Mảng trắng trong miệng là tình trạng khá thường gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tình trạng này lại gây ra nhiều phiền toái trong việc ăn uống và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy làm cách nào để điều trị triệt để mảng trắng trong miệng? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ cho bạn câu trả lời
Mảng trắng trong miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý sau đây:
Mảng trắng trong miệng trẻ là dấu hiệu của tưa lưỡi. Tưa lưỡi làm xuất hiện các mảng trắng màu kem hoặc vàng ở các mô mềm trong khoang miệng như 2 bên mép, má, lợi, môi, lưỡi. Đôi khi các mảng này có thể lan đến cổ họng, amidan hoặc thực quản. Tưa lưỡi thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ trong giai đoạn tập đi.
Mảng bám trong miệng rất có thể là biểu hiện của bệnh nấm miệng - một dạng nhiễm nấm Candida. Bình thường, nấm Candida tồn tại một lượng nhỏ trong không miệng của mỗi người và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển quá mức và gây ra chứng nấm miệng.
Xuất hiện mảng trắng trong miệng có thể là dấu hiệu của tưa lưỡi hoặc bệnh nấm miệng
Mảng trắng xuất hiện trong miệng có thể là do các nguyên nhân sau đây:
Nhiệt miệng hay loét miệng là bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng nổi nốt trắng trong khoang miệng. Các nốt trắng này có viền đỏ xung quanh, thường xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng mảng lớn và sẽ biến mất sau 1 - 2 tuần.
Nổi mảng trắng ở khoang miệng cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm họng hạt khi bị vi khuẩn tấn công. Các mảng trắng này gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh dễ ho và muốn khạc nhổ liên tục.
Khoang miệng xuất hiện mảng trắng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng. Thường thì mảng trắng sẽ đi kèm với các triệu chứng như: khối u trong miệng, vết thương khó lành khi khoang miệng bị tổn thương, niêm mạc bị đỏ, đau rát,…
Dấu hiệu nhận biết bạch sản là các mảng trắng dày hình thành trên nướu, 2 bên má, lưỡi và đáy miệng. Các mảng trắng này này không thể tự khỏi mà tồn tại lâu dài trong khoang miệng. Đôi khi đây có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.
Nhiệt miệng, bệnh bạch sản hoặc viêm họng hạt là những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng trắng lưỡi
Ngoài ra, tình trạng mảng trắng trong khoang miệng còn có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
Nổi mảng trắng trong khoang miệng không nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ăn uống. Tình trạng này có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần nếu biết vệ sinh răng miệng đúng cách kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
Nếu sau 2 tuần tình trạng này vẫn không thuyên giảm và và có biểu hiện viêm loét nặng hơn thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh lý ung thư nguy hiểm.
Mảng bám trong miệng tuy không gây nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng đến sức khỏe
Như đã nói trẻ nhỏ có hệ miễn dịch nhạy cảm nên đương nhiên mọi vấn đề sức khỏe nào xảy ra cũng đều khiến phụ huynh cảm thấy lo lắng đứng ngồi không yên. Đặc biệt với trường hợp miệng xuất hiện mảng trắng thì bạn cần phải chú ý bởi đây là dấu hiệu cho thấy có thể con đang bị nấm miệng. Tuy không gây ra quá nhiều nguy hiểm nhưng mà lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đáng nói khi bị nấm miệng thì chúng còn có thể một số dấu hiệu đi kèm như:
Biếng ăn, lười ăn, ăn không ngon
Đau rát họng
Buồn nôn
Thực ra vấn đề sẽ hình thành trở ngại lớn khi mà nấm phát triển mạnh mẽ, di chuyển xuống vòm họng, vùng thành quản. Từ đó dễ bị khàn giọng và khó nuốt, quấy khóc, sốt cao. Chính những điều này tác động làm sức khỏe của trẻ ảnh hưởng, dẫn đến sụt cân hoặc chậm lớn do biếng ăn.
Ngoài ra khi nấm lan rộng rồi ăn sâu vào vòng họng, thanh quản hoặc amidan thì trẻ còn có nguy cơ mắc viêm họng, viêm amidan hoặc vấn đề về đường thở cực cao. Càng ngày những bệnh lý này sẽ phát sinh vấn đề nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.
Mảng trắng dày gây cảm giác chán ăn, khó chịu, buồn nôn và đau rát họng
Khi thấy mảng trắng xuất hiện trong, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Việc vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm sẽ phần nào kiềm chế được sự phát triển của vi nấm - một trong những nguyên nhân gây mảng trắng trong miệng. Từ đó, hạn chế chúng lan rộng đến các bộ phận sâu hơn như thanh quản, vòm họng.
Súc miệng bằng nước muối là cách giảm tình trạng mảng trắng ở miệng đơn giản nhưng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước muối pha sẵn hoặc tự pha bằng cách cho muối vào nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sau đó sử dụng để súc miệng từ 3 - 5 lần/ngày.
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể. Vì vậy, khi xuất hiện các mảng bám trong miệng, bạn nên ăn nhiều sữa chua để tăng cường bổ sung lợi khuẩn, đồng thời đẩy nhanh quá trình lành thương, loại bỏ mảng trắng.
Trong quá trình điều trị bệnh, tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm quá cứng, quá mặn, quá nóng vì những thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu đến vùng mảng trắng, gây đau rát và viêm nhiễm nhiều hơn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống nhiều nước và thăm khám bác sĩ nếu tình trạng không có dấu hiệu giảm
Nếu nguyên nhân gây mảng trắng ở miệng là do nấm thì việc điều trị tại nhà sẽ không mang lại hiệu quả cao. Việc làm cần thiết lúc này là nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Thông thường để ức chế vi nấm phát triển, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như Miconazole oral gel, thuốc kháng nấm Nystatin. Những loại thuốc này hay dùng để rơ miệng cho trẻ trực tiếp với tần suất và liều lượng phụ thuộc vào độ tuổi cũng như sự phát triển của nấm.
Trường hợp trẻ có biểu hiện đi kèm như đau đớn hoặc sốt thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc đi kèm. Paracetamol đáp ứng cho trẻ trên 3 tháng tuổi và Ibuprofen dùng được cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
Hơn nữa thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây nhiễm trùng nấm nên không có tác dụng trong việc khắc phục mảng trắng trong miệng của trẻ do nấm.
Liệu pháp DHA (còn gọi là nhiệt trường DHA) sẽ tác động trực tiếp lên mảng trắng trong khoang miệng bằng cách sử dụng nguồn năng lượng được phát ra với bước sóng siêu ngắn. Mục đích là để diệt khuẩn, tránh mảng trắng tái phát ở vị trí đã được chiếu sóng.
Mảng trắng ở miệng có thể phòng ngừa bằng cách duy trì những thói quen tốt như:
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và khám răng định kỳ để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng
Mảng trắng trong khoang miệng có thể gây cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về tình trạng này, hãy theo dõi tiến triển của các triệu chứng. Nếu thấy dấu hiệu bất thường cần đến bác sĩ ngay để được can thiệp đúng cách. Mọi thắc mắc liên quan đến sức khỏe răng miệng, vui lòng liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1800 6899 để được tư vấn và hỗ trợ.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/khoang-mieng-co-dom-trang-a38264.html