Móng tay thay đổi hình dạng, màu sắc là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Móng tay bị lõm là một trong những tình trạng gây ảnh hưởng tính thẩm mỹ và có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý khác. Vậy móng tay bị lồi lõm là bệnh gì?
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị móng tay bị lõm qua bài viết dưới đây!
Móng tay bị lõm là gì?
Móng tay bị lõm thường được gọi là móng tay muỗng vì vết lõm có hình thìa. Ở nhiều người, dấu hiệu đầu tiên là móng bị dẹt. Sau đó, một vết lõm hình thành. Vết lõm này đủ sâu để giữ một giọt nước trên móng tay.
- Thông thường, móng tay bị lõm nhỏ có thể do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
- Bạn có nhiều khả năng bị thiếu hụt dinh dưỡng như thiếu sắt hoặc vitamin B khi thấy móng tay bị lõm.
- Móng tay bị lõm trong tiếng anh có tên là koilonychia. Cái tên xuất phát từ tiếng Hy Lạp koilos, có nghĩa là rỗng và nychia đề cập đến tình trạng móng tay.
>>> Tìm đọc thêm: Dấu hiệu móng tay bất thường cảnh báo gì về tình trạng sức khỏe?
Nguyên nhân móng tay bị lõm
Vậy tại sao móng tay bị lõm? Một số nguyên nhân phổ biến như:
Thiếu máu
Thông thường, móng tay bị lõm là dấu hiệu cơ thể đang thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân thiếu sắt như:
- Cơ thể không thể hấp thụ sắt
- Không bổ sung đủ sắt vào cơ thể để tiêu thụ
- Mắc bệnh celiac, ung thư hoặc chảy máu trong đường ruột
- Mất sắt khi có kinh nguyệt quá nhiều
Một số nguyên nhân móng tay bị lõm khác
- Di truyền: Trong một số trường hợp, tình trạng móng tay bị lõm là do di truyền giữa các thế hệ trong gia đình
- Chấn thương ở giường móng tay
- Trẻ em sơ sinh mút ngón tay cái
Dấu hiệu một số bệnh lý khác
Móng tay bị lõm là bệnh gì? Đôi khi, móng tay bị lõm có thể là triệu chứng của một số tình trạng bệnh lý khác như:
- Đái tháo đường
- Bệnh tim
- Hemochromatosis (cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt)
- Địa y planus
- Lupus (lupus ban đỏ)
- Hội chứng móng-xương bánh chè: một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến móng và xương
- Bệnh vẩy nến
- Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp)
- Hiện tượng Raynaud.
>>> Tham khảo thêm: 8 dấu hiệu ở móng tay mà bạn không thể xem thường
Điều trị tình trạng móng tay bị lõm xuống
Một số thực phẩm giàu chất sắt như:
- Các loại đậu và đậu lăng
- Sô cô la đen
- Thực phẩm bổ sung thêm chất dinh dưỡng như bánh mì hoặc ngũ cốc ăn sáng
- Trái cây giàu chất sắt: chà là, quả sung, mận khô và nho khô
- Rau lá xanh như rau bina (rau chân vịt) hoặc cải xoăn
- Thịt và hải sản giàu chất sắt
- Các loại hạt
- Đậu hũ
Bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung sắt để đạt hiệu quả cao hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Móng tay bị gãy: Chuyện nhỏ hay dấu hiệu bệnh tật?
Cách ngăn ngừa và chăm sóc móng tay bị lõm hình thìa
Không có cách nào đảm bảo để ngăn ngừa móng tay bị lõm không xuất hiện. Tuy vậy, bạn có thể giảm nguy cơ bị móng thìa bằng chế độ ăn uống cân bằng. Một số cách để giảm nguy cơ mắc các bệnh về móng qua cách chăm sóc móng tay như:
- Làm sạch móng tay của bạn bằng bàn chải mềm
- Giữ ẩm cho móng tay bằng kem dưỡng tay
- Cắt móng tay thẳng để tránh móng mọc ngược
- Sử dụng găng tay cao su khi rửa chén hoặc khi sử dụng các sản phẩm hóa chất
Trong trường hợp, bạn nghi ngờ mình mắc một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn gây ra móng tay muỗng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>>> Đọc thêm: 9 dấu hiệu móng tay biểu hiện sức khỏe. Đừng bỏ qua bài viết này!
Các câu hỏi về móng tay bị lõm
Lõm móng tay có phải là bệnh nhiễm nấm không?
Không. Lõm móng tay là một triệu chứng, không phải là bệnh lý nhiễm trùng. Nhưng có trường hợp những người bị nấm móng tay có thể bị móng tay biến dạng hình thìa. Thông thường, nếu bạn bị nhiễm nấm móng, móng tay cũng sẽ viêm hoặc kích ứng cùng với móng tay bị lõm.
Trẻ sơ sinh có bị móng tay hình muỗng?
Có. Móng tay bị lõm ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Một nghiên cứu cho thấy cứ 3 trẻ sơ sinh thì có gần 1 trẻ có móng tay hình thìa. Thông thường, móng tay của trẻ sơ sinh phẳng dần khi chúng lớn lên.
Móng tay bị lõm có phải luôn là triệu chứng căn bệnh tiềm ẩn?
Không. Móng tay bị lõm ngang có thể do chấn thương hoặc tiếp xúc quá nhiều với các sản phẩm chứa dầu mỏ. Ví dụ, các nhà tạo mẫu tóc có thể sử dụng các sản phẩm hóa chất để tạo kiểu mẫu tóc hay cho móng tay. Hơn nữa, móng tay bị lõm có tính chất di truyền và những người sống ở những nơi có độ cao có khả năng bị móng thìa cao hơn.
>>> Tham khảo thêm: Các bệnh về móng tay: Có thật sự nguy hiểm?
Móng tay bị lõm mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe, nhưng lại gây mất thẩm mỹ và có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Hãy bổ sung sắt trong thực đơn ăn uống hàng ngày cũng như thăm khám bác sĩ nếu có triệu chứng nghiêm trọng khác.
[embed-health-tool-bmi]