Ngành Truyền Thông Là Gì? Học Gì? Ra Trường Làm Gì?

Ngành truyền thông đang trở thành một trong những ngành học ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, ngành truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và kết nối với thế giới xung quanh. Để hiểu rõ hơn về ngành này cùng những cơ hội việc làm, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của JobsGO nhé.

1. Ngành Truyền Thông Là Gì?

Ngành truyền thông là lĩnh vực liên quan đến việc truyền tải thông tin từ người này sang người khác thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, radio, Internet, điện thoại di động,…

Ngành truyền thông là gì?
Ngành truyền thông là gì?

Trong thời đại hiện nay, ngành truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các cá nhân, tổ chức và các quốc gia. Nó đã trở thành một ngành công nghiệp lớn và phát triển với nhiều ngành nghề khác nhau như truyền thông đại chúng, quảng cáo, công nghệ truyền thông và truyền thông xã hội.

2. Ngành Truyền Thông Học Những Gì?

Sinh viên ngành truyền thông được học nhiều kiến thức và kỹ năng, bao gồm:

Tùy vào chuyên ngành và khối kiến thức cụ thể mà sinh viên sẽ được học những kỹ năng và kiến thức khác nhau. Tuy nhiên, trong tất cả các chuyên ngành trong ngành truyền thông, sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng sáng tạo, giao tiếp, kinh doanh và phân tích để có thể đáp ứng yêu cầu của một môi trường làm việc truyền thông đầy thách thức.

Xem thêm: Học Báo Chí Ra Làm Gì? Ra Trường Làm Việc Ở Đâu?

Ngành truyền thông học những gì?
Ngành truyền thông học những gì?

3. Các Nhóm Ngành Của Ngành Truyền Thông

Có thể nói, ngành truyền thông là một ngành học rất đa dạng và phong phú, với nhiều chuyên ngành và nhóm ngành đào tạo khác nhau. Cụ thể như sau:

3.1 Truyền Thông Báo Chí

Truyền thông báo chí là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện truyền thông để tạo ra thông tin, đưa ra thông tin và quảng bá thông tin đến công chúng.

Các ngành học liên quan đến truyền thông báo chí bao gồm báo chí, truyền hình, radio, xuất bản và truyền thông trực tuyến. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh, thương hiệu, quan hệ công chúng, quảng cáo cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

3.2 Truyền Thông Thực Hành

Truyền thông thực hành (hay còn gọi là Truyền thông trực tuyến) là một lĩnh vực của ngành truyền thông. Ngành này nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như mạng xã hội, website, ứng dụng di động, email marketing, quảng cáo trực tuyến, video marketing, SEO,… để đưa thông tin, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tạo quan hệ khách hàng và kinh doanh trực tuyến.

Các chuyên ngành trong ngành truyền thông thực hành bao gồm chuyên ngành truyền thông Marketing Digital, Quản lý nội dung, Thiết kế trực tuyến, Kinh doanh trực tuyến và phân tích dữ liệu trực tuyến.

Xem thêm: Hậu Cần Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Thiết Để Trở Thành Nhân Viên Hậu Cần

3.3 Truyền Thông Đa Phương Tiện

Đây là ngành nghiên cứu và sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau như âm nhạc, hình ảnh, phim ảnh, truyền hình, trò chơi điện tử, hội họa kỹ thuật số,… để truyền tải thông tin, giải trí và tương tác với khán giả.

Các chuyên ngành trong ngành Truyền thông đa phương tiện bao gồm Thiết kế đa phương tiện, Quản lý sản xuất truyền thông, Biên tập viên đa phương tiện và Kỹ thuật viên truyền hình.

3.4 Nghiên Cứu Truyền Thông

Các nhóm ngành của ngành truyền thông
Các nhóm ngành của ngành truyền thông

Nghiên cứu truyền thông là lĩnh vực nghiên cứu các quá trình truyền tải thông tin, tương tác giữa người và phương tiện truyền thông. Những vấn đề được nghiên cứu trong lĩnh vực này bao gồm ảnh hưởng của truyền thông đến ý kiến công chúng, các chiến lược truyền thông hiệu quả, quản lý truyền thông và phân tích nội dung truyền thông. Có thể gọi nghiên cứu truyền thông là một việc làm chuyên viên truyền thông mà ai làm truyền thông cũng phải biết.

Các chuyên gia nghiên cứu truyền thông thường làm việc trong các tổ chức truyền thông, tổ chức nghiên cứu hoặc trường đại học.

Xem thêm: Con Gái Nên Học Luật Gì Phù Hợp Và Thu Nhập Ổn Định?

4. Ngành Truyền Thông Có Dễ Xin Việc Không?

Truyền thông là một lĩnh vực đa dạng và cạnh tranh, vì vậy vấn đề xin việc có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng và sự cầu tiến.

Ngành truyền thông có dễ xin việc không?
Ngành truyền thông có dễ xin việc không?

Tuy nhiên, ngành truyền thông được xem là một lĩnh vực phát triển mạnh và không ngừng mở rộng. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, ngành truyền thông đang có xu hướng chuyển đổi từ các phương tiện truyền thống sang các kênh truyền thông kỹ thuật số, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho các chuyên gia truyền thông.

Ngoài ra, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức và cả chính phủ đều cần đến các chuyên gia truyền thông để quản lý thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tuyên truyền chính sách và thực hiện các chiến lược truyền thông. Vì vậy, ngành truyền thông có tiềm năng lớn về việc làm và cũng không khó để tìm được việc làm tốt nếu bạn có đầy đủ tố chất cùng kỹ năng cần thiết.

5. Học Truyền Thông Ra Trường Làm Gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông, bạn có thể đảm nhận một số vị trí và vai trò khác nhau trong lĩnh vực truyền thông, bao gồm:

5.1 Phóng Viên Báo Chí

Phóng viên báo chí là những người chịu trách nhiệm tìm kiếm, thu thập thông tin và tạo thành các bài viết, bản tin gửi tới độc giả. Họ có thể làm việc cho các tờ báo, tạp chí, đài phát thanh hoặc các trang tin điện tử.

5.2 Biên Tập Viên

Biên tập viên là một trong những việc làm cực HOT trong ngành truyền thông. Công việc của họ là chỉnh sửa, biên tập nội dung trước khi xuất bản. Họ cần có kỹ năng viết cũng như phân tích tốt để đảm bảo rằng các bài viết đạt chất lượng cao nhất, phù hợp với tiêu chí của cơ quan báo chí hoặc xuất bản.

Xem thêm: SEO là gì? Kỹ năng cần có và cơ hội việc làm của nhân viên SEO

5.3 Chuyên Viên PR (Quan Hệ Công Chúng)

Chuyên viên PR chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì hình ảnh tốt đẹp cho công ty hoặc tổ chức. Họ lên kế hoạch và triển khai thực hiện các chiến dịch truyền thông, viết thông cáo báo chí, tổ chức các sự kiện nhằm tạo dựng mối quan hệ với công chúng hay các đối tác truyền thông.

5.4 MC Dẫn Chương Trình

MC (Master of Ceremonies) hay người dẫn chương trình là những người dẫn dắt, kết nối các phần của một chương trình sự kiện, truyền hình hay phát thanh. Vị trí này phù hợp với những ai có ngoại hình ưa nhìn, kỹ năng giao tiếp tốt cùng khả năng xử lý tình huống linh hoạt.

5.5 Nhà Sản Xuất Phim

Nhà sản xuất phim là người quản lý toàn bộ quá trình sản xuất một bộ phim, từ khâu lên ý tưởng, kịch bản đến khâu hậu kỳ và phát hành. Để hoàn thành tốt công việc của mình thì nhà sản xuất phim cần phải không ngừng trau dồi kỹ năng quản lý dự án và hiểu biết của bản thân về ngành công nghiệp điện ảnh.

5.6 Tư Vấn Truyền Thông

Tư vấn truyền thông cung cấp các giải pháp, chiến lược truyền thông cho các doanh nghiệp. Họ giúp các công ty xác định thông điệp chủ đạo, lựa chọn kênh truyền thông phù hợp và đo lường hiệu quả của các chiến dịch.

Học truyền thông ra trường làm gì?
Học truyền thông ra trường làm gì?

5.7 Chuyên Viên Marketing

Trong lĩnh vực truyền thông, chuyên viên Marketing là một trong những vị trí việc làm được nhiều bạn trẻ hiện nay theo đuổi. Chuyên viên Marketing làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị, chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai các chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đến với khách hàng mục tiêu.

5.8 Chuyên Viên Tổ Chức Sự Kiện

Chuyên viên tổ chức sự kiện là người đứng sau tạo nên thành công của các chương trình, sự kiện như hội nghị, triển lãm, tiệc cưới hay các chương trình quảng bá sản phẩm. Họ cần có sự đổi mới, sáng tạo, kỹ năng tổ chức cũng như quản lý thời gian tốt.

5.9 Chuyên Viên Truyền Thông Kỹ Thuật Số

Chuyên viên truyền thông kỹ thuật số là những chuyên gia trong việc sử dụng các công cụ, nền tảng kỹ thuật số để phát triển, triển khai và quản lý các chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp. Đây là một lĩnh vực ngày càng quan trọng trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng cùng sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

5.10 Giảng Viên Truyền Thông Tại Cao Đẳng, Đại Học

Nếu ai muốn theo đuổi con đường học thuật chuyên sâu trong lĩnh vực truyền thông thì có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học liên quan đến truyền thông tại các trường Cao đẳng, Đại học. Vị trí này không chỉ truyền đạt kiến thức lý thuyết mà còn hướng dẫn sinh viên thực hành và áp dụng vào thực tế. Vậy nên, nó đòi hỏi ở người làm sự hiểu biết sâu rộng về ngành cũng như kinh nghiệm thực tiễn tốt.

Tóm lại, với ngành truyền thông, các cơ hội việc làm là rất đa dạng. Tùy vào sở thích và khả năng mà bạn có thể chọn lựa các vị trí phù hợp để phát triển sự nghiệp.

6. Lương Ngành Truyền Thông Cao Không?

Lương ngành truyền thông có các mức khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng, địa điểm làm việc và công ty tuyển dụng nhân viên truyền thông mà bạn làm việc.

Ở một số vị trí chuyên môn trong ngành truyền thông, lương có thể rất hấp dẫn. Dưới đây là một số ví dụ về lương của ngành truyền thông:

Xem thêm: Ngành Tổ Chức Sự Kiện Học Trường Nào? Cập Nhật Mới Nhất 2024

7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Truyền Thông

Để học ngành truyền thông, có một số tố chất bạn cần có là:

Bạn có thể làm bài trắc nghiệm tính cách để biết mình có thể làm được ngành truyền thông này không nhé.

Tố chất cần có để học ngành truyền thông
Tố chất cần có để học ngành truyền thông

8. Tham Khảo Điểm Chuẩn Ngành Truyền Thông

Dưới đây là điểm chuẩn ngành truyền thông 3 năm gần nhất ở một số trường hot hiện nay, các bạn có thể tham khảo để đưa ra sự lựa chọn ngành nghề, trường học phù hợp nhé.

Tên trường Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn 2021 2022 2023

Miền Bắc

Học viện báo chí và tuyên truyền D01, R22, A16, C15, D72, R25, D78, R26 36.01 - 37.51/40 26.50/30 - 36.99/40 34.25 - 36.25/40 Đại học Kinh tế quốc dân A00, A01, D07, D09 - 38.15/40 37.1/40 Đại học Hà Nội D01, D03 26.75/30 - 35.68/40 32.85 - 33.55/40 25.94 - 34.1/40 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông A00, A01, D01 26.55/30 26.20/30 26.33/30 Đại học Văn hóa Hà Nội D01, D78, D96, A16, A00, C00 25.50 - 26.50/30 26.0 - 27.0/30 25.18 - 26.18/30

Miền Nam

Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học quốc gia TPHCM D01, D14, D15 27.70 - 27.90/30 27.15 - 27.55/30 27.2 - 27.25/30 Đại học Quốc tế Hồng Bàng A01, C00, D01, D78 15.0/30 15.0/30 16/30 Đại học công nghệ TPHCM A01, C00, D01, D15 21.0/30 18.0/30 20/30 Đại học Văn Lang A00, A01, C00, D01 - 18.0/30 18/30

Hy vọng thống kê điểm chuẩn về ngành truyền thông của các trường trên đây cũng sẽ giúp bạn có thêm căn cứ để xác định truyền thông đa phương tiện học trường nào phù hợp với bản thân.

Với những thông tin trên đây, JobsGO hy vọng các bạn đã hiểu về ngành truyền thông là gì? Chúc các bạn nhanh chóng có quyết định về ngành học, trường học để theo đuổi ước mơ của mình nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Các Ngành Liên Quan Đến Truyền Thông?

Các ngành học liên quan đến truyền thông như: Báo chí, Quan hệ công chúng (PR), Truyền thông đa phương tiện, ngành Marketing truyền thông, Tổ chức sự kiện, Quảng cáo, Truyền thông kỹ thuật số, Truyền thông xã hội, Sản xuất phim và truyền hình, Nghiên cứu truyền thông

2. Các Trường Có Ngành Truyền Thông?

Hiện nay, có nhiều trường đào tạo ngành truyền thông như: Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền (AJC), Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (USSH) - ĐHQG Hà Nội, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (USSH) - ĐHQG TP.HCM, Trường Đại Học Sân Khấu - Điện Ảnh Hà Nội, Trường Đại Học Văn Lang, Trường Đại Học Tôn Đức Thắng, Trường Đại Học FPT, Trường Đại Học RMIT, Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM…

3. Ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện Thi Khối Nào?

Ngành truyền thông đa phương tiện thường thi các khối sau:

4. Ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện Có Dễ Xin Việc Không?

Ngành truyền thông đa phương tiện hiện đang rất phổ biến, có nhu cầu tuyển dụng cao trên thị trường lao động do sự bùng nổ của các nền tảng kỹ thuật số và phương tiện truyền thông.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/nganh-truyen-thong-lam-nghe-gi-a37776.html