Xét nghiệm HBV có ý nghĩa quan trọng, giúp phản ánh tình trạng chức năng gan có đang hoạt động ổn định hay không. Đây sẽ là cơ sở để bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý về gan, đặc biệt là viêm gan B. Vậy xét nghiệm này được thực hiện như thế nào? Hãy đọc ngay những thông tin hữu ích được chia sẻ tại bài viết này nhé!
Còn được biết đến là xét nghiệm viêm gan B. Đây là những xét nghiệm máu được sử dụng để phát hiện và đánh giá tình trạng nhiễm virus viêm gan siêu vi B.
Các kết quả nhận được có thể là chỉ số định lượng hoặc xác định âm tính/dương tính. Dựa trên những thông tin này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh nhân có đang nhiễm viêm gan B không, nếu có thì ở giai đoạn nào. Việc này rất hữu ích để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
HBsAg (Hepatitis B Surface Antigen) là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B - một loại protein nằm trên vỏ ngoài của virus. HBsAg là dấu hiệu sớm nhất của nhiễm viêm gan B và rất dễ được nhận biết qua các xét nghiệm máu do có độ nhạy rất cao. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện sớm nhiễm trùng cũng như hỗ trợ chẩn đoán, điều trị hiệu quả.
Việc tìm ra HBsAg trong máu không chỉ hỗ trợ phát hiện sớm viêm gan B mà còn giúp theo dõi hiệu quả điều trị. Khi HBsAg biến mất và xuất hiện kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt (Anti-HBs), điều này cho thấy cơ thể đã loại bỏ được virus hoặc đã được tiêm phòng thành công và có miễn dịch với viêm gan B.
Trong quá trình quản lý viêm gan B, HBsAg thường được kết hợp với các chỉ số khác như HBV-DNA, HBeAg và các kháng thể. Việc này giúp đưa ra đánh giá toàn diện về tình trạng nhiễm trùng và đáp ứng điều trị. Từ đó bác sĩ dễ dàng lập kế hoạch điều trị phù hợp và giảm nguy cơ tiến triển của bệnh.
Anti-HBs (Hepatitis B Surface Antibody) là kháng thể được cơ thể sản sinh để chống lại kháng nguyên bề mặt HBsAg của virus viêm gan B. Xét nghiệm Anti-HBs nhằm mục đích phát hiện sự hiện diện của kháng thể này trong máu. Từ đó phát hiện nhiễm trùng cũng như đánh giá mức độ bảo vệ của cơ thể trước virus.
Kháng thể Anti-HBs có trong cơ thể dựa trên 2 cơ chế:
Một người được xem là có khả năng tự bảo vệ bản thân trước viêm gan B khi có lượng kháng thể Anti-HBs nằm trong khoảng 100 - 1.000 IU/mL. Nếu nồng độ Anti-HBs thấp hơn 100 IU/mL nghĩa là có khả năng cao bị nhiễm bệnh. Do đó cần tiêm vắc-xin để có đủ lượng kháng thể cần thiết.
HBeAg (Hepatitis B Envelope Antigen) là một kháng nguyên do virus viêm gan B sản xuất trong quá trình phát triển và nhân lên. Việc xét nghiệm HBeAg là để phát hiện kháng nguyên này trong máu, đồng thời hỗ trợ đánh giá hiệu quả điều trị.
Khi HBeAg dương tính nghĩa là virus đang nhân lên mạnh mẽ, cho thấy nồng độ virus trong máu cao và khả năng lây nhiễm rất cao. Nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như viêm gan cấp tính, xơ gan và ung thư gan.
Ngược lại, HBeAg âm tính cho thấy virus không nhân lên mạnh mẽ và mức độ lây nhiễm thấp hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đang ở giai đoạn không hoạt động, mặc dù virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể.
Ở bệnh nhân viêm gan B mãn tính, sự chuyển đổi từ HBeAg dương tính sang âm tính, cùng với sự xuất hiện của kháng thể Anti-HBe, là dấu hiệu tích cực cho thấy sự kiểm soát tốt của hệ miễn dịch đối với virus. Tuy nhiên, việc theo dõi định kỳ vẫn cần thiết để đảm bảo virus không hoạt động trở lại và để đánh giá tình trạng gan liên tục.
Anti-HBe (Hepatitis B Envelope Antibody) là kháng thể do cơ thể sản sinh để chống lại kháng nguyên HBeAg của virus viêm gan B. Xét nghiệm Anti-HBe được chỉ định ở người đã nhiễm bệnh để đánh giá khả năng lây lan của virus. Đồng thời, kết quả cũng cung cấp thông tin về mức độ kiểm soát virus của hệ miễn dịch.
Anti-HBe dương tính cho thấy hệ miễn dịch đã kiểm soát được sự nhân lên của virus, giảm mức độ lây nhiễm và nguy cơ tổn thương gan. Kết quả này là một dấu hiệu tích cực trong quá trình điều trị viêm gan B mãn tính.
Ngược lại, Anti-HBe âm tính thường đi kèm với HBeAg dương tính, chỉ ra virus đang nhân lên mạnh mẽ và mức độ lây nhiễm cao. Trong trường hợp này, cần theo dõi và điều trị tích cực để kiểm soát virus và ngăn ngừa biến chứng.
HBcAb (Hepatitis B Core Antibody) hay Anti-Hbc, là kháng thể chống lại kháng nguyên lõi của virus viêm gan B. Xét nghiệm HBcAb thường được thực hiện để phân biệt các trường hợp có kháng thể viêm gan B do tiêm vắc-xin hay do tiền sử mắc bệnh cấp tính đã khỏi.
Trên thực tế, HBcAb xuất hiện trước cả kháng thể Anti-Hbs, Anti-Hbe và có thể tồn tại suốt đời. Do đó chỉ số HBcAb rất đáng tin cậy để xác định tình trạng nhiễm trùng ngay cả khi kháng nguyên và kháng thể bề mặt virus là âm tính.
Kết quả HBcAb dương tính cho thấy đã từng tiếp xúc với virus. Tuy nhiên, điều này không phân biệt được giữa nhiễm trùng hiện tại, mãn tính hay đã hồi phục. Vậy nên cần kết hợp với các xét nghiệm khác như HBsAg và Anti-HBs để xác định tình trạng nhiễm trùng hiện tại.
Ngược lại, HBcAb âm tính cho biết người đó chưa từng nhiễm viêm gan B. Từ đó giúp xác nhận rằng cơ thể chưa bao giờ tiếp xúc với virus. Đối với người có nguy cơ cao nhưng HBcAb âm tính thì được khuyến nghị tiêm vắc-xin để tránh nhiễm trùng trong tương lai.
Anti-HBc IgM (Hepatitis B Core IgM Antibody) là kháng thể hống lại lõi virus viêm gan B tuýp IgM. Xét nghiệm Anti-HBc IgM được sử dụng giúp chẩn đoán nhiễm trùng viêm gan B cấp tính hoặc giai đoạn tái phát của nhiễm trùng mãn tính.
Anti-HBc IgM thường được kết hợp với HBsAg với cách chẩn đoán như sau:
Xét nghiệm HBV-DNA ứng dụng kỹ thuật PCR có sử dụng công nghệ hiện đại như TaqMan để định lượng virus viêm gan B trong máu. Chỉ Chỉ số này rất quan trọng trong việc đánh giá nồng độ virus, tình trạng sao chép và khả năng lây nhiễm của chúng. Ngoài ra, xét nghiệm còn hỗ trợ theo dõi hiệu quả điều trị kháng virus.
Kết quả HBV-DNA dương tinh được phân loại theo các mức sau:
Kết quả HBV-DNA âm tính cho thấy lượng virus đang ở mức rất thấp dưới ngưỡng phát hiện (20 IU/mL) hoặc không có. Điều này có thể là do hệ miễn dịch tự nhiên kiểm soát thành công hoặc do điều trị kháng virus hiệu quả.
Trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị viêm gan B, sau 1 - 3 tháng tiến hành lại xét nghiệm HBV - DNA cho kết quả chỉ số viêm gan B giảm 100 lần thì đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy thuốc điều trị virus cho kết quả tốt.
Xét nghiệm thường được thực hiện khi một người có các dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi và đau vùng bụng. Ngoài ra, một số đối tượng sẽ được chỉ định làm xét nghiệm bao gồm:
Như vậy, xét nghiệm HBV có thể giúp người bệnh biết được tình trạng sức khoẻ của bản thân. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ xác định được phương pháp điều trị thích hợp trong trường hợp cần thiết. Viêm gan B là một bệnh nguy hiểm và cần thiết phải phát hiện sớm. Vậy nên lựa chọn được một trung tâm y tế chất lượng cao chuyên xét nghiệm viêm gan B là rất quan trọng.
Hiện tại Diag là một trong những trung tâm y khoa đáng tin cậy, cung cấp nhiều dịch vụ xét nghiệm HBV với chi phí tối ưu. Diag ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm tân tiến, hệ thống số hóa hiện đại để cho ra kết quả đạt độ chính xác cao. Mọi kết quả tại Diag luôn có giá trị cao trong điều trị bệnh và được nhiều bác sĩ tin tưởng.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm viêm gan B tại nhà có thể liên hệ với đội ngũ Diag qua các kênh sau:
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/hbv-dna-la-gi-a38117.html