Nghề điện dân dụng là gì? Nghề điện Công nghiệp là gì? Triển vọng của nghề nghiệp này trong tương lai như thế nào? Để hiểu hơn về công việc đặc biệt này, mời bạn cùng MLC khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Ngành điện Dân dụng là gì?
Điện dân dụng là ngành nghề bao gồm sản xuất, lắp đặt các thiết bị điện phục vụ nhu cầu của con người như thiết bị chiếu sáng, điều hòa, nóng lạnh, v.v.
Điện đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người từ nhu cầu sinh hoạt, đến sản xuất kinh doanh. Do đó, có thể thấy ứng dụng của nghề điện dân dụng trong đời sống rất cao, trong đó:
- Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
- Kích thích sự phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh
2. Ngành điện Công nghiệp là gì?
Điện Công nghiệp là ngành đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong cuộc sống hiện nay từ kinh doanh, sản xuất cho đến sinh hoạt hàng ngày của tất cả mọi người. Ngành này có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành ổn định của nguồn điện, đồng thời phát triển hệ thống truyền tải điện an toàn, hợp lí và hiệu quả phục vụ hoạt động sản xuất công, nông nghiệp; thương mại dịch vụ và dân sinh.
Yêu cầu công việc đối với các công nhân, kỹ sư ngành Điện Công nghiệp phải đảm bảo thực hiện thành thạo các thao tác như: lắp đặt, đấu nối các hệ thống tín hiệu điện, các thiết bị truyền tải điện; vận hành, kiểm tra và sửa chữa, bảo trì các hệ thống thiết bị điện cho công ty, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư hoặc các thiết bị điện công nghiệp khác,…
2. Học ngành điện Công nghiệp & Dân dụng ra làm gì?
Học nghề điện Công nghiệp & Dân dụng ra có thể làm gì? Dưới đây là gợi ý một số công việc mà một thợ điện Công nghiệp & Dân dụng có thể đảm nhận:
Thợ điện dân dụng có thể làm việc tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế và lắp đặt điện nước; các công ty điện; trung tâm kinh doanh thiết bị điện hoặc có thể tự mở cửa hàng của riêng mình.
3. Học nghề điện Dân dụng & Công nghiệp ở đâu?
Học nghề điện Công nghiệp và Dân dụng có bắt buộc phải học đại học không? Ngoài các đơn vị đào tạo đại học chính quy các ngành/chuyên ngành liên quan, bạn có thể theo học tại các trung tâm đào tạo nghề nghiệp về ngành điện dân dụng.
Lựa chọn học tập ở đại học hay các trung tâm nghề nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Chẳng hạn, khi học tập tại đại học bạn sẽ có môi trường đào chuyên nghiệp hơn, lộ trình đào tạo bài bản, cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn, v.v, nhưng thời gian học tập sẽ lâu hơn, phải vượt qua một số điều kiện nhất định để theo học như điểm đầu vào, chuẩn đầu ra, …
Nếu không học đại học thì sao? Học tập tại các Trường đào tạo nghề nghiệp thời gian học tập ngắn hơn, được kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành, sớm tiếp cận được với công việc thực tế do đào tạo hơn 70% thực hành.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc dựa trên điều kiện và mong muốn thực tế của bản thân để đưa ra lựa chọn học tập phù hợp nhất.
4. Điều kiện làm việc của nghề Điện Công nghiệp & Dân dụng
Điều kiện làm việc của một thợ điện Công nghiệp và Dân dụng khá đa dạng phụ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn cụ thể mà họ theo đuổi. Dưới đây là một vài chia sẻ về tính chất công việc của nghề điện Công nghiệp và Dân dụng:
- Làm việc ở ngoài trời hoặc trong nhà
- Có thể phải làm việc vào ban đêm, ngày cuối tuần nếu có sự cố phát sinh
- Làm việc tại các khu vực có điện nguy hiểm như cột điện, hộp điện, ổ điện
- Công việc thường xuyên phải di chuyển
- Làm ở công ty, nhà máy, xí nghiệp có sử dụng hệ thống Điện Công nghiệp.
5. Triển vọng của nghề điện Dân dụng
Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào? Ngành điện dân dụng mang đến một tương lai nghề nghiệp ổn định và bền vững, đặc biệt phù hợp cho những ai đang tìm kiếm sự đa dạng và không muốn phụ thuộc vào mùa vụ. So với một số công việc khác, nghề thợ điện dân dụng không chỉ giúp bạn duy trì sự ổn định trong thu nhập mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.
Trong lĩnh vực vận hành và bảo trì điện tại các nhà máy và xí nghiệp, có nhu cầu không ngừng cho những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về điện. Công việc này không chỉ bảo đảm sự liên tục trong sản xuất mà còn đòi hỏi kỹ năng khắc phục sự cố nhanh chóng và hiệu quả.
Trong gia đình, không có ai muốn gặp sự cố với thiết bị điện, và do đó, thợ điện dân dụng trở thành những người chuyên nghiệp không thể thiếu. Việc kiểm tra và sửa chữa các thiết bị đảm bảo rằng chúng hoạt động ổn định, giúp gia đình duy trì cuộc sống hiện đại mà không phải lo lắng về sự cố không mong muốn.
Tuy nhiên, để thành công trong ngành này, không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà còn cần phải tích lũy kỹ năng và trang bị bản thân với những công cụ hiện đại. Kiên trì và sự tỉ mỉ là chìa khóa để vượt qua những thách thức trong nghề, đặc biệt khi cần xử lý những tình huống phức tạp.
Người thợ điện dân dụng cần không ngừng nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, luôn sẵn sàng đối mặt với những thay đổi trong công nghệ và yêu cầu của ngành để tiếp tục phát triển trong sự nghiệp.
5. Triển vọng của sinh viên theo học ngành Điện Công nghiệp
Ngành điện Công nghiệp và Dân dụng hiện nay xin việc khá dễ dàng, dù trải qua thời gian học chính quy, học nghề hay tự học đi chăng nữa, người học sau khi tốt nghiệp ngành Điện Công nghiệp đều có khả năng tìm kiếm việc làm ngay.
Do nhu cầu sử dụng điện liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, hơn nữa hiện nay, rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp mở rộng kinh doanh tuyển dụng số lượng đáng kể các công nhân, kỹ sư Điện Công nghiệp. Nhiều bạn sẽ có cơ hội làm việc quan trọng tại các nhà máy, xí nghiệp với mức lương cao và cơ hội thăng tiến lớn.
Sau khi trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp trên toàn quốc. Hoặc có thể tự mở cho mình một cơ sở kinh doanh riêng. Những ai có năng lực, kinh nghiệm và chí cầu tiến cao có thể trở thành trưởng bộ phận, giám sát, quản lý tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp có sử dụng hệ thống Điện Công nghiệp.
6. Mức lương ngành Điện Công nghiệp và Dân dụng
Được biết, hiện nay mức lương của ngành Điện Công nghiệp và Dân dụng cũng khá hấp dẫn, dao động từ 6 - 8 triệu/tháng đối với những người mới ra trường.
Sau 1 - 2 năm, khi có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tăng lên, mức lương có thể lên đến 10 - 12 triệu/tháng.
Đặc biệt, nếu có tay nghề cứng và trình độ chuyên môn tốt, kết hợp với vốn ngoại ngữ thông thạo thì mức lương lúc này còn cao hơn nữa từ 15 - 20 triệu/tháng, có cơ hội làm việc với các tập đoàn nước ngoài, có cơ hội thăng tiến cao hơn nữa.
Tạm kết
Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện mang tính chất toàn cầu. Vì vậy, ngành Điện Công nghiệp và Dân dụng chắc chắn vẫn sẽ là một trong những ngành nghề có triển vọng tương lai rất tốt. Nếu bạn có đam mê, yêu thích và nỗ lực phấn đấu hết mình, ngoài kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm bắt buộc, ngành Điện Công nghiệp và Dân dụng thực sự là ngành nghề xứng đáng để bạn theo đuổi học tập và làm việc.
Trên đây là những chia sẻ về ngành điện Công nghiệp và Dân dụng. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề điện Công nghiệp và Dân dụng là gì và có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về lĩnh vực này.
Nếu bạn còn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc inbox vào fanpage để được MLC hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.