Từ xưa đến nay, nghề giáo viên luôn là một nghề được mọi người kính trọng. Những năm gần đây, ngành Sư phạm nói chung và Giáo dục tiểu học nói riêng đang được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. Vậy bạn đã biết ngành Sư phạm Tiểu học thi khối nào chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên. Cùng tìm hiểu Ngành Sư phạm cấp 1 này và ngành này thi khối nào với chúng tôi ngay nhé!
Đôi nét về ngành Sư phạm Tiểu học
Đây là ngành học quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Có thể xem Giáo dục Tiểu học là một trong những giai đoạn đầu tiên trong quá trình học tập của mỗi con người.
Giáo dục tiểu học là ngành đào tạo ra những giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, phù hợp trong giảng dạy và đào tạo các em học sinh bậc tiểu học một cách có trách nhiệm và bài bản.
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học giúp sinh viên trang bị các kiến thức cùng kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp về giảng dạy và đào tạo.
- Có khả năng hoạch định, lên kế hoạch tổ chức giáo dục và dạy học.
- Có năng lực nghiên cứu, bổ sung kiến thức và tư duy, sáng tạo.
Môi trường sư phạm luôn là môi trường mơ ước của rất nhiều người. Đây là môi trường khuôn thước, mẫu mực phục vụ quá trình giáo dục và giảng dạy tại các trường.
Là một ngành nghề cao quý được rất nhiều người tôn trọng, làm việc trong ngành nghề này chính là tham gia vào sự nghiệp nuôi dưỡng đạo đức và trí thức cho con người, từ đó tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, các lĩnh vực khác trong tương lai.
Ngành học này phù hợp phần lớn với nữ giới và cũng gắn liền với câu hát “Cô giáo như mẹ hiền”. Đương nhiên nếu bạn là nam và muốn theo học ngành này thì đó không thành vấn đề nhé!
Học ngành Sư phạm Tiểu học thi khối nào?
Để đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên giảng dạy cấp tiểu học thì hiện nay có rất nhiều trường trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo. Vậy ngành Sư phạm Tiểu học thi khối nào? Xét tổ hợp môn gì? Bạn đã biết chưa? Hay là ngành Sư phạm Tiểu học lấy bao nhiêu điểm chắc hẳn bạn cũng đang không biết nhiều đúng không?
Để học ngành Sư phạm Tiểu học, thì các thí sinh cần chọn lựa một trong 3 khối gồm: Khối A, khối C và khối D. Cụ thể như sau:
- Khối A, khối A2, khối A1 với tổ hợp 2: Toán, Vật lý, Hóa học (Toán nhân hệ số 2).
- Khối D, khối D1 với tổ hợp 1: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (Ngữ văn nhân hệ số 2).
- Khối C với tổ hợp 3: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (Ngữ văn nhân hệ số 2).
Bên cạnh phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia thì hiện nay, có rất nhiều trường còn tuyển sinh ngành Giáo dục Tiểu học dựa trên điểm học bạ THPT.
Đối với hình thức xét tuyển theo học bạ, một số trường học sẽ chọn xét điểm 3 năm học THPT. Xét điểm của năm học lớp 12 hoặc lựa chọn xét điểm của một học kỳ nào đó.
Như vậy, có thể thấy được sinh viên đang ngày càng có thêm nhiều cơ hội theo ngành này bởi ngày càng có nhiều hình thức tuyển sinh được cập nhật hơn. Do đó với những thắc mắc ngành Sư phạm Tiểu học thi khối nào thì các bạn đã có nhiều sự lựa chọn hơn.
Một số điều cần lưu ý về ngành Sư phạm Tiểu học
Để trở thành một giáo viên đứng lớp trong tương lai thì ngoài việc quan tâm đến ngành Sư phạm Tiểu học thi khối nào, bạn cũng cần biết một số điều về ngành này. Hơn nữa, khi bạn là một giáo viên đứng lớp thì ngoài kiến thức ra bạn nên cần có kỹ năng thật tốt nữa.
Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Trách nhiệm và vai trò của giáo viên Tiểu học
Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi “Nhiệm vụ của người Giáo viên tiểu học trong thời đại giáo dục ngày nay là gì?” hay chưa?
Giáo viên Tiểu học có vai trò là người trực tiếp truyền đạt những kiến thức cơ bản đến cho các em nhỏ, là người có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết, tận tình, quyết định nền tảng kiến thức văn hóa và đạo đức cơ bản của các em nhỏ.
Những giáo viên đứng lớp bắt buộc phải nhận thức được tầm quan trọng vai trò của mình. Giáo viên tiểu học có trách nhiệm to lớn trong việc đào tạo, dạy dỗ các em nhỏ nên người.
Bên cạnh đó, họ cần có trách nhiệm tự chủ động và thường xuyên nâng cao trình độ. Cải thiện các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhất đồng thời theo sát tình hình học tập của các em để có những giải pháp phù hợp cho từng em nhỏ.
Mặt khác, giáo viên tiểu học cần là những người có trách nhiệm với các học sinh của mình không chỉ về năng lực, kết quả học tập mà còn cả những vấn đề tâm tư, tình cảm, các biến đổi trong tính cách của học sinh nữa.
Những kỹ năng cần có của người Giáo viên Tiểu học
Ngoài những chuyên môn và kinh nghiệm thì kỹ năng là cũng là một trong những yếu tố bắt buộc mà một người giáo viên cần có.
Ở bậc tiểu học, hầu hết các học sinh đều phát triển nhanh về mọi mặt song đó, không có tính đồng đều. Giáo viên tiểu học cần phải nhận biết, phát hiện chính xác, đầy đủ và kịp thời sự phát triển của học sinh về tình cảm, kỹ năng, nhận thức cũng như nhu cầu giáo dục riêng biệt của từng em.
Vì vậy, bắt buộc bạn phải có những kỹ năng cụ thể như:
- Đưa ra được những biện pháp giáo dục và nội dung đúng đắn, kịp thời, đáp ứng đúng yêu cầu, mục tiêu giáo dục.
- Kỹ năng lập kế hoạch, triển khai chương trình dạy học.
- Giáo viên tiểu học là cầu nối giữa phụ huynh và học sinh, bên cạnh mối quan hệ với học sinh thì giáo viên tiểu học còn cần thiết lập mối quan hệ tốt với các phụ huynh học sinh và đồng nghiệp. Do đó, cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Kỹ năng đọc các tình huống Sư phạm Tiểu học và xử lý nó.
Học ngành Sư phạm Tiểu học ra trường làm gì?
Sinh viên học ngành Sư phạm Tiểu học sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm rất đa dạng. Tùy vào chuyên môn và mong muốn của mình, bạn có thể đảm nhiệm các công việc trong các lĩnh vực như:
- Giáo viên dạy học sinh tiểu học tại các trường tiểu học công lập, dân lập, quốc tế, song ngữ…
- Cán bộ quản lý tại các trường và cơ sở giáo dục phù hợp.
- Nghiên cứu viên chuyên tư vấn tâm lý học sinh các trường học, các trung tâm nghiên cứu về khoa học giáo dục.
- Có thể học thêm một số kiến thức để làm việc tại thư viện, trung tâm chăm sóc tâm sinh lí học sinh tiểu học, tư vấn các vấn đề về giáo dục.
- Nhận giảng dạy và ôn luyện tại nhà cho học sinh.
- Làm việc trong các cơ quan, tổ chức quản lý giáo dục từ địa phương đến Trung ương như các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Phương thức tuyển sinh của chúng tôi đối với ngành Sư phạm Tiểu học
Thay vì bạn đang đau đầu trong việc lựa chọn ngành Sư phạm Tiểu học thi khối nào? Hoặc lo sợ không đủ điểm hay không đủ điều kiện để theo học tại các trường Đại học. Chúng tôi là một trong những sự “gợi ý” hoàn hảo dành cho bạn. Chương trình tuyển sinh của chúng tôi cụ thể như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh và chuyên ngành đào tạo
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 315 sinh viên.
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Tiểu học.
- Hệ đào tạo: Trung cấp.
Đối tượng tuyển sinh
- Học sinh đã tốt nghiệp THPT (cấp 3).
- Sinh viên đã có bằng Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo ngành Trung cấp Sư phạm Tiểu học tại trường tùy thuộc vào hệ văn bằng mà các thí sinh lựa chọn:
- Hệ trung cấp: Đào tạo 2 năm (Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT).
- Hệ văn bằng 2: Đào tạo 1 năm (Đối với thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học khác).
Hồ sơ nhập học
Các bạn thí sinh khi tới đăng ký nhập học ngành Trung cấp Sư phạm Tiểu học cần mang theo đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ sau:
- Phiếu đăng ký học (theo mẫu): Có xác nhận của địa phương.
- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu): Có xác nhận của địa phương.
- Bằng tốt nghiệp hệ cao nhất: Bản sao có công chứng (Trong trường hợp chưa có Bằng tốt nghiệp chính thức có thể sử dụng Bằng tốt nghiệp tạm thời để thay thế).
- Bảng điểm: Bản sao có công chứng (Đối với sinh viên đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học).
- Học bạ: Bản sao có công chứng (Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT).
- CMND/ CCCD: Bản sao có công chứng.
- Ảnh chân dung 3×4 cm: 4 tấm.
Thời gian và thông tin liên hệ
Thời gian nhận hồ sơ là 8h30-19h00 (từ thứ 2 đến chủ nhật). Đăng ký ngay sẽ được ưu đãi hồ sơ.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại tin nhắn phía dưới. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ đơn vị tuyển sinh ở cuối trang để được tư vấn hoàn toàn miễn phí các bạn nhé!
Lời kết
Với sức hút hấp dẫn của mình, ngành Sư phạm Tiểu học vẫn luôn thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Hy vọng với những chia sẻ thông qua bài viết trên, bạn đã biết được học ngành Sư phạm Tiểu học thi khối nào. Đồng thời, bạn cũng hiểu hơn về ngành Sư phạm để có những lựa chọn phù hợp nhất với mình nhất. Cám ơn bạn đã đọc bài!