Edunet sẽ chia sẻ toàn bộ những gì cần biết về Ngành kinh doanh thương mại.
Ngành kinh doanh thương mại là gì?
Ngành Kinh doanh thương mại (tiếng Anh là Commercial Business) là ngành đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế bao gồm: Marketing, thị trường, phân tich tài chính, quản lý bán hàng... Ngành học này trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất - nhập kho, quản trị bán lẻ…
tìm hiểu về ngành kinh doanh thương mại
Ngành kinh doanh thương mại chú trọng vào hoạt động bán hàng, nên trang bị đẩy đủ cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng như: Quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, các phương pháp bán hàng hiệu quả. Các công việc của ngành kinh doanh thương mại giữ tầm quan trọng trong mô hình kinh tế hiện nay. Có thể ví như nếu nhà máy cần có công nhân và các kỹ sư để phục vụ hoạt động kinh doanh phải cần có nguồn nhân lực tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại.
Ngành kinh doanh thương mại học những gì?
Khi theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp nhận những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, Phân tích tài chính,…
sinh viên ngành kinh doanh thương mại học những gì?
Không những thế, sinh viên còn được tiếp cận những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp như giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc online, sàng lọc thông tin, kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại,…
Theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu qua một số môn học như: quản trị học, quản trị tài chính, marketing, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ bán hàng, các kiến thức về luật thương mại, luật vận tải và bảo hiểm
→ xem thêm: Ngành thương mại điện tử là gì? lý do gì khiến ngành này "hot" đến thế
Ngành kinh doanh thương mại thi khối nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Mã ngành Kinh doanh thương mại: 7340121
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kinh doanh thương mại:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- A01 (Toán, Lý, Anh)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- C04 (Toán, Văn, Địa)
Điểm chuẩn ngành kinh doanh thương mại của các trường đại học dao động từ 14-27,9 điểm, tùy thuộc vào khối thi và kết quả xét tuyển THPT năm 2021.
Ngành kinh doanh thương mại học trường nào tốt?
Dưới đây Edunet sẽ tổng hợp danh sách các trường có ngành Kinh doanh thương mại phân theo từng khu vực để các bạn dễ dàng lựa chọn.
Miền Bắc:
- Đại học kinh tế quốc dân
- Đại học thương mại
- Đại học tài chính ngân hàng
Miền Trung:
- Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học kinh tế - Đại học Huế
MIền nam:
- Đại học kinh tế TP.HCM
- Đại học kinh tế - tài chính TP.HCM
- Đại học công nghệ TP.HCM
- Đại học Văn Lang
Học ngành kinh doanh thương mại ra trường làm gì?
Ngành Kinh doanh thương mại hiện nay đang là một ngành rất “hot” vì đa số đầu ra đều có việc làm ổn định và là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Sinh viên ngành Kinh doanh thương mại khi ra trường sẽ có được các kỹ năng giải quyết nhanh vấn đề về thương mại, có khả năng độc lập cao. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt và phân tích thông tin thị trường cũng như thực hiện quản lý, quản trị kinh doanh tốt.
sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại ra làm gì?
Dưới đây là các công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại có thể đảm nhận:
- Chuyên viên tổ chức các hoạt động Kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty
- Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng
- Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa
- Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng
- Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics
- Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng.
- Quản lý bán hàng: Chịu trách nhiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hay quản lý các hoạt động kinh danh của công ty.
- Quản lý nhập xuất kho: Công việc cụ thể là chịu trách nhiệm quản lý quy trình xuất - nhập kho hàng,quản lý các sản phẩm tại kho, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng.
- Nhân viên kinh doanh: Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Trực tiếp lên ý tưởng, mục tiêu và phương án định hướng kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp.
→ xem thêm: Ngành logictics là gì? Top 5 lý do bạn nên học ngành logictics?
Mức lương ngành kinh doanh thương mại có cao không?
Chuyên ngành kinh doanh thương mại chia thành 3 cấp độ lương cơ bản như sau:
sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại ra trường lương cao không?
♦ Sinh viên mới tốt nghiệp: Thuộc đối tượng làm việc chưa có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nên cần có thời gian đào tạo và học hỏi nên mức lương cơ bản sẽ giao động từ 6-9 triệu đồng/ tháng
♦ Nhân viên kinh doanh thương mại: Với đối tượng đã có chuyên môn và kinh nghiệm không cần qua đào tạo mức lương sẽ giao động từ 9-14 triệu đồng/ tháng.
♦ Nhân viên kinh doanh cao cấp: Đây là đối tượng nhân viên có năng lực quản lý và giàu kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong nhiều công ty, doanh nghiệp lĩnh vực kinh doanh thương mại nên mức lương cao hơn giao động từ 20 -25 triệu đồng/ tháng.
Những thông tin mà Edunet chia sẻ một cách cụ thể trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyên ngành kinh doanh thương mại và có những định hướng nghề nghiệp tốt trong tương lai. Đây chắc chắn sẽ là một trong những chuyên ngành có triển vọng trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay hotline: 1900 98 99 61 để được tư vấn chi tiết về ngành học này hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn thành công!