Khớp là gì? Cấu tạo, chức năng của hệ khớp với cơ thể người

Các khớp xương có vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Bộ phận này giúp chúng ta dễ dàng đi lại, co duỗi chân tay, cúi ngửa…; hỗ trợ các vận động phối hợp nhịp nhàng và linh hoạt với nhau.

cấu tạo chức năng của hệ khớp

Khớp là gì?

Khớp là nơi các xương tiếp xúc với nhau để hình thành hệ thống xương tổng thể. Bộ phận này nối giữa hai hay nhiều xương, hỗ trợ cơ thể thực hiện những chuyển động thường ngày.

Khớp là một bộ phận quan trọng của hệ vận động trong cơ thể người.

Chức năng của khớp

1. Tạo ra các chuyển động

Chức năng quan trọng nhất của hệ khớp là tạo ra những chuyển động cho cơ thể. Nếu thiếu đi bộ phận này, xương sẽ không có khả năng di chuyển. Tùy theo loại khớp và dây chằng, xương sẽ di chuyển theo nhiều hướng, góc độ khác nhau. Các chuyển động của khớp diễn ra nhịp nhàng là nhờ vào sự phối hợp giữa hệ xương, hệ cơ, sụn, gân và dây chằng. (1)

khớp là gì

Những khớp xoay như khớp đầu gối, ngón tay cái sẽ hỗ trợ các xương di chuyển theo hai phương vuông góc với nhau, tạo thành những chuyển động xoay tròn và uốn cong. Các chuyển động này giúp chúng ta có thể thực hiện những hoạt động phong phú như may vá, viết, vẽ…

Bên cạnh những khớp xoay, cơ thể có những khớp trượt như khớp xương cổ chân, xương cổ tay. Loại khớp này cho phép các xương trượt qua lại trên bề mặt phẳng, hình thành những chuyển động qua lại. Chuyển động này giúp cơ thể điều chỉnh, thích ứng với những tình huống khác nhau như co ngắn hay kéo dài các chi. Nhờ có hệ thống này, cơ thể có thể dễ dàng thực hiện các động tác như đi lại, chạy nhảy, uốn cong, xoay tròn.

2. Giảm ma sát

Ngoài chức năng tạo ra chuyển động, khớp còn giúp giảm ma sát bằng cách bao phủ xương bằng sụn, tiết hoạt dịch để bôi trơn và tạo những túi khí làm đệm. Vì thế, nếu thiếu khớp, khi di chuyển xương sẽ va chạm vào nhau, tạo ra sự ma sát gây hư hại xương và cảm giác đau nhức.

3. Hỗ trợ cân bằng cho cơ thể

Duy trì sự cân bằng cho cơ thể cũng là một chức năng quan trọng của khớp. Bộ phận này hỗ trợ cơ thể thích nghi với những tư thế như ngồi, đứng…; giữ cơ thể ổn định khi di chuyển (đi, chạy nhảy…). Ngoài ra,chúng còn có nhiệm vụ bảo vệ nội tạng khỏi những tổn thương do tác động từ bên ngoài.

Cấu tạo của khớp

Cấu tạo của khớp gồm: (2)

cấu tạo của khớp trong cơ thể người

Các loại khớp có trong cơ thể người

Các loại khớp trong cơ thể gồm: (3)

Một số triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh lý ở khớp

1. Đau khớp

Đau khớp là tình trạng thường gặp ở những người bệnh cơ xương khớp. Người bệnh thường xuyên phải đối mặt với các cảm giác khó chịu và đau nhức tại bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Tình trạng đau có thể chỉ ảnh hưởng tới một hay tới nhiều khớp khác nhau.

2. Khô và cứng khớp

Khô khớp và cứng khớp là tình trạng người bệnh gặp nhiều khó khăn khi cử động các khớp. Tình trạng này thường xuất hiện ở những đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân và bàn ngón chân. Ban đầu, bệnh nhân chỉ bị co cứng ở mức nhẹ, ít ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt. Lâu dần, tình trạng này tiến triển nặng, có thể khiến người bệnh không thể cử động ở vùng bị ảnh hưởng.

3. Khớp kêu lục cục

Các khớp phát ra tiếng lục cục có thể là tình trạng bình thường. Nguyên nhân là do áp lực bên trong khớp thay đổi đột ngột, dẫn đến việc hình thành các bọt khí. Bọt khí khi bị phá vỡ sẽ phát ra tiếng kêu; hoặc có thể là do di động đột ngột của hệ thống dây chằng và phần mềm xung quanh.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám ngay. Bởi đây có thể là do một số vấn đề ở các thành phần khớp, làm cho chất hoạt dịch tiết ra không đủ, dẫn tới tiếng kêu lục cục.

Các bệnh lý thường gặp ở hệ khớp

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, dẫn tới phản ứng viêm và khiến khớp bị tràn dịch. Người bệnh thoái hóa khớp sẽ có các triệu chứng như đau khớp, cứng khớp, lạo xạo khi cử động khớp và biến dạng khớp.

bệnh lý thường gặp ở khớp

2. Thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp nhân nhầy đĩa đệm bị tràn ra ngoài, chèn ép những dây thần kinh, gây bệnh rễ thần kinh. Bệnh lý này thường xảy ra tại vùng đốt sống chịu lực, cử động nhiều; điển hình là cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

3. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau từ vùng mông lan xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống, chấn thương hoặc viêm…

4. Viêm khớp dạng thấp

Đây là tình trạng viêm nhiều khớp, có nguy cơ ảnh hưởng lên những cơ quan ngoài khớp. Tình trạng này thường xuất hiện ở nữ giới và người ở độ tuổi trung niên. Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường bị sưng, nóng, đau, hạn chế tầm vận động khớp ở bàn tay (thường đối xứng 2 bên).

5. Bệnh gout

Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể, làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Acid uric hình thành trong cơ thể và được đào thải qua nước tiểu, phân. Nồng độ acid uric trong nước tiểu tăng cao kéo dài sẽ làm hình thành và lắng đọng tinh thể urat tại những cơ quan khác nhau trong cơ thể như khớp, tim, thận…

6. Loãng xương

Loãng xương xảy ra do xương bị giảm khối lượng và chất lượng, dẫn tới giảm mật độ xương. Người bệnh loãng xương có nguy cơ bị gãy xương dù chỉ với chấn thương nhẹ. Bệnh lý này có thể tiến triển âm thầm, không xuất hiện triệu chứng đặc trưng. Bệnh chỉ được phát hiện khi xuất hiện biến chứng như gãy xương, biến dạng cột sống (vẹo, gù, giảm chiều cao).

Cách giữ khớp luôn khỏe mạnh

Để tăng cường sức khỏe các khớp, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh, cần lưu ý: (4)

bổ sung canxi đầy đủ

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Các khớp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Mỗi loại khớp đều có chức năng hỗ trợ vận động, nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Theo thời gian, chức năng của các khớp sẽ giảm dần. Khi cơ thể lão hóa, các khớp có nguy cơ cao gặp phải chấn thương cũng như mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Biện pháp tốt nhất để tăng cường sức khỏe các khớp là chăm sóc xương khớp đúng cách, luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe toàn diện.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/xuong-khop-a37588.html