Có ít nhất 20% người trưởng thành mắc u bã đậu. Con số này cho thấy u bã đậu (sebaceous cyst) là bệnh về da rất phổ biến. Điều này khiến nhiều người lo lắng, liệu u bã đậu có nguy hiểm không? Có gây đau không? Cùng tìm hiểu thông qua những chia sẻ của bác sĩ CKI. Lê Ngọc Vinh, Đơn vị Đầu Mặt Cổ, BVĐK Tâm Anh TP.HCM trong bài viết sau đây.
U bã đậu có nguy hiểm không?
U bã đậu không gây nguy hiểm. U bã đậu hay còn được biết đến là nang biểu bì (epidermoid cyst), kén thượng bì thông thường không nguy hiểm. Nhìn chung, u bã đậu là tình trạng xuất hiện các khối u nhỏ bên dưới da, chúng có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước nhỏ như hạt đậu hoặc hạt gạo, các khối u này lành tính và hiếm khi gây ra các vấn đề sức khỏe.
U bã đậu bình thường có thể không cần điều trị, chúng có thể tự khỏi và tái phát nhiều lần trong đời. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp u bã đậu đều không gây nguy hiểm và không cần điều trị. Trên thực tế, vẫn có các trường hợp u bã đậu nguy hiểm, đây thường là những ca bệnh có u bã đậu phát triển nhanh, kích thước lớn, chèn ép lên mạch máu, hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khi này cần điều trị nhanh chóng u bã đậu, không để chúng tiếp tục phát triển.
Một vài trường hợp hiếm hơn được ghi nhận là nhiễm trùng, bội nhiễm do u bã đậu bị vỡ ra, tạo thành vết thương hở trên da. Một vài trường hợp cần điều trị u bã đậu vì chúng ảnh hưởng đến vẻ ngoài của người bệnh, khiến người bệnh tự ti hoặc gây khó khăn cho sinh hoạt, các hoạt động thường ngày.
Như vậy, trước khi đưa ra kết luận việc u bã đậu có nguy hiểm không? Bác sĩ cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố và tình trạng khối u sau khi chẩn đoán. Việc điều trị u bã đậu cũng căn cứ vào mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Bị u bã đậu có gây đau không?
Hầu hết các trường hợp bị u bã đậu không gây đau hay bất kỳ cảm giác khó chịu nào. Việc xuất hiện một hoặc một vài khối u bã đậu bên dưới da khiến nhiều người nghĩ khối u này sẽ gây đau.
Những người có u bã đậu sẽ thường cảm giác được dưới da có u nang nhỏ, sờ vào thấy mềm và dễ di chuyển, không gây đau nhức hay khó chịu. Chính vì vậy, tình trạng này được xem là lành tính, có thể không cần điều trị.
Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp u bã đậu gây đau nhức, khó chịu. Các trường hợp này bao gồm:
- Khối u phát triển quá lớn gây chèn ép các mạch máu, dây thần kinh hoặc có cơ xung quanh, gây đau ở khu vực có u nang xuất hiện.
- Vị trí khối u phát triển cũng quyết định đến việc u bã đậu có nguy hiểm không. U bã đậu ở tay, ở khu vực da có nhiều nếp gấp, đầu,… thường dễ gây đau hơn.
- Bị u bã đậu gây đau có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, tình trạng này thường đi kèm với triệu chứng sưng to, viêm ở vùng da xuất hiện u nang.
- U bã đậu gây đau và tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vùng có u nang bị vỡ.
>> Các vị trí u bã đậu thường gặp: U bã đậu ở cổ, u bã đậu ở tai
Nguyên nhân gây u bã đậu
Nguyên nhân gây u bã đậu là do tuyến bã nhờn bên trong da bị tắc nghẽn, dẫn đến ứ đọng bã nhờn ở nang lông. Lâu dần hình thành các khối u dưới da, bên trong chúng chứa đầy dịch nhờn, có màu trắng đục, màu vàng và có mùi hôi khó chịu, phần trung tâm của u nang xuất hiện nhân màu đen, các u nang này chính là u bã đậu.
Bị u bã đậu có cần mổ không?
Sau khi chẩn đoán và có đánh giá về việc u bã đậu có nguy hiểm không, bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc điều trị u bã đậu có cần mổ không, đối với từng trường hợp cụ thể. Nếu khối u có kích thước nhỏ, không nguy hiểm, không tiềm ẩn bất kỳ nguy cơ rủi ro nào với sức khỏe người bệnh, không cần phải mổ, khi này bác sĩ sẽ có hướng dẫn người bệnh chăm sóc và theo dõi tình trạng u bã đậu của mình, tái khám ngay khi có bất thường. (1)
Nếu u bã đậu phát triển với kích thước lớn, bên trong căng đầy dịch nhờn, bác sĩ có thể cần mổ để dẫn lưu dịch nhờ ra khỏi u nang. Hầu hết các trường hợp bị u bã đậu cần mổ đều sử dụng vi phẫu hoặc tiểu phẫu để loại bỏ dịch nhờn, sau khi thủ thuật kết thúc, người bệnh có thể về nhà và chăm sóc vết thương, không cần điều trị nội trú.
Có 2 phương pháp pháp phẫu thuật được sử dụng khi cần mổ u bã đậu, chính là: phẫu thuật dẫn lưu dịch nhờ và tiểu phẫu.
Khi nào cần phải đi khám?
Mặc dù lành tính, nhưng người bệnh không nên chủ quan vì các triệu chứng của u bã đậu dưới da có thể nhầm lẫn với nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm khác, trong đó có ung thư. Cần đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy dưới da xuất hiện các khối u bất thường, đặc biệt là khi nhận thấy các khối u này phát triển nhanh. Sau khi khám lâm sàng, loại bỏ những tình trạng nguy cơ, bác sĩ sẽ kết luận đây có phải u bã đậu hay không?
Trong trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán mắc u bã đậu, cần đến gặp bác sĩ điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:
- Các u nang gây đau.
- Kích thước các u bã đậu phát triển quá lớn, bắt đầu gây đau nhức.
- Dấu hiệu sưng, viêm hoặc nhiễm trùng vùng da có u bã đậu.
- U bã đậu bị vỡ tràn dịch ra ngoài.
Biến chứng u bã đậu nếu không điều trị kịp thời
Biến chứng u bã đậu nếu không điều trị kịp thời bao gồm:
- Viêm: u bã đậu có thể trở nên đau và sưng tấy, ngay cả khi nó không bị nhiễm trùng, tạo thành một u nang bị viêm rất khó loại bỏ.
- Nhiễm trùng: u bã đậu vỡ ra có thể dẫn đến nhiễm trùng giống nhọt cần được điều trị kịp thời.
- Ung thư da: rất hiếm trường hợp u bã đậu hay u nang biểu bì có thể dẫn đến ung thư da.
Phương pháp điều trị u bã đậu triệt để hiệu quả
Phương pháp điều trị u bã đậu triệt để, hiệu quả là phẫu thuật:
- Phẫu thuật dẫn lưu dịch nhờn bằng 1 đường rạch trực tiếp trên u nang và ép để loại bỏ hoàn toàn dịch nhờn ra ngoài. Đây là phương pháp điều trị đơn giản và nhanh chóng, tuy nhiên u nang có thể tái phát.
- Tiểu phẫu loại bỏ hoàn toàn u bã đậu khỏi da, sau khi thực hiện tiểu phẫu, bác sĩ khâu miệng vết thương lại, đặt lịch hẹn tái khám. Tiểu phẫu được đánh giá có hiệu quả điều trị cao và ngăn u bã đậu tái phát, nhược điểm của phương pháp này là dễ để lại sẹo trên da.
Ngoài ra, với các trường hợp u bã đậu gây viêm, sưng, trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị, bác sĩ ngoại khoa có thể cần điều trị khắc phục hoặc giảm sưng viêm u nang bằng tiêm steroid. Liệu pháp này được đánh giá là có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng sưng viêm, được dùng nhiều trong điều trị các vấn đề về da.
Việc u bã đậu có nguy hiểm không? Có gây đau không? Khi nào cần điều trị và điều trị như thế nào? Cần được bác sĩ đánh giá và kết luận sau khi chẩn đoán tình trạng u bã đậu ở người bệnh.
Lựa chọn điều trị u bã đậu tại Đơn vị Đầu Mặt Cổ, khoa Ngoại - Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, người bệnh có thể yên tâm vì tại đây có đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn chăm sóc phục hồi chu đáo, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn u bã đậu, an toàn và hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp giải đáp thắc mắc u bã đậu có nguy hiểm không. Giúp bạn hiểu hơn về bệnh và cách điều trị, khi nào cần điều trị và các thông tin bổ ích có liên quan khác.