10 nguyên nhân gây mụn trong mũi và cách xử trí hiệu quả

Việc bị mọc mụn trong mũi không chỉ làm cho bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu mà còn khiến bạn hoang mang, lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến mụn mọc ở trong lỗ mũi, tình trạng này có nguy hiểm không và cách chữa trị thế nào?

Mụn, nhọt trong mũi là hiện tượng da vùng tiền đình mũi bị nhiễm trùng gây sưng tấy, tụ mủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu được nguyên nhân và biết cách xử trí sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng lan rộng và nặng nề hơn. Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau.

“Vạch trần” 10 nguyên nhân phổ biến gây mụn trong mũi

Nhiều người thường thắc mắc nổi mụn trong lỗ mũi là do đâu hay nguyên nhân mọc mụn trong mũi là gì hay tại sao mụn mọc trong mũi đau nhức? Theo các chuyên gia, việc mụn mọc trong mũi có thể do 1 trong 10 nguyên nhân phổ biến sau:

1. Lỗ chân lông bị bít tắc gây mọc mụn trong mũi

Nguyên nhân gây mụn mọc trong mũi thường là do lỗ chân lông bị bít tắc bởi chất bã nhờn và tế bào chết, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm.

Bình thường, chất bã nhờn do tuyến bã tiết ra có chức năng như một cái “khiên” bao phủ, bảo vệ bề mặt của da. Các tế bào biểu mô trên bề mặt da luôn bị “chết già”, tự bong ra và liên tục được thay mới. “Hỗn hợp” bã nhờn và tế bào chết này được đào thải một cách tự nhiên khỏi bề mặt của da.

Trong trường hợp “cắc cớ”, hỗn hợp không mấy sạch sẽ này còn “kết nạp” thêm cả bụi bẩn và vi trùng rồi cùng nhau “xây thành, đắp lũy” ngay cửa lỗ chân lông thì sớm muộn gì cũng gây kích ứng, mẩn đỏ và viêm nhiễm. Khi viêm nhiễm cục bộ đã “chín muồi” thì tạo thành mụn, thậm chí thành nhọt to hơn và sâu hơn. Nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch kém, những người bị tiểu đường thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ lan rộng ra các mô lân cận, vi trùng xâm nhập vào mạch máu gây nhiễm trùng huyết và những thuyên tắc viêm nhiễm ở não, ở phổi… rất nguy hiểm và đe dọa tính mạng. Bởi vậy, trong dân gian mới có từ “đinh râu” để chỉ những ung nhọt mọc ở vùng tam giác nguy hiểm mà mũi là trung tâm.

2. Lông mũi mọc ngược

Mụn mọc trong mũi đau nhức có thể liên quan đến một tình trạng “quái gở” khác cũng được nhắc đến là… lông mọc ngược, thay vì mọc thẳng “như người ta”. Trên da, chỗ nào có lông, chỗ đó có thể có “mọc ngược”, tức lông tự nhiên “quay đầu trái phép” vào trong cái lỗ của mình, tạo thành búi lông, biến lỗ chân lông thành một cái hũ kín “ươm mầm” vi khuẩn, tạo nên mụn.

3. Nhổ lông mũi

Hành động nhổ lông mũi được xem như tội “phá rừng phòng hộ”, vừa làm mất “bộ lọc” bụi bẩn và các tác nhân gây hại khác, vừa làm tổn thương lỗ chân lông, gây kích ứng, viêm nhiễm và làm lông mọc ngược, làm tăng nguy cơ dẫn đến mụn trong lỗ mũi.

4. Các thói quen xấu: Nguyên nhân gây mụn trong mũi

mọc mụn trong mũi

Ngoáy mũi là một trong những nguyên nhân gây nổi mụn trong mũi mà bạn cần tránh.Bởi thói quen này vừa làm tổn thương da trong tiền đình mũi, vừa mang vi khuẩn lên mũi gây viêm nang lông với những mụn nhỏ tấy đỏ hoặc tụ mủ trắng ở gần cửa mũi. Đặc biệt hơn, thói quen hay đưa tay lên mặt, ngoáy mũi khiến chúng ta dễ nhiễm bệnh truyền nhiễm như đau mắt đỏ, COVID-19….

5. Mắc bệnh mụn rộp

Bị mụn mọc trong mũi đau nhức là do đâu? Mụn rộp ở tiền đình mũi có thể xuất hiện do nhiễm virus Herpes simplex tuýp 1, gây nổi nhiều mụn nước li ti, tụ lại, nhiễm trùng tạo mụn mủ.

6. Do đeo khuyên mũi

Mốt xỏ khuyên mũi cũng gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm vùng rìa lỗ xỏ là nguyên nhân gây mụn trong mũi.

7. Sổ mũi kéo dài: Nguyên nhân làm mụn mọc trong mũi

Sổ mũi, dịch mũi chảy ra cửa mũi trước dài ngày sẽ gây viêm da ở tiền đình và vùng mũi môi, tạo mụn. Viêm da có thể lan rộng do nhiễm liên cầu khuẩn.

8. Do liệu pháp trị ung thư

mọc mụn trong mũi

Một số liệu pháp trúng đích trong điều trị ung thư cũng có thể gây ra mụn tiền đình mũi.

9. Do mắc bệnh hệ thống

Bệnh hệ thống như lupus còn được gọi là lupus ban đỏ, là một bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các mô khỏe mạnh. Lâu ngày nó có thể phá hủy các mô trên cơ thể, và mũi cũng không ngoại lệ. Nó có thể gây mụn trong tiền đình mũi.

10. Lối sống thiếu điều độ

Thói quen lạm dụng những chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu, thực phẩm ngọt và gia vị “nóng”, sinh hoạt thiếu khoa học, stress kéo dài gây suy yếu hệ miễn dịch… đều là những yếu tố có thể gây nổi mụn trong mũi.

Ngoài 10 nguyên nhân kể trên, mụn trong mũi thường xuất hiện là do nhiễm tụ cầu khuẩn. Tụ cầu vàng và liên cầu thường gây viêm nặng thành nhọt lớn và dễ lan rộng thành viêm mô tế bào vùng mặt. Cần lưu ý, tác nhân vi khuẩn tụ cầu vàng là loại “cứng đầu khó trị” vì nó thường đề kháng với kháng sinh nên rất nguy hiểm do khó kiểm soát được mức độ lan rộng của viêm nhiễm.

Mụn mọc trong mũi có thể gây ra những biến chứng nào?

mụn mọc trong mũi

Tình trạng nhiễm trùng vùng tiền đình mũi, nếu không được xử trí đúng đắn và kịp thời, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch kém, những người bị tiểu đường thì nguy cơ diễn tiến thành viêm mô tế bào vùng mặt rất cao. Trong biến chứng này, nhiễm trùng sẽ lan sâu, lan rộng ra các mô lân cận, làm mặt sưng húp, bầm đen, sốt cao, lạnh run, đau nhức dữ dội… Nặng hơn, vi trùng “bùng lên” phá vỡ “hàng rào” ở mô, xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết, gây thuyên tắc, viêm nhiễm ở mạch máu não làm tổn thương não, ở phổi làm tổn thương phổi, ở xoang tĩnh mạch hang làm mù mắt… Và hàng loạt những tổn thương đa phủ tạng khác, rất nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Việc điều trị các biến chứng này rất khó khăn và tốn kém. Bởi vậy, trong dân gian mới có từ “đinh râu” để chỉ những ung nhọt “ác độc” mọc ở khu “tam giác nguy hiểm” trên mặt, mà mũi là trung tâm.

Mụn trong mũi được điều trị và phòng ngừa như thế nào?

mụn trong mũi

Vậy mụn trong mũi phải làm sao, cách trị mụn trong mũi tại nhà là làm gì? Câu trả lời cụ thể sẽ có ngay sau đây!

1. Điều trị mụn trong mũi

Câu trả lời cho thắc mắc cách xử lý mụn trong lỗ mũi là phần lớn những trường hợp mụn trong mũi được điều trị ngoại trú hay tại nhà. Nếu điểm viêm nhỏ, mới hình thành, khi ấn cánh mũi hoặc chạm vào có cảm giác rát ngứa, đau đau thì bạn có thể chấm thuốc sát khuẩn như Betadin 10% hoặc bôi mỡ kháng sinh như tetracyclin, aureomycin, bacitracin… vào chỗ mụn bằng tampon.

Việc bôi tinh dầu tràm trà và chườm ấm cũng có tác dụng tốt. Chỗ viêm có thể tan dần mà không hình thành mụn. Nhưng nếu nó không tan mà vẫn dần hình thành mụn thì các biện pháp trên sẽ giúp mụn “trồi” dần lên và tụ nhân mủ trắng, sau đó nó sẽ tự vỡ.

Không khuyến khích hành động tự nhể mụn bằng kim vì nếu thiếu kỹ năng và dụng cụ không vô trùng sẽ khiến nhiễm trùng nặng hơn.

Nếu mụn có xu hướng tiến triển, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh thuộc nhóm tác dụng tốt trên da và mô mềm, sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm. Nếu cần chích rạch tháo mủ thì bác sĩ sẽ là người quyết định và trực tiếp làm. Với người bị mụn trong mũi, song song với việc điều trị nhiễm trùng, các bệnh nền cũng phải được kiểm soát. Khi nhọt mũi đã gây biến chứng thì hàng loạt các can thiệp chuyên sâu sẽ được các chuyên gia y tế áp dụng để giải quyết.

2. Các biện pháp phòng ngừa mụn trong mũi

Để hạn chế tình trạng mụn mọc trong mũi đau nhức, bạn có thể tự làm giảm nguy cơ bị mụn trong mũi bằng cách:

Bị mọc mụn trong mũi: Khi nào cần đi khám?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy mụn trong mũi có xu hướng lớn dần lên hoặc đau nhức bất thường, đe dọa biến chứng. Nên theo dõi sự gia tăng của các dấu hiệu bất thường và tìm kiếm hỗ trợ y tế khẩn cấp nếu gặp phải bất kỳ một trong các triệu chứng sau đây:

Bác sĩ sẽ thăm khám và cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để đánh giá mức độ trầm trọng của các biến chứng, từ đó sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp.

Tóm lại, thông thường, mụn trong mũi là một chuyện “nhỏ”, có thể xử trí tại nhà bằng những cách đơn giản. Tuy nhiên, khi nó… “có võ” thì chớ nên xem thường để phải trả một cái giá quá đắt.

[embed-health-tool-heart-rate]

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/moc-mun-trong-mui-a37709.html