Trẻ từ 0 - 12 tuổi là giai đoạn quan trọng để thúc đẩy sự phát triển về thể chất, tinh thần, ngôn ngữ, cảm xúc, kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp xã hội. Chính vì vậy độ tuổi này trẻ thường thích được tiếp xúc với môi trường, với nhiều người điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất lợi về sức khỏe, đặc biệt là hàng trăm loại virus, vi khuẩn có khả năng xâm nhập gây bệnh và biến chứng nặng, làm gián đoạn quá trình học tập. Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi giúp ba mẹ dễ dàng theo dõi và không bỏ sót các mũi tiêm vaccine quan trọng cho trẻ trong những năm đầu đời.
Bài viết được tư vấn Y khoa bởi BS Đoàn Thị Khánh Châm - Quản lý Y khoa vùng 2 - miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Các chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo sự phát triển toàn diện, đặc biệt là xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ huynh cần chủ động cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine quan trọng. Tiêm vắc xin đầy đủ giúp trẻ có cơ hội sống khỏe mạnh, thành công và hạnh phúc trong tương lai. (1)
Trẻ em, đặc biệt trẻ từ 0 - 12 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh và biến chứng nặng bởi cơ thể trẻ rất non nớt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương và gánh chịu di chứng nặng nề hơn so với người lớn. Nhiều trường hợp dù được điều trị tích cực, kịp thời, bệnh vẫn có thể để lại di chứng nghiêm trọng, kéo dài, thậm chí vĩnh viễn suốt đời như liệt, mù, điếc, đoạn chi, mất nhận thức, chậm phát triển trí tuệ, thể chất…
Đáng mừng là đa số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em đã có thể phòng ngừa an toàn và hiệu quả bằng cách tiêm chủng vaccine. Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên của tác nhân gây bệnh đã bị bất hoạt hoặc giết chết, khi tiêm vào cơ thể, các kháng nguyên này kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, giúp trẻ có được “trí nhớ miễn dịch” đặc hiệu để chống lại bệnh tật.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), vaccine giúp bảo vệ trẻ trước nhiều dịch bệnh có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng hoặc tử vong, có đến 95% trẻ được tiêm chủng đầy đủ sẽ xây dựng được hệ miễn dịch vững chắc bảo vệ cơ thể. (2)
Tiêm chủng vaccine được đánh giá là phương pháp phòng ngừa bệnh tật đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nhất, cứ 1 đồng đầu tư cho tiêm chủng sẽ tiết kiệm được 16 đồng cho chi phí chăm sóc y tế, thăm khám và điều trị bệnh lý. Trẻ hoàn toàn có thể tiêm nhiều loại vaccine cùng lúc theo chỉ định của bác sĩ mà vẫn đảm bảo an toàn, không gây “quá tải” cho hệ miễn dịch. Tiêm chủng vắc xin là hoạt động đầu tư tài chính khôn ngoan, đầu tư thông minh cho tương lai. Trẻ được tiêm chủng đầy đủ sẽ giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong, an tâm học tập. Khi trẻ khỏe mạnh, tình trạng kinh tế - tài chính của gia đình được đảm bảo vì không tốn kém điều trị bệnh, cha mẹ cũng có thêm thời gian cho nhiều hoạt động khác thay vì chăm sóc trẻ ốm, đời sống tinh thần từ đó được nâng cao đáng kể.
Việc nắm được lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan, nắm rõ và không bỏ sót lịch trình tiêm chủng khuyến cáo theo đúng độ tuổi cho trẻ.
Vaccine phòng bệnh
Tháng tuổi Năm tuổi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 15 18 2 4 5 6 7 8 9 10 12 Lao Mũi 1 Nếu không tiêm được trong vòng 1 tháng đầu tiên Viêm gan B** 24h đầu sau sinh Mũi 2 Mũi 3 3 - 4 mũi (nếu chưa tiêm chủng) Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Mũi 5 1 mũi (nhắc mỗi 10 năm) hoặc 3 mũi (nếu chưa từng tiêm trước đây) Bại liệt Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Mũi 5 Viêm màng não mủ, viêm phổi do HiB Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 1 mũi (nếu chưa tiêm chủng) Tiêu chảy cấp do Rotavirus Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3* Viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Viêm màng não mô cầu nhóm B Mũi 1 Mũi 2 Mũi nhắc Viêm màng não mô cầu nhóm B, C Mũi 1 Mũi 2 2 mũi (nếu chưa tiêm chủng) Viêm màng não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135 2 mũi 1 mũi Cúm Mũi 1 Mũi 2 Tiêm nhắc 1 mũi mỗi năm Viêm não Nhật Bản (vaccine bất hoạt não chuột) Mũi 1 + 2 Mũi 3 Tiêm đủ 3 mũi (nếu chưa tiêm chủng). Tiêm nhắc mỗi 3 năm Viêm não Nhật Bản(vaccine bất hoạt tế bào Vero)
Mũi 1 + 2 Tiêm nhắc 1 mũi cách mũi 1 tối thiểu 12 tháng Viêm não Nhật Bản(vaccine sống)
Mũi 1 Tiêm nhắc 1 mũi cách mũi 1 tối thiểu 12 tháng Sởi - Quai bị - Rubella Mũi 1 Mũi 2 2 mũi cách nhau 1 tháng (nếu chưa tiêm chủng) Thủy đậu (trái rạ) Mũi 1 Mũi 2 2 mũi cách nhau 1 - 3 tháng tùy theo độ tuổi (nếu chưa tiêm chủng) Viêm gan A Mũi 1 Mũi 2 2 mũi (nếu chưa tiêm chủng) Viêm gan A + B Mũi 1 Mũi 2 2 mũi (nếu chưa tiêm chủng) Uốn ván 3 mũi, tiêm nhắc mỗi 5 - 10 năm Các bệnh do HPV(vaccine Gardasil)
3 mũi Các bệnh do HPV(vaccine Gardasil 9)
2 mũi Thương hàn 1 mũi, tiêm nhắc mỗi 3 năm Tả Uống 2 liều cách nhau 2 tuần Dại
Xem chi tiết: Lịch tiêm chủng cho bé đầy đủ theo từng tháng tuổi mới nhất 2024.
Dưới đây là thông tin tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi theo từng mốc thời gian cụ thể.
Sau khi chào đời, trong vòng 24 giờ đầu, trẻ sơ sinh cần được tiêm vaccine ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt. Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tổn thương tế bào gan nghiêm trọng, có thể gây viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí ung thư gan và tử vong. Theo các chuyên gia, 100% trẻ mắc ung thư gan đều do căn nguyên là viêm gan. Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan B, một khi đã mắc, hầu hết các trường hợp phải sống chung với viêm gan B suốt đời.
Trong trường hợp người mẹ mắc bệnh viêm gan B, nguy cơ cao lây truyền virus cho trẻ trong quá trình sinh sản vì viêm gan B có thể lây qua đường tiếp xúc với máu. Do đó, trường hợp này ngoài vaccine ngừa viêm gan B, trẻ sinh ra từ mẹ mắc viêm gan B cần tiêm thêm huyết thanh kháng viêm gan B càng sớm càng tốt trong vòng 7 ngày sau sinh vì hiệu quả huyết thanh sẽ giảm dần theo thời gian và sẽ không đạt được hiệu quả phòng ngừa nếu trẻ tiêm sau 7 ngày.
Riêng đối với những trẻ chào đời cân nặng dưới 2 ký hoặc trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, mũi tiêm viêm gan B sẽ được hoãn lại cho đến khi sức khỏe của trẻ ổn định hơn.
Ngoài vaccine viêm gan B, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, trẻ sơ sinh cần tiêm cả vaccine ngừa lao càng sớm càng tốt. Lao là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm và phổ biến ở trẻ em, bệnh do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây nên. Thông thường, lao gây viêm nhiễm và tổn thương các tế bào phổi và hệ thống hô hấp của trẻ. Tuy nhiên trực khuẩn lao hoạt động vô cùng mạnh mẽ, có thể nhân lên nhanh chóng tại phổi và vi khuẩn có thể thông qua đường máu, hạch bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể như xương, gan, thận… và gây bệnh tại các cơ quan đó. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nguy cơ cao tiến triển nặng, biến chứng ho ra máu, tràn khí/tràn dịch màng phổi, giãn phế quản, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính.
Trong 1 tháng đầu sau sinh, trẻ có thể tiêm mũi thứ 2 vaccine phòng bệnh viêm gan B đơn hoặc nên ưu tiên đợi đến giai đoạn 6 tuần tuổi để tiêm các liều vaccine phối hợp có chứa thành phần viêm gan B.
Theo lịch tiêm cho trẻ 0 - 12 tuổi, trẻ được 6 tuần tuổi đã “sẵn sàng” để tiếp nhận các vaccine tiếp theo, như: Tiêm mũi 1 vaccine 6 trong 1 phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ chỉ với 1 mũi tiêm, bao gồm: bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - các bệnh do HiB - viêm gan B. Trong trường hợp phụ huynh cho trẻ tiêm vaccine 5 trong 1 phòng 5 bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - các bệnh do HiB, cần bổ sung tiêm đồng thời cho trẻ thêm 1 liều vaccine viêm gan B đơn để bổ sung kháng thể viêm gan B còn thiếu trong mũi 5 trong 1.
Trong giai đoạn từ 6 tuần tuổi, trẻ cũng có thể được tiêm sớm mũi 1 vắc xin phòng bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn và uống mũi 1 vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.
Nếu ở giai đoạn 6 tuần tuổi, trẻ chưa được tiêm các loại vaccine trên, đến giai đoạn từ 2 tháng tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu tiêm cho trẻ những loại vaccine trên. Đồng thời, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm các loại vaccine mà trẻ có thể bắt đầu tiêm ở giai đoạn từ 2 tháng tuổi như vaccine ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn nhóm B Bexsero (Ý).
Theo lịch tiêm phòng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi, các vaccine ở giai đoạn từ 3 tháng tuổi có tác dụng tăng cường cho các mũi tiêm trước đó, bao gồm mũi 2 của vaccine 6 trong 1, vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn và liều uống thứ 2 của vaccine ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.
Nếu như mũi tiêm vaccine đầu tiên được xem là đợt tiêm chủng cơ bản thì các mũi tiêm ngừa nhắc lại sau đó là bước quan trọng nhằm củng cố và tái sản xuất lượng kháng thể đã giảm dần trong cơ thể từ sau mũi tiêm đầu. Nhờ đó, hệ miễn dịch của trẻ được củng cố lại, đạt được ngưỡng bảo vệ cần thiết. Do đó, ba mẹ đừng bỏ qua giai đoạn tiêm ngừa vaccine cho trẻ từ 3 tháng tuổi.
Giai đoạn từ 4 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để tiêm mũi thứ 3 của vaccine 6 trong 1, vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn, uống liều 3 vaccine ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus và tiêm mũi 2 vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B.
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, trẻ không còn nhận được kháng thể được truyền thụ động từ mẹ sang. Vì vậy các mũi tiêm phòng theo lịch 0 - 12 tuổi cho trẻ ở thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi càng đặc biệt quan trọng, không nên bỏ qua. Lúc này trẻ sẽ cần được tiêm mũi 1 vaccine ngừa cúm, mũi 1 vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B, C.
Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ cần tiêm mũi 2 vaccine ngừa cúm để củng cố nồng độ kháng thể với virus cúm, giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm trong năm đầu đời ở mức tối ưu.
Đến khi trẻ đạt 8 tháng tuổi, trẻ cần tiếp tục tiêm thêm mũi thứ 2 của vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B, C để hoàn thành phác đồ.
Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tiêm thêm các loại vaccine mới nhằm cung cấp thêm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể các kháng thể cần thiết để bảo vệ trẻ trong giai đoạn đầu đời. Các vaccine trẻ cần tiêm trong giai đoạn này bao gồm: vaccine ngừa viêm não Nhật Bản (đối với vaccine sống), vaccine ngừa bệnh sởi - quai bị - rubella và vaccine ngừa bệnh thủy đậu. Đồng thời tiêm mũi 1 vaccine ngừa bệnh viêm màng não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135 vào lúc 6 tháng và tiêm mũi 2 vào lúc trẻ đủ 9 tháng tuổi.
Ở giai đoạn từ 1 - 2 tuổi, trẻ bắt đầu tiếp xúc với nhiều người hơn, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng cao hơn Lúc này, theo lịch tiêm ngừa cho trẻ từ 0 - 12 tuổi, trẻ sẽ cần được tiêm mới vaccine phòng bệnh viêm gan A, vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản (đối với vaccine bất hoạt), vaccine 3 trong 1 phòng bệnh sởi - quai bị - rubella. Đồng thời, trẻ cần tiêm thêm mũi 2 vaccine ngừa bệnh viêm não Nhật Bản (nếu đã tiêm vaccine sống ở giai đoạn 9 tháng tuổi), mũi 2 vaccine ngừa bệnh thủy đậu và mũi 2 vaccine ngừa bệnh viêm màng não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135.
Ngoài những vắc xin có lịch tiêm cơ bản được khuyến cáo như trên, bố mẹ đừng quên tiêm mũi nhắc lại vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B vào lúc trẻ đủ 12 tháng tuổi.
Ở giai đoạn này, trẻ cần được tiêm mũi 4 vaccine 6 trong 1 và mũi 2 vaccine phòng bệnh viêm gan B. Ba mẹ đừng nên bỏ qua các mũi tiêm nhắc lại bởi vì nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian, kháng thể với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chỉ được hoàn thiện khi và chỉ khi trẻ được tiêm đủ mũi và đúng lịch theo khuyến nghị của nhà sản xuất và các chuyên gia y tế, khi chưa hoàn thành lịch tiêm, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh sau mũi tiêm đầu tiên.
Sau 2 năm, hệ miễn dịch của trẻ đã có khả năng chống được một số virus gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các mũi tiêm trong lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi sẽ giảm dần, chủ yếu là những mũi tiêm nhắc như: Tiêm mũi 3 vaccine phòng viêm màng não Nhật Bản (đối với vaccine bất hoạt). Đồng thời, trẻ sẽ bắt đầu tiêm 1 mũi vaccine thương hàn, sau đó tiêm nhắc mỗi 3 năm và uống 2 liều vaccine ngừa bệnh tả với lịch uống cách nhau 2 tuần.
Các loại vaccine trẻ cần tiêm ở giai đoạn tiền học đường từ 4 - 6 tuổi gồm có:
Trong giai đoạn đi học, trẻ có nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm chồng chéo nhiều bệnh nguy hiểm. bệnh chồng bệnh, biến chứng chồng biến chứng, bệnh nặng càng thêm nặng như viêm màng não, thủy đậu, sởi… Do đó trẻ từ 3 - 12 tuổi vẫn cần tiêm thêm một số mũi nhắc, hoàn thành phác đồ cơ bản của các loại vaccine quan trọng như: Tiêm mũi 5 vaccine 6 trong 1 và tiêm mũi 2 vaccine phòng bệnh sởi - quai bị - rubella vào giai đoạn trẻ 4 - 6 tuổi.
Ngoài các vaccine ở giai đoạn tiền học đường, trẻ từ 7 - 12 tuổi cần tiêm thêm các loại vaccine sau:
Cho đến khi trẻ đạt 7 tuổi, trẻ cần tiếp tục tiêm thêm 1 mũi nhắc vaccine phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván và cứ mỗi 10 năm, trẻ sẽ cần tiêm nhắc 1 mũi để duy trì nồng độ kháng thể với bộ 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này suốt đời.
Với các bé trai và bé gái từ đủ 9 tuổi, các bé đã đủ tuổi để có thể tiêm vaccine ngừa HPV phòng ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, sùi mào gà và các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục khác do HPV gây ra. Số lượng mũi tiêm từ 2 - 3 mũi tùy theo loại vaccine và độ tuổi bắt đầu tiêm. Tốt nhất trẻ nên tiêm trong giai đoạn 9 - 14 tuổi vì đây là “độ tuổi vàng” để cơ thể bé đáp ứng miễn dịch tốt nhất và tạo ra kháng thể mạnh nhất.
Có một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng một số loại vaccine nhất định hoặc cần phải tiêm trễ hơn so với lịch tiêm trên, bao gồm: (3)
Để việc tiêm ngừa cho trẻ diễn ra thuận lợi và an toàn, ba mẹ nên lưu ý một số điểm dưới đây để có thể theo dõi và xử lý kịp thời nếu xảy ra tình trạng bất thường.
Bất kỳ ai cũng có tâm lý sợ kim tiêm, vật nhọn, sợ đau, nhất là đối với trẻ em. Vì lý do này mà trẻ thường có xu hướng sợ tiêm chủng. Do đó, trước khi tiêm chủng, ba mẹ cần giải thích cho trẻ biết về tầm quan trọng của tiêm chủng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cho trẻ biết lý do nào mà trẻ cần phải tiêm chủng, nếu không tiêm chủng trẻ sẽ phải đối diện với những gánh nặng nào. Đồng thời, ba mẹ cần trấn an, động viên tinh thần của trẻ, giúp trẻ hợp tác tốt hơn trong quá trình tiêm chủng.
Trẻ trước khi tiêm cần được khám sàng lọc để kiểm tra tình trạng sức khỏe xem trẻ có đủ điều kiện tiêm ngừa hay không. Ba mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh ở trẻ, vấn đề sức khỏe hiện tại, các loại thuốc đang sử dụng và liệu pháp điều trị mà trẻ đang trải qua,… để có quyết định tiêm an toàn hoặc hoãn lịch tiêm phù hợp.
Tại phòng tiêm, ba mẹ cần đối chiếu với điều dưỡng một cách rõ ràng và kỹ lượng các thông tin về vaccine (tên vaccine, hạn sử dụng, tình trạng chất lượng vaccine, liều dùng, đường tiêm…) mà trẻ sẽ được tiêm với những chỉ định của bác sĩ trên phiếu chỉ định tiêm chủng nhằm đảm bảo rằng trẻ sẽ được tiêm đúng loại vaccine.
Hợp tác với điều dưỡng trấn an trẻ, giữ trẻ ở tư thế khoa học theo hướng dẫn của điều dưỡng để quá trình tiêm chủng tại phòng tiêm được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, nhanh chóng, mang đến hiệu quả tiêm chủng tốt nhất.
Với bất kỳ mũi tiêm nào trong lịch tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 - 12 tuổi, sau khi tiêm, ba mẹ nên cho trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng theo dõi ít nhất 30 phút, không nên cho trẻ về nhà liền sau đó. Đây là khoảng thời gian để phát hiện các tình trạng bất thường như nôn ói, thở nhanh, nổi mẩn đỏ,… Khi gặp bất cứ triệu chứng nào, ba mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để có hướng xử lý đúng cách kịp thời. (4)
Khi về nhà, trẻ sau tiêm chủng vẫn cần tiếp tục được theo dõi cẩn thận trong vòng 48 - 72 giờ tiếp theo. Ba mẹ cần chú ý về nhịp thở, tình trạng ăn uống/ngủ nghỉ của trẻ cũng như quan sát thường xuyên khu vực da xung quanh vết tiêm và toàn thân.
Sau khi tiêm, ba mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt. Giúp trẻ duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thường ngày. Có thể cho trẻ dùng thêm liều hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5 độ C (paracetamol, ibuprofen; không dùng aspirin) có liều lượng phù hợp theo cân nặng của trẻ. Nếu vết tiêm trở nên sưng đỏ, chỉ nên chườm lạnh bằng nước đá và khăn sạch để giảm đau, tuyệt đối không đắp lá, đắp thuốc hay chườm nóng, thoa dầu để tránh gây nhiễm trùng vết tiêm.
Việc tiêm ngừa cho trẻ cần thực hiện theo đúng lộ trình đã được quy định bởi các nhà sản xuất vaccine và khuyến cáo của các cơ quan y tế. Lịch tiêm ngừa vaccine đã được nghiên cứu, thiết kế và xây dựng sao cho phù hợp với sự phát triển của hệ miễn dịch của trẻ. Nếu tiêm trễ lịch, lượng kháng thể của trẻ bị suy giảm và không được tiếp kháng thể đúng hẹn, nguy cơ rất cao trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn…) và trẻ không còn đủ lượng kháng thể để chống lại sự tấn công của chúng, nguy cơ mắc bệnh rất cao. Trẻ càng nhỏ, khi mắc bệnh sẽ càng nặng, tỷ lệ biến chứng, di chứng, tử vong càng cao và chi phí điều trị sẽ càng lớn.
Nếu tại thời điểm trẻ có lịch hẹn tiêm chủng nhưng điều kiện về sức khỏe chưa phù hợp, trẻ có thể được sắp xếp tiêm trễ/tiêm nhỡ hơn so với lịch tiêm. Tuy nhiên, nên cố gắng giúp trẻ được tiêm ngừa vaccine đầy đủ, đúng lịch, hạn chế tối đa trường hợp tiêm trễ và thời gian nhỡ không nên kéo dài quá lâu, lý do nếu tiêm quá muộn thì nồng độ kháng thể trong cơ thể trẻ giảm sút nghiêm trọng, nguy cơ rất cao trẻ bị nhiễm bệnh.
Việc lựa chọn kỹ càng cơ sở tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 - 12 tuổi cũng như cho người lớn là điều cần thiết; bởi chất lượng cơ sở tiêm ngừa sẽ đi kèm với chất lượng nguồn gốc vaccine, khả năng cung ứng và bảo quản vaccine, quy trình tiêm ngừa, xử lý cấp cứu, hệ thống trang thiết bị đầy đủ. Ngoài ra còn có trình độ bác sĩ thăm khám sàng lọc cũng như tay nghề của đội ngũ nhân viên y tế tại cơ sở nói chung. Tất cả những điều này nhằm đảm bảo việc chủng ngừa cho trẻ đạt hiệu quả tối ưu, giúp ba mẹ thêm an tâm.
Dựa vào những tiêu chuẩn như trên, ba mẹ có thể tham khảo nhiều bệnh viện/viện tiêm chủng/trung tâm tiêm chủng cho trẻ từ 0-12 tuổi; trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những lựa chọn uy tín, chất lượng. Bệnh viện có khả năng cung cấp tất cả các loại vaccine theo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi. Đội ngũ bác sĩ và trang thiết bị y tế ở bệnh viện có khả năng kiểm tra, đánh giá và xử lý các triệu chứng bất thường ở trẻ nhằm đưa ra phương án khắc phục nhanh chóng trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, ba mẹ có thể đến với các trung tâm tiêm chủng cao cấp VNVC thuộc Hệ thống hàng trăm trung tâm tiêm chủng vaccine cho trẻ em và người lớn An toàn - Uy tín - Chất lượng hàng đầu Việt Nam. VNVC cung ứng đầy đủ tất cả các loại vaccine quan trọng cho trẻ em và người lớn, bao gồm cả các vaccine thế hệ mới nhất, vaccine thường xuyên khan hiếm… Tất cả vaccine tại VNVC được nhập khẩu trực tiếp chính hãng từ các hãng vaccine và tập đoàn dược phẩm hàng đầu toàn đầu, đồng thời được bảo quản trong điều kiện tối ưu của dây chuyền lạnh (Cold Chain) đạt chuẩn GSP cùng hệ thống kho lạnh quy mô lớn, hiện đại, đạt chuẩn Quốc tế tại mỗi trung tâm trên toàn quốc, cam kết bảo quản vaccine trong điều kiện nhiệt độ ổn định từ 2 - 8 độ C theo yêu cầu của nhà sản xuất.
VNVC sở hữu đội ngũ nhân sự quy mô lớn, chất lượng cao với gần 10.000 Bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. 100% Bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm nhằm chỉ định tiêm chủng chính xác và phù hợp với tình trạng sức khỏe cùng nhu cầu tiêm ngừa vaccine riêng biệt của mỗi Khách hàng. 100% điều dưỡng có đầy đủ bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ tiêm chủng vaccine An toàn theo quy định của Bộ Y tế, cam kết thực hiện và giám sát thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm chủng vaccine an toàn tại mỗi trung tâm. 100% cán bộ, nhân viên y tế được tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng tiêm chủng an toàn, giảm đau cùng khả năng xử trí các phản ứng sau tiêm nhạy bén, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. VNVC cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả, chất lượng cao, thoải mái, tiện lợi, tận tâm nhưng giá cả vô cùng hợp lý, luôn bình ổn và nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Tiêm ngừa theo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi là vô cùng cần thiết, đây là giai đoạn kiến tạo nền móng bước đầu cho trẻ trong suốt hành trình “tiêm chủng vaccine trọn đời”, giúp trẻ bước đầu xây dựng được hệ miễn dịch vững chắc, phòng bệnh chủ động và hiệu quả, phòng ngừa được nhiều bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm chết người, các bệnh có nguy cơ để lại di chứng nặng nề suốt đời. Ngoài ra, chi phí cho việc tiêm ngừa cũng thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị khi trẻ mắc bệnh. Điều này không chỉ mang đến ý nghĩa quan trọng cho trẻ, giúp trẻ có được cơ hội phát triển toàn diện về trí lực và thể chất, mà còn góp phần hạn chế nguy cơ lây lan bệnh dịch trong cộng đồng, tiền đề cho mục tiêu hình thành khái niệm “miễn dịch cộng đồng”.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/vaccine-cho-tre-em-a37470.html