Núi Chứa Chan Gia Lào – Chinh phục Nóc nhà của Đồng Nai

Nếu bạn yêu thích mạo hiểm và đang muốn tìm một địa điểm trekking mới thì không nên bỏ qua núi Chứa Chan Gia Lào. Với độ cao hơn 800 mét, núi Chứa Chan hứa hẹn nhất định sẽ đem đến những trải nghiệm hấp dẫn. Cùng Saigon Star Travel tìm hiểu về núi Chứa Chan và trải nghiệm leo núi tuyệt vời qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về núi Chứa Chan Gia Lào

Núi Chứa Chan nằm ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra núi còn được biết với tên gọi khác núi Gia Ray, Gia Lào. Đỉnh núi cao 837 mét so với mực nước biển và được xem là “Nóc nhà của Đồng Nai” với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đa dạng.

Núi Chứa Chan là một điểm đến du lịch nổi tiếng, đặc biệt thu hút các bạn trẻ đam mê thử thách và khám phá thiên nhiên. Năm 2012, nơi đây được xếp hạng danh thắng cấp Quốc gia. Nổi tiếng với sự hoang sơ, thiên nhiên tự nhiên, không khí trong lành với trải nghiệm leo núi có phần mạo hiểm mà thú vị. Theo đường lên đỉnh núi Chứa Chan, bạn sẽ bắt gặp những điểm hành hương tâm linh cổ kính. Bạn có thể ghé lại các điểm tham quan hoặc tiếp tục cuộc hành trình chinh phục ngọn núi này.

Núi Chứa Chan Gia Lào

Núi Chứa Chan Gia Lào

Đường đi núi Chứa Chan Gia Lào từ Sài Gòn

Chỉ cách Sài Gòn chừng 100km, nên núi Chứa Chan đặc biệt thu hút với các bạn trẻ đam mê phượt. Từ Sài Gòn bạn có thể chạy xe máy đến ngọn núi này. Bạn chạy theo quốc lộ 1A. Qua thị xã Long Khánh khoảng 25 km tới ngã ba Ông Đồn thì bạn rẽ tay trái vào đường Hùng Vương. Bạn tiếp tục chạy thêm chừng 1 km đến công viên 9/4. Từ đây bạn có thể rẽ trái vào sát chân núi để lên đỉnh theo đường dây điện hoặc tiếp tục chạy xe thêm 3 km, rẽ trái vào một độc đạo, lối lên đỉnh theo đường Chùa.

Đường lên Núi Chứa Chan Chùa Gia Lào Đường lên Núi Chứa Chan Chùa Gia Lào

Truyền thuyết - Sự tích thú vị về Núi Chứa Chan Gia Lào

Không biết từ khi nào và ai đặt tên Chứa Chan cho ngọn núi được xem là “Đệ Nhị Thiên Sơn” của Đông Nam bộ (sau Núi Bà Đen ở Tây Ninh). Với nhiều tên gọi như núi Gia Ray, núi Gia Lào. Đến khi ngọn núi này được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2012 và đi vào hoạt động khai thác du lịch, cái tên Chứa Chan từ đó trở nên quen thuộc với nhiều người

Núi Chứa Chan là nơi phát nguyên của các con suối: suối Gia Ui (chảy về hướng đông), Gia Miên (hướng tây), Gia Liêu (hướng nam) và Gia Lào (hướng bắc) với nguồn nước trong mát quanh năm. Trên các hốc đá, những mạch nước ngầm sủi lên và tụ lại, người địa phương gọi là giếng Tiên.

Trên núi có 4 ngôi chùa. Bửu Quang Tự ở vị trí cao nhất, tọa lạc theo thế của một số vách, hàm đá có độ cao trên 660m. Chùa được khai sơn vào đầu thế kỷ XX với sự kiến tạo theo hàm Rồng của một hang đá. Nền chùa này được truyền tụng có vết tích của ngôi chùa cổ, xây bằng đất sét do hòa thượng Ngộ Chơn/Bửu Chơn khởi dựng vào thời Nguyễn. Thuở xưa với nhiều thú dữ, nhà sư đến trú ngụ, đưa Phật pháp đến với vùng đất này. Sau khi nhà sư hóa xác vân du, người dân lấp kín cửa động để nhớ về con người đắc đạo, lưu tồn di tích.

Trên con đường này, có một địa điểm được nhiều người hành hương ghé lại gắn liền với một dáng cây kỳ thú, cây đa ba gốc. Cây cao hơn 12m và có ba gốc lớn, chụm lại tạo nên một ngọn cao. Nhiều câu chuyện mang tính chất huyền hoặc đã làm cho nhiều người tò mò và dừng lại nơi đây.

Một vài dấu tích lịch sử tại Núi Chứa Chan

Núi Chứa Chan có nhiều cụm, tảng đá khá độc đáo. Khu vực triền núi cao ở phía Bắc thuộc xã Xuân Trường có bãi đá nhiều hình thú, công kênh vào nhau với diện tích khoảng 500m2. Nhiều tảng đá ken vào thành những bức tường dày, lối vào âm sâu, khúc khuỷu. Khu vực đá này khi các cơ quan xếp hạng di tích định danh là Mật khu Hầm Hinh bởi gắn liền với thời kỳ các lực lượng cách mạng dùng làm căn cứ thời chống Pháp, chống Mỹ.

Trekking - Leo Núi Chứa Chan

Đây là hoạt động được yêu thích bởi rất nhiều du khách đam mê thử thách, trải nghiệm, khám phá, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người lựa chọn ngọn núi này để leo núi bởi Núi Gia Lào di chuyển tương đối dễ dàng, không quá dốc mà thoải hơn, độ cao cũng thấp hơn Núi Bà Đen nên phù hợp với những người mới lần đầu trekking.

Thời gian thích hợp để leo núi

Thời gian lý tưởng để đến núi Chứa Chan leo núi là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, đây là thời điểm khí hậu nơi đây bước vào mùa khô, ít mưa nên bạn sẽ dễ dàng di chuyển hơn. Tuy rằng thời tiết tại núi Chứa Chan quanh năm thường nóng bức nhưng khi đến đỉnh núi thì bạn sẽ cảm nhận được sự thoáng đãng và mát mẻ, còn đêm đến thì trời sẽ hơi lạnh tí nên bạn nên chuẩn bị thêm áo khoác nhé.

Các cung đường trekking núi Chứa Chan

Đường leo núi Chứa Chan không quá dài, nhưng có một con dốc khá dài và cao. Đây là đoạn đường thử thách nhất, còn lại đa phần là đường thoai thoải khá dễ dàng để di chuyển.

Leo núi Chứa Chan qua đường chùa

Cung đường này sẽ có phần hơi đông đúc do nhiều người đi hành hương. Bạn gửi xe ở khu du lịch Núi Chứa Chan và theo đường bộ lên chùa Gia Lào. Đến chùa, bạn tiếp tục theo đường mòn để leo lên đỉnh núi. Quãng đường đi tương đối dài, tuy nhiên một nửa quãng đường là bậc tam cấp nên di chuyển không quá khó khăn.

Bạn cũng có thể đi cáp treo lên Chùa Gia Lào rồi sau đó lên đỉnh núi để có thể rút ngắn quãng đường cũng như tiết kiệm sức lực.

Leo núi Chứa Chan theo đường cột điện

Với những người yêu thử thách, chắc chắn sẽ lựa chọn cung đường theo đường cột điện. Nếu đi theo đường cột điện thì bạn chỉ cần đi dọc đường mòn, nhìn theo các số được đánh trên cột điện. Ở đây có khoảng 125 cột, nhưng đánh số bắt đầu từ số 20, do đó bạn chỉ cần để ý đến cột 145 là đến đỉnh núi.

Ở cột 99, nhớ lưu ý rẽ trái đi theo đường cột điện, cẩn thận đi nhầm qua đường mòn đi lấy tre của người dân. Ở cột 135 sẽ có bãi cắm trại đầu tiên ngay gần đường, phía bên phải. Bạn có thể hạ trại ở đây hoặc lên khu vực đỉnh núi.

Thời gian leo theo đường cột điện sẽ mất khoảng 2-4 tiếng để leo lên đỉnh và thêm 1.5- 2 tiếng để đi xuống. Hãy chuẩn bị nước và đồ ăn để tiếp thêm năng lượng nhé

Leo núi Chứa Chan theo đường cột điện

Leo núi Chứa Chan theo đường cột điện

Hệ thống cáp treo tại Núi Chứa Chan

Ngoài trekking đường bộ thì bạn cũng có thể trải nghiệm dịch vụ này lên núi. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, cáp treo là để phục vụ cho việc lên chùa ở lưng chừng núi. Do đó nếu như bạn đi leo núi lên đỉnh Chứa Chan mà không qua chùa thì không sử dụng dịch vụ này.

Hệ thống cáp treo tại Núi Chứa Chan có tổng chiều dài khoảng 1.265 mét. Được xây dựng theo công nghệ châu Âu, hệ thống này bao gồm 44 cabin, mỗi cabin chở được 8 người và có khả năng phục vụ tối đa 2.400 người mỗi giờ. Ngồi trên cabin, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh xanh tươi bạt ngàn của các vùng đồng bằng lân cận phía dưới với màu xanh mướt của rừng cây nguyên sinh và thảm thực vật.

Giá vé cáp treo lên núi Chứa Chan

Thời gian hoạt động:

GIÁ VÉ CÁP TREO NÚI CHỨA CHAN:

LOẠI VÉ

NGƯỜI LỚN

TRẺ EM

KHỨ HỒI

200.000Đ

100.000Đ

CHIỀU LÊN

150.000Đ

80.000Đ

CHIỀU XUỐNG

100.000Đ

60.000Đ

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN VÉ

Cáp treo núi Giao Lào

Cáp treo núi Giao Lào

Tham quan Chùa Chứa Chan

Chùa Gia Lào hay Bửu Quang Tự nằm ở lưng chừng núi. Trong một hang đá uốn cong như hình một con rồng. Được xây dựa trên địa hình thiên nhiên núi rừng, phía trước có cây Đa 3 gốc cao khoảng 30m. Được hình thành từ ba gốc chụm lại tạo nên hình dáng rất kỳ lạ

Người dân thường xem Cây Đa 3 gốc 1 ngọn là hiện thân của thần núi bảo vệ núi và người đi rừng. Bởi thế nên chùa Gia Lào thu hút rất đông khách du lịch đến, để cầu an, cầu tài và cầu lộc.

Ngôi chùa nằm ở lưng chừng ngọn núi Chứa Chan.

Ngôi chùa nằm ở lưng chừng ngọn núi Chứa Chan.

Khám phá Hang Hầm Hinh

Trong phạm vi khu vực núi Chứa Chan còn có mật khu Hầm Hinh. Âm sâu bên trong là hang đá gồm những tảng đá lớn xếp chênh nhau, tạo nên một bức tường thành dày. Lòng hang sâu hun hút, khúc khuỷu với nhiều chỗ rộng hẹp, cao thấp khác nhau tạo thuận lợi cho việc thoát hiểm khi cần. Đến núi Chứa Chan, bạn hãy đến hang này và khám phá. Biết đâu được sẽ có những điều lạ kỳ đang ẩn giấu trong nét hoang sơ chưa có bàn tay con người xâm phạm nhiều này

Bên trong mật khu Hầm Hinh

Bên trong mật khu Hầm Hinh

Check-in mốc toạ độ và “săn mây” trên đỉnh núi Chứa Chan

Trên đỉnh núi có một khu đất phẳng khá rộng. Bạn có thể cắm trại qua đêm và săn mây. Phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thành phố về đêm, ẩn hiện mờ ảo dưới màn mây dày. Vào sáng sớm. Bạn hãy cố dậy sớm để làm một tách cà phê giữa màn sương và hít thở không khí trong lành. Mặt trời lên bạn sẽ có cảm giác ấm áp, nhớ tranh thủ chụp hình lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời này nhé!

Check-in mốc tọa độ núi Chứa Chan

Check-in mốc tọa độ núi Chứa Chan

Thưởng thức BBQ và cắm trại cùng “đồng bọn”

Ở núi Chứa Chan có 2 điểm thích hợp để bạn tổ chức cắm trại chính là ở cột mốc 134 và ở trên đỉnh núi. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm trekking núi Chứa Chan, thì nhất định bạn phải ghé tới đỉnh núi để chiêm ngưỡng khung cảnh núi rừng nơi đây rồi! Cảm giác hít thật sâu một bầu không khí trong lành. Ngắm nhìn cảnh đẹp ở Đồng Nai từ trên cao và xua tan hết những căng thẳng mệt nhọc mà không vướng bận điều gì.

Cắm trại qua đêm ở núi Chứa Chan Gia Lào

Cắm trại qua đêm ở núi Chứa Chan Gia Lào

Kinh nghiệm đi núi Chứa Chan Gia Lào

Leo núi Chứa Chan cần chuẩn bị gì?

Bạn cần chuẩn bị các vật dụng leo núi cần thiết như: Găng tay có gai chống trượt; Giày leo núi; Lương thực khô và nước uống; Lều trại, đèn pin nếu bạn có ý định qua đêm trên núi…

Để đề phòng hãy mang theo áo mưa tiện lợi và nhớ mang xuống, đừng bỏ lại trên núi nhé. Và đặc biệt leo núi rất mất sức, bạn cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt, đừng quên mang theo các loại thuốc cơ bản khi đi phượt như: hạ sốt, đau bụng, dầu…

Bạn cũng có thể tham khảo và book Tour leo núi Chứa Chan với người hướng dẫn có kinh nghiệm để tránh phát sinh các sự cố không mong muốn.

Nên lựa chọn hình thức lên núi nào

Theo kinh nghiệm đi núi Chứa Chan Gia Lào của nhiều du khách, bạn nên đi bộ lên núi và chỉ nên đi cáp treo lúc xuống để có thể ngắm nhìn hết vẻ đẹp của nơi đây. Mặc dù con đường leo lên núi Chứa Chan khá vất vả. Bạn cần vượt qua rất nhiều bậc thang đá lên chùa Bửu Quang, tiếp tục đoạn đường khá dốc và vượt qua cả những hàng bụi rậm lẫn ghềnh đá cheo leo để có thể leo được lên đỉnh núi.

Nhưng kết quả khi leo lên tới đỉnh lại khiến bạn thỏa mãn vô cùng. Được gọi bằng một từ “đã”. Càng lên cao ngọn núi Chứa Chan Gia Lào, bạn sẽ càng gần hơn với dòng mây bồng bềnh trôi lững lờ. Và được hòa mình vào thiên nhiên núi rừng có sự bình yên có sự thích thú.

Nếu ở lại qua đêm trên núi, bạn nên xin tá túc tại chùa hoặc cắm trại trên đỉnh núi. Từ trạm thông tin đi xuống theo hướng trụ điện hoặc đi xuống theo hướng chùa khoảng một đoạn ngắn sẽ có khu vực bằng phẳng để bạn dựng lều trại.

Ngắm hoàng hôn trên đỉnh núi Ngắm hoàng hôn trên đỉnh núi

Saigon Star Travel hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ bên trên về núi Gia Lào. Sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về cảnh sắc và những trải nghiệm tuyệt vời. Rủ ngay hội bạn thân của bạn chinh phục ngọn núi Chứa Chan ngay nào!

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/nui-dong-nai-a37958.html