Măng được biết đến là thực phẩm nhiều chất xơ và ít calo, nhưng sự thực có đúng như vậy? Măng khô hay măng tươi là lựa chọn tốt hơn?
Măng hay còn được gọi là măng tre, đây là một thực phẩm được lấy từ mầm hoặc phần thân non của cây tre. Mỗi măng có kích thước từ 25 - 30cm, thường sẽ thu hoạch trong 2 tuần.Măng có mùi hương đặc trưng và giòn, có thể chế biến thành nhiều món ăn ở dạng tươi hoặc khô. Tuy được sử dụng phổ biến trong các thực đơn nhưng dinh dưỡng và hàm lượng calo có trong măng vẫn là “ẩn số” với nhiều người.
Vậy, măng bao nhiêu calo? Nên ăn loại măng nào? Những thông tin sắp được bật mí dưới đây có thể khiến bạn bất ngờ.
Măng bao nhiêu calo?
Như các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định, măng là loại thực phẩm chức rất ít calo. Vậy chính xác thì măng bao nhiêu calo?
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, 100g măng tươi chỉ chứa khoảng 20 calo. Tuy nhiên, khi đem đi chế biến, tùy thuộc vào từng món mà lượng calo có thể thay đổi.
Măng xào bao nhiêu calo? Trong 100g măng xào cung cấp khoảng 50 - 55 calo, nếu măng xào với thịt heo thì dao động từ 65 - 75 calo.
Ngoài ra còn có món măng chua hấp dẫn, kích thích vị giác, cung cấp khoảng gần 70 calo trên mỗi 100g.
Măng khô bao nhiêu calo? Để bảo quản và sử dụng măng trong thời gian lâu hơn, người ta thường phơi hoặc sấy măng rồi cho vào lọ kín. Lượng calo có trong 100g măng khô thường từ 45 - 50 calo.
Măng ngoài giống măng tre thường thấy và đã quá quen thuộc còn có một loại khác, gọi là măng tây. Măng tây khác hẳn với măng tre Việt Nam, có thân nhỏ, thon hơn, được trồng phổ biến ở một vài nơi. Loại này gồm có măng tây xanh, măng tây tím và măng tây trắng, được gọi theo màu sắc bên ngoài.
Măng tây cũng là loại thực phẩm chứa ít calo, trong 100g măng tây có khoảng 20,3 calo. Bên cạnh dùng để chế biến món ăn còn có thể ép măng tây lấy nước uống, hỗ trợ giảm cân.
Lợi ích của việc ăn măng
Trong bảng thành phần dinh dưỡng của măng, có rất nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, như: vitamin E, vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6,…), đồng, kẽm, magie, kali, canxi,…
Nếu sử dụng măng đúng lượng trong khẩu phần ăn, có thể hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe, điển hình là 6 lợi ích nổi bật:
- Cải thiện đường ruột: Trong măng có chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, viêm túi thừa và trĩ,…
- Giúp phổi khỏe mạnh hơn: Các vitamin, hợp chất có trong măng hỗ trợ chức năng, hoạt động của phổi.
- Điều chỉnh đường huyết: Inulin trong măng có tác dụng giảm đường trong máu, nhờ đó hạ đường huyết khi có dấu hiệu tăng cao.
- Hỗ trợ tim mạch: Các hoạt chất và chất xơ ở măng có thể hòa tan cholesterol xấu.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất sẽ trở nên khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Giảm cân hiệu quả: Măng có hàm lượng calo thấp, ít chất béo, ức chế cơn thèm ăn hiệu quả, nhưng lại bổ sung đầy đủ dưỡng chất lành mạnh cần cho cơ thể.
Măng khô hay măng tươi tốt hơn?
Măng tươi và măng khô là 02 hình thức được sử dụng nhiều nhất. Nếu như măng tươi thường dùng để muối chua, luộc, xào, nấu canh thì măng khô hay được kết hợp trong các món bún, phở,…
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide khá cao, nếu chế biến không kỹ thì thành phần này có thể gây ngộ độc.
Còn với măng khô, lượng cyanide này đã giảm đi đáng kể do trước khi phơi/sấy, măng đã được luộc và rửa nhiều lần. Đồng thời, măng khô mỗi khi chế biến đều phải ngâm và rửa lại với nước.
Do đó, măng khô có vẻ sẽ an toàn hơn so với măng tươi. Tuy nhiên, việc lựa chọn măng tươi hay khô phụ thuộc vào khẩu vị mỗi người, quan trọng là phải hiểu rõ về cách chế biến và lượng dùng phù hợp.
Ăn măng có giúp giảm cân không?
Có thể thấy, với lượng calo thấp và cách chế biến đa dạng, măng là loại thực phẩm thân thiện với người đang trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cách chế biến nào cũng phù hợp.
Với người giảm cân, nên ăn măng theo những cách ít sử dụng chất béo hay kết hợp với thực phẩm giàu calo khác. Tốt nhất là nên ăn măng luộc, măng xào (ít mỡ, thịt nạc), măng trộn, măng nhồi thịt,…
Những món như canh xương hầm măng, vịt nấu măng,… đều có hàm lượng calo cao, cao hơn so với một bữa ăn chính nên cần chú ý kiểm soát lượng tiêu thụ.
Ăn măng như thế nào để không gây nguy hiểm?
Dưới góc nhìn dinh dưỡng, các chuyên gia khuyên rằng, măng dù tốt nhưng lại có nguy cơ cơ chứa độc tố, vì vậy không nên ăn quá nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1 - 2 bữa măng và kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm khác.
Khi chế biến măng cần lưu ý:
- Rửa sạch, luộc kỹ măng để đào thải các chất độc hại
- Chọn măng có đốt ngắn, không bị xơ và đều màu.
- Măng khô nên chọn ở cửa hàng uy tín, tránh trường hợp bị trộn lưu huỳnh để bảo quản
- Măng ngâm giấm, ngâm chua tuy ngon miệng nhưng không tốt, chỉ nên sử dụng một lượng rất nhỏ để tăng thêm hương vị.
Những đối tượng nên nói không với măng:
- Phụ nữ mang thai: Một trong những độc tố của măng là glycoside, gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn, đau đầu,… Mặc dù chưa có nghiên cứu và kết luận cụ thể về vấn đề nhiễm độc thai nhi nhưng bà bầu nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.
- Người bị bệnh thận: Lượng canxi dồi dào trong măng khiến tình trạng bây có thể trầm trọng hơn.
- Người bị gout: Ăn măng có thể làm tăng hoạt động tổng hợp axit uric, đây là chất nguy hiểm đối với loại bệnh này.
- Người bị đau dạ dày: Axit hydrocyanic trong măng có thể gây độc cho dạ dày, những người đang và sau quá trình điều trị nên hạn chế ăn.
Như vậy, ngoài quan tâm măng bao nhiêu calo, người dùng nên chú ý hơn vào bảng thành phần dinh dưỡng cũng như tham khảo các phương pháp thải bớt độc tố cho trong măng. Dù ngon miệng, bổ dưỡng nhưng chỉ khi chế biến đúng cách mới đem lại lợi ích cho cơ thể.
Xem thêm bài viết: >>Đá me bao nhiêu calo? Uống đá me có giảm cân không?