Hiện nay, ngành Địa kỹ thuật xây dựng chưa có nhiều người biết đến. Vậy ngành Địa kỹ thuật xây dựng là gì và ngành này sau khi ra trường làm những công việc gì? Đây là vấn đề mà nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản về ngành học này.
1. Tìm hiểu ngành Địa kỹ thuật xây dựng
- Địa kỹ thuật xây dựng là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý các tính chất của vật liệu đất, có ứng dụng cho xây dựng. Địa kỹ thuật có nhiều ứng dụng như đảm bảo nền móng tin cậy an toàn cho các công trình nhà máy, nhà cao tầng hay việc thiết kế và xây dựng đập nước.
- Ngành Địa kỹ thuật xây dựng trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về địa chất như địa chất đại cương, địa chất cấu tạo, tinh thể khoáng vật, thạch học, Kỹ thuật khoan và địa vật lý đại cương… Theo học ngành Địa kỹ thuật xây dựng, sinh viên có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đại học, có khả năng nắm bắt và giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực Địa kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu xây dựng công trình trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
2. Các khối thi vào ngành Địa kỹ thuật xây dựng
- Mã ngành: 7580211
(Đang cập nhật khối thi và điểm thi)
3. Điểm chuẩn ngành Địa kỹ thuật xây dựng
(Đang cập nhật)
4. Các trường đào tạo ngành Địa kỹ thuật xây dựng
(Đang cập nhật)
5. Cơ hội việc làm ngành Địa kỹ thuật xây dựng
Kỹ sư Địa kỹ thuật xây dựng ra trường sẽ làm được rất nhiều công việc khác nhau phù hợp với ngành học và năng lực của từng người, cụ thể các công việc có thể đảm nhiệm như sau:
- Khảo sát địa chất công trình: khoan thăm dò địa tầng, lấy mẫu, mô tả mẫu (nói chung đây là công việc hiện trường).
- Tiến hành thí nghiệm hiện trường như thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn, thí nghiệm cắt cánh, thí nghiệm xuyên, thí nghiệm đổ nước… (nói chung là làm thí nghiệm hiện trường).
- Tiến hành các thí nghiệm mẫu trong phòng như thí nghiệm thành phần hạt, thí nghiệm cắt, nén... và cao hơn là thí nghiệm nén 3 trục, thí nghiệm nén một trục nở hông, thí nghiệm CBR… (nói chung là thí nghiệm trong phòng).
- Làm ở các công ty liên quan đến xây dựng (chủ yếu là tư vấn) để người ta làm cho đúng và tránh gặp phải các sự cố công trình liên quan đến xây dựng.
- Giảng dạy ở các trường có ngành địa kỹ thuật, có ngành liên quan đến xây dựng...
Với các công việc trên, sau khi ra trường, các bạn có thể làm tại:
- Các doanh nghiệp về tư vấn thiết kế và thi công thuộc các lĩnh vực xây dựng khác nhau như: xây dựng dân dụng - công nghiệp, xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, sân bay, bến cảng, công trình ngầm, công trình mỏ, các công trình quân sự…
- Các đơn vị quản lý về công tác xây dựng nói chung thuộc các bộ ngành, các sở, các phòng ban quản lý dự án về xây dựng;
- Các viện nghiên cứu và các trường đào tạo liên quan đến ngành xây dựng...
- Các đơn vị tư vấn khảo sát xây dựng thuộc các lĩnh vực xây dựng dân dụng - công nghiệp, xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, sân bay, bến cảng, công trình ngầm, công trình mỏ, các công trình quân sự…
- Tự mở các doanh nghiệp hành nghề trong lĩnh vực khảo sát xây dựng, thiết kế, thi công các giải pháp địa kỹ thuật, thiết kế và thi công các giải pháp xử lý nền đất yếu; thiết kế thi công các giải pháp nền móng công trình.
6. Mức lương ngành Địa kỹ thuật xây dựng
(Đang cập nhật)
7. Ngành Địa kỹ thuật xây dựng cần có tố chất gì?
Để học học tập và thành công trong ngành Kỹ thuật xây dựng, các bạn cần có những tố chất sau:
- Có khả năng học tốt các môn Khoa học tự nhiên;
- Thường xuyên học tập, bổ sung kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực địa kỹ thuật xây dựng;
- Bền bỉ, kiên trì với công việc có khả năng chịu áp lực ao;
- Nắm được kiến thức cơ bản về tin học và biết cách sử dụng một số phần mềm để giải quyết các bài toán trong địa chất công trình - địa kỹ thuật;
- Kỹ năng quản lý thời gian, xử lí công việc logic, hợp lý.
Trên đây là một số thông tin về ngành Địa kỹ thuật xây dựng, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành học này.