Ung thư vòm họng được chia thành các giai đoạn từ giai đoạn 0 đến giai đoạn IV trong đó ung thư vòm họng giai đoạn 2 là giai đoạn trung gian. Tuy vậy, theo các chuyên gia đây vẫn là một giai đoạn sớm của bệnh với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh và thời gian sống còn sau 5 năm khoảng 64%.
Ung thư vòm họng (hay còn gọi là ung thư hầu họng) là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào tại vòm họng - phần trên cao nhất của họng và phía sau mũi. Đây là căn bệnh thường gặp trong nhóm “ung thư đầu cổ”.
Nguyên nhân dẫn đến loại ung thư này vẫn chưa được các nhà khoa học xác định chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết phần lớn các ca mắc ung thư vòm họng đều bắt nguồn từ các nguyên nhân và yếu tố có nguy cơ cao như:
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu rất khó để phát hiện bởi các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp. Những dấu hiệu ung thư vòm họng thường biểu hiện ở các cơ quan nền sọ, tai và mũi do vị trí giải phẫu của các bộ phận này có liên quan mật thiết đến nhau.
Tương tự các bệnh ung thư khác, ung thư vòm họng có thể xâm lấn và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua mô, hệ thống bạch huyết và máu, phổ biến nhất là phổi, gan và xương.
Nghẹt mũi và xoang là một trong số những dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn 2, có thể xuất hiện chung các cơn đau đầu. Nghẹt mũi có thể tăng dần cả về mức độ lẫn tần suất, có thể chảy dịch nhầy, máu hoặc mủ.
Các khối hạch bắt đầu xuất hiện rõ ở giai đoạn 2 của ung thư vòm họng. Có thể phát sinh một hạch hoặc khối hạch, ban đầu có kích thước nhỏ, sau đó lớn dần. Khi ấn vào hạch cứng, không đau, ít di động. Vị trí hạch thường nằm ở một bên cổ ( bên trái hoặc bên phải).
Xuất hiện cảm giác khó chịu vùng tai như ù tai, giảm thính lực, đau nhức một bên. Một số trường hợp có chảy dịch làm cản trở sinh hoạt của người bệnh.
Ở giai đoạn 2, các triệu chứng liên quan đến thần kinh bệnh nhân mắc ung thư vòm họng thường gặp là đau nhức đầu, đau nửa đầu, đau vùng thái dương hoặc xuất hiện các cơn đau sâu trong hốc mắt. Ngoài ra, các dây thần kinh sọ não cũng có thể bị tổn thương.
Một số hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn 2.
Hiện nay, các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư vòm họng nói chung và ung thư vòm họng giai đoạn 2 nói riêng thường là:
Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và khai thác tiền sử bệnh lý. Sau đó đánh giá sơ bộ các biểu hiện xuất hiện ở cơ quan như ở tai, mũi, họng, miệng, lưỡi,… Trong trường hợp các dấu hiệu chỉ ra nguy cơ ung thư, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như CT, MRI… để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Với thủ thuật nội soi và sinh thiết vùng mũi họng, các bác sĩ có thể dựa vào kết quả mẫu bệnh để đánh giá liệu tổn thương có tiềm ẩn nguy cơ ung thư vòm họng hay không.
Tương tự chụp X-quang, CT/MRI là phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh giúp bác sĩ quan sát khu vực vòm họng và các hạch vùng cổ, có hiệu quả trong việc xác định vị trí, mức độ xâm lấn và di căn của khối u đối với các mô lành xung quanh. Bên cạnh đó, phương pháp hiện đại PET/CT cũng thường được sử dụng trong đánh giá giai đoạn bệnh, kết quả của phương pháp này cho phép bác sĩ đánh giá được bệnh đã di căn xa hay còn ở tại chỗ. Việc đánh giá chính xác giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiên lượng bệnh, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI cũng được các chuyên gia đánh giá mang lại hiệu quả cao trong việc chẩn đoán ung thư vòm họng.
Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ vượt bậc của nền y học trên thế giới và Việt Nam tỷ lệ điều trị khỏi ung thư vòm họng đang dần tăng lên. Hiện nay, để điều trị ung thư vòm họng có các phương pháp như:
Phương pháp này được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp để bổ trợ cho xạ trị, đóng vai trò quan trọng nhất đối với những trường hợp người bệnh có ung thư di căn.
Các chuyên gia cho biết đối với bệnh ở giai đoạn đầu, khi khối u vẫn ở trong giới hạn khu vực vòm họng và chưa di căn đến các mô lành xung quanh thì phương pháp xạ trị đóng vai trò chính và trong quá trình điều trị ung thư di căn thì hóa trị là liệu pháp chủ chốt.
Các tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình điều trị như cơ thể mệt mỏi, chán ăn, viêm da, nuốt khó và đau, biến đổi vị giác,… Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh gặp tác dụng phụ muộn xuất hiện sau một thời gian như hoại tử xương hàm, xơ cứng vùng cổ, suy giáp,…
Ung thư vòm họng giai đoạn 2 vẫn được các chuyên gia đánh giá là giai đoạn sớm của bệnh, nếu phương pháp điều trị hợp lý và sức khỏe của người bệnh đáp ứng tốt phương pháp thì tỷ lệ điều trị thành công cao, kéo dài sự sống cho người bệnh sau 5 năm là khoảng 64%.
Ung thư vòm họng giai đoạn 2 có tái phát sau điều trị không thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn, bệnh đang ở giai đoạn nào, khối u đã xâm lấn và di căn đến các vùng lân cận, thể trạng và điều kiện kinh tế của người bệnh có đủ để theo hết liệu trình
Trong trường hợp tái phát sau điều trị, người bệnh có tiếp tục điều trị được không, bác sĩ sẽ đánh giá dựa vào các yếu tố: chỗ tái phát có phạm vị trong vòm họng hay đã di chuyển xa đến hạch bạch huyết hoặc các vùng lân cận khác và tổng thể sức khỏe bệnh nhân.
Tiên lương chung cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn, tỷ lệ sống sót tốt sau 5 năm khoảng 64%. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết tiên lượng sống của bệnh nhân mắc ung thư vòm họng giai đoạn 2 thực tế còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như độ tuổi bệnh nhân, thể trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của bệnh nhân có đi kèm các bệnh lý khác không, khả năng của cơ thể có đáp ứng và dung nạp được các phương pháp điều trị (nếu hóa xạ đồng thời),…
Phan Nguyễn Trường Giang, Quản lý Y khoa Khu vực Mekong, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đặc biệt nhấn mạnh, cách chăm sóc sức khỏe khi mắc ung thư vòm họng giai đoạn 2 được xem là yếu tố then chốt, quyết định việc điều trị có thành công hay không. Do đó, người thân cần lưu ý để thực hiện tốt cách chăm sóc người bệnh giúp họ sớm phục hồi khỏe mạnh.
Để chăm sóc sức khỏe người mắc ung thư vòm họng giai đoạn 2, người thân cần lưu ý 3 yếu tố quan trọng như sau:
Người mắc ung thư vòm họng sẽ gặp những khó khăn trong quá trình ăn uống, đặc biệt sau khi thực hiện các phương pháp điều trị hóa - xạ trị, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ đau miệng, chán ăn, ăn uống không ngon dẫn đến cơ thể sụt cân. Về lâu dài, cơ thể mệt mỏi, suy nhược và có khả năng làm gián đoạn việc điều trị vì thể trạng người bệnh không đáp ứng được.
Do đó, về thực đơn dinh dưỡng cho người ung thư vòm họng các chuyên gia khuyến cáo cần lưu ý các điều sau:
Bệnh nhân mắc ung thư nói chung và ung thư vòm họng giai đoạn 2 nói riêng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống, ngủ nghỉ, vận động phù hợp. Luôn giữ tinh thần thoải mái, không suy nghĩ tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến tinh thần, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tập luyện các môn thể thao phù hợp, nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga,… để tăng cường sức khỏe. Ngủ nghỉ đúng giờ kết hợp các hoạt động giúp thư giãn tinh thần như ngồi thiền,…
Bệnh nhân mắc ung thư vòm họng giai đoạn 2 cần tuân theo phác đồ điều trị bác sĩ, uống thuốc và nên tái khám 3-6 tháng hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị. Việc tái khám theo sau điều trị có vai trò quan trọng giúp bác sĩ theo dõi được sức khỏe, tiến triển bệnh, khả năng phục hồi sau điều trị cũng như kịp thời phát hiện nếu có các dấu hiệu tái phát.
Khối u phát triển lớn hơn 4cm và đã bắt đầu di căn sang các cơ quan xung quanh. Xem thêm: Ung thư vòm họng giai đoạn 3.
Ung thư di căn đến các cơ quan xung quanh và phá hủy các hạch bạch huyết. Xem thêm: Ung thư vòm họng giai đoạn 4.
Nghiên cứu thống kê cho thấy có đến 70% nguyên nhân ung thư do yếu tố ngoại lai, yếu tố nội tại và di truyền chiếm 30% còn lại. Các chuyên gia đánh giá các yếu tố có nguy cơ ung thư vòm họng thực tế đều khó có thể kiểm soát được. Chủ động phòng ngừa ung thư vòm họng là phương pháp hiệu quả giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tìm được virus Epstein - Barr hoặc HPV các type nguy cơ cao như HPV type 16 và type 18 có khả năng gây ung thư vòm họng ở bất kỳ đối tượng nào. Do đó, tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, u nhú sinh dục… do HPV ngay từ sớm.
Việt Nam hiện đang lưu hành và sử dụng 2 loại vắc xin ngăn ngừa virus HPV là vắc xin Gardasil (phòng 4 type virus HPV 6, 11, 16, 18), chỉ định dùng cho trẻ em gái và phụ nữ độ tuổi từ 9 - 45 tuổi. Vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 với lợi thế phòng ngừa (phòng 9 type virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) được chỉ định tiêm chủng phòng bệnh cho cả nam và nữ có độ tuổi từ 9 - 45 tuổi, hiệu quả bảo vệ cao lên đến hơn 90%.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư vòm họng.
Tỷ lệ mắc ung thư vòm họng do virus HPV tăng cao ở những người có đời sống tình dục không an toàn và lành mạnh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên xây dựng đời sống tình dục lành mạnh và sử dụng bao cao su khi quan hệ là bộ đôi phương pháp hạn chế tối đa nguy cơ mắc ung thư vòm họng ở cả nam và nữ giới.
Nên bỏ những thói quen xấu có nguy cơ cao gây ung thư vòm họng như thường xuyên dùng chất kích thích, hút nhiều thuốc lá, chế độ ăn hàng ngày có nhiều đồ ăn lên men,…
Nhìn chung, Ung thư vòm họng giai đoạn 2 là giai đoạn bệnh trung gian, có tiên lượng sống sau 5 năm là khoảng 64% nếu người bệnh được điều trị kịp thời kết hợp các phương pháp thích hợp. Mỗi người cần chủ động phòng ngừa và tầm soát ung thư định kỳ, thăm khám ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán, điều trị đúng cách mang lại tỷ lệ phục hồi cao.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/bieu-hien-cua-ung-thu-vom-hong-giai-doan-dau-a38160.html