Đau xương cụt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Bá Quỳnh - Bác sĩ Ngoại Chân thương chỉnh hình - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

1. Đau xương cụt là bệnh gì?

Xương cụt được cấu tạo thành từ ba đến năm đốt sống hợp nhất thành một xương duy nhất. Nó nằm bên dưới xương cùng, ở đáy cột sống. Tại đây là vị trí bám của một số gân, cơ và dây chằng. Cả xương cụt và xương cùng cùng khung xương chậu đều cùng nhau chịu sức nặng toàn cơ thể khi ngồi xuống. Hai phần ba số người trưởng thành có xương cụt hơi cong thay vì hướng thẳng xuống; tuy nhiên, một phần cong quá mức sẽ là vấn đề bất thường và do đó có thể gây đau đớn.

Lúc này, đau xương cụt được định nghĩa là cơn đau ở trong và xung quanh vùng xương cụt, ở vị trí dưới cùng của cột sống và phía trên khe hở của mông. Cơn đau thường được mô tả là đau âm ỉ hay đau nhói và có cảm giác như co thắt cơ. Hoàn cảnh khởi phát cơn đau xương cụt có thể xảy ra khi hoạt động thể chất hoặc khi ngồi trong thời gian dài, lan xuống chân hoặc lên lưng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau xương cụt, đôi khi người bệnh có kèm các triệu chứng như sau:

Thường xuyên đau vùng trực tràng có thể là nguyên nhân gây đau xương cụt

2. Các nguyên nhân của đau xương cụt là gì?

Có rất nhiều vấn đề về sức khỏe có thể gây ra đau xương cụt. Mặc dù cơn đau đôi khi thường tự biến mất, nhờ vào các thuốc giảm đau thông thường tại nhà, với các cơn đau có mức độ nghiêm trọng, việc xác định rõ nguyên nhân là điều cần thiết.

Các nguyên nhân gây đau xương cụt phổ biến nhất bao gồm:

Tư thế ngồi xiêu vẹo trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị đau xương cụt

3. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh đau xương cụt?

Đầu tiên, khi người bệnh đi khám do cơn đau tại xương cụt, bác sĩ sẽ cần hỏi về bất kỳ chấn thương nào gần đây, bao gồm cả té ngã hoặc sinh con. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tại chỗ và khu vực xung quanh để tìm kiếm dấu hiệu gợi ý người bệnh bị gãy xương, biến dạng, khối u hoặc áp xe do nhiễm trùng.

Song song đó, những xét nghiệm dùng để chẩn đoán đau xương cụt sau đây có thể được chỉ định để xác chẩn theo từng vấn đề đang nghi ngờ:

4. Điều trị bệnh đau xương cụt như thế nào?

Hầu hết mọi người bị đau xương cụt có thể phục hồi một cách tự nhiên mà không cần trải qua bất kỳ cách thức điều trị nào. Khi cần phải điều trị, có đến 90% các bệnh nhân sẽ tự thuyên giảm nếu chỉ cần sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà.

Các biện pháp khắc phục chứng đau xương cụt tại nhà bao gồm:

90% bệnh nhân có thể phục hồi tự nhiên bằng cách tự điều trị tại nhà

5. Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Mặc dù cơn đau xương cụt không gây nguy hiểm gì đến tính mạng, một cơn đau mãn tính âm ỉ, có khi đau nhói như dao đâm sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường ngày. Thậm chí, cơn đau có thể khởi phát mới hay trở nên nặng nề hơn khi người bệnh ngồi xuống, đứng lên và cả khi đi đại tiện hay quan hệ tình dục.

Chính vì vậy, tuy cơn đau có thể tự thuyên giảm và biến mất hay chỉ cần tới các liều thuốc giảm đau đơn giản tại nhà, việc chủ động điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách cũng như các biện pháp phòng ngừa nói chung luôn là cần thiết. Đừng ngồi quá lâu trong thời gian dài mà không đứng dậy, đi lại một quãng ngắn hoặc tập một vài động tác vươn vai đơn giản. Nếu phải ngồi làm việc, nên chọn đệm lót ngồi hình tròn có lỗ. Nếu thích chơi thể thao là môn đạp xe, nên điều chỉnh yên xe hơn rướn về phía trước. Ngoài ra, có thể giảm nguy cơ mắc phải bệnh đau xương cụt bằng cách tránh chấn thương, té ngã và thận trọng khi đi lại, nhất là ở người lớn tuổi.

Tóm lại, đau xương cụt là một cảm giác khó chịu nhưng may mắn là hầu hết đều tạm thời và tự thuyên giảm hay chỉ cần dùng các thuốc giảm đau thông thường tại nhà. Tuy nhiên, điều cần thiết vẫn là chủ động điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách, tránh chấn thương và té ngã. Dù đau xương cụt không gây nguy hiểm nhưng nếu không phòng ngừa thì vẫn có thể gây ảnh hưởng về sau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/cach-chua-dau-xuong-cut-a37646.html