft cho rằng Microsoft đã sao chép “giao diện và cảm giác’’ của hệ điều hành thuộc Apple.

Năm 1999, Wi-Fi trở thành một phần của ngôn ngữ máy tính và người dùng bắt đầu sử dụng Wi-Fi để kết nối Internet không dây.

Năm 2001, Apple giới thiệu Mac OS X, hệ điều hành của với cấu trúc mã nguồn đóng và ưu tiên cho việc đa nhiệm bên cạnh những tính năng có lợi khác. Không thua kém, Microsoft cho ra Windows XP, phiên bản hệ điều hành với giao diện người dùng được tái thiết kế mạnh mẽ.

giao diện windows xp

giao diện windows xp

Năm 2003, vi xử lý 64-bit đầu tiên- AMD Athlon 64 đã ra mắt thị trường.

Năm 2004, Mozilla’s Firefox 1.0 xuất hiện, đe doạ Internet Explorer của Microsoft, trình duyệt được ưa chuộng lúc bấy giờ. Cũng trong khoảng thời gian này, Facebook ra đời.

Năm 2005, Youtube, nền tảng chia sẻ video được thành lập. Cùng lúc đó Google đã mua lại Android, hệ điều hành nhân Linux dành cho điện thoại di động.

Năm 2006, Apple cho ra mắt MacBook Pro và iMac, phiên bản đầu tiên chạy trên nền tảng chip Intel. Nintendo Wii đánh mạnh vào thị trường.

Năm 2007, chiếc iPhone đầu tiên ra đời với nhiều tính năng của một chiếc máy tính chuyên nghiệp trong hình hài chiếc điện thoại. Định hình thế giới smartphone.

Steve Jobs và iPhone 2

Steve Jobs và iPhone 2

Năm 2009, Microsoft tung ra Windows 7, cho phép ghim các ứng dụng vào thanh taskbar và nâng cao hỗ trợ khả năng cảm ứng, nhận diện viết tay cùng những tính năng mới khác.

Năm 2010, Apple vén màn iPad, thay đổi cách người dùng tiêu thụ nội dung và bứt tốc chiếm lĩnh thị trường máy tính bảng.

Năm 2011, Google ra mắt Chromebook, dòng laptop chạy trên hệ điều hành Chrome OS do chính Google phát triển.

Năm 2012, Facebook đạt 1 tỉ người dùng vào ngày 4 tháng 10.

Năm 2015, Apple cho ra mắt Apple Watch. Microsoft cho ra Windows 10.

Năm 2016, máy tính lượng tử có khả năng lập trình và tái lập trình đầu tiên được tạo ra. Trước đây chưa có nền tảng tính toán lượng tử nào có khả năng lập trình một thuật toán mới vào trong chính hệ thống của nó.

máy tính lượng tử

máy tính lượng tử

Hình ảnh máy tính lượng tử

Năm 2017, cơ quan DARPA, đang phát triển chương trình “Tin học phân tử” mới, sử dụng các phân tử làm máy tính. “Hoá học chứa những thuộc tính có thể khai thác cho việc lưu trữ và xử lý thông tin nhanh và bao quát” trích Anne Fischer, quản lý chương trình tại phòng an ninh khoa học của DARPA, cô chia sẻ thêm “Hàng triệu phân tử tồn tại, mỗi phân tử có riêng một thể cấu trúc không gian 3 chiều với hình dáng, kích thước và màu sắc riêng biệt. Sự dồi dào trong cấu trúc cung cấp không gian rộng lớn để khám phá, giải mã và xử lý các dữ liệu nằm ngoài các dãy số 0 và 1 của máy tính thông thường.

Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại TGDĐ

Máy tính đã phát triển vượt bậc từ những thiết bị quá khổ trở thành những thiết bị di động gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng chờ xem trong tương lai, máy tính sẽ phát triển đến như thế nào nhé!

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/may-tinh-phat-minh-nam-nao-a39031.html