Mỗi vùng miền, địa phương có phong tục cúng thôi nôi khác nhau. Trong việc chọn cúng thôi nôi mấy giờ, có nơi rất khắt khe, có nơi lại không cần xem giờ gì cả. Nếu mẹ muốn chọn giờ cúng thôi nôi cho bé, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây.
1. Cúng thôi nôi cho bé vào lúc mấy giờ?
Chọn cúng thôi nôi mấy giờ ở mỗi địa phương khác nhau. Có nơi dựa vào ngày sinh, giờ sinh, có nơi cần cúng trước 12 giờ trưa, có nơi không cần chọn giờ chỉ cần đúng ngày là được.
1.1. Cúng thôi nôi trước 12 giờ trưa
Với quan điểm này, việc cúng thôi nôi vào mấy giờ không quan trọng. Mẹ chỉ cần chọn giờ cúng khoảng 9 - 12 giờ khi thời tiết mát mẻ và mọi người đều có thể tham gia là được.
Mặt khác, chọn khung giờ này thì sau khi làm lễ cũng xong tất cả thành viên trong gia đình co thể quây quần bên nhau xem bé chọn đồ vật và ăn cơm trưa luôn. Đây là cách chọn giờ cúng thôi nôi cho bé được nhiều gia đình lựa chọn vì không quá gò bó thời gian.
1.2. Cúng thôi nôi theo giờ, ngày sinh của bé
Đây là cách tính cúng thôi nôi mấy giờ dựa vào tam hợp và tứ hành xung của giờ sinh của bé. Theo đó, 12 con giáp được ghép thành các nhóm 3 và 4 khác nhau, nhóm 3 là tam hợp gồm 3 con giáp có nét tính cách giống nhau, nhóm 4 là tứ hành xung gồm 4 con giáp có quan hệ xung khắc với nhau.
Để tính giờ cúng thôi nôi cho bé theo cách này, mẹ dựa vào hình dưới đây:
Mẹ dễ dàng tính được cúng thôi nôi cho bé mấy giờ qua ví dụ đơn giản như sau:
- Bé tuổi Tuất có tam hợp là Tuất - Dần - Ngọ, nghĩa là mẹ nên chọn 3 giờ Tuất, giờ Dần, giờ Ngọ để cúng thôi nôi cho bé.
- Bé tuổi Tuất có tứ hành xung là Tuất - Thìn - Mùi - Sửu, nghĩa là mẹ nên tránh cúng thôi nôi cho bé vào giờ Thìn, giờ Mùi và giờ Sửu.
Cách tính giờ theo 12 con giáp như hình dưới đây:
Tên Thời gian Ý nghĩa Tỷ Từ 23h đến 1h Là lúc chuột hoạt động mạnh. Sửu Từ 1h đến 3h Là lúc trâu đang nhai lại và chuẩn bị đi cày. Dần Từ 3h đến 5h Lúc hổ hung dữ nhất. Mão Từ 5h đến 7h Lúc trăng còn chiếu sáng (tại một số nước khác gọi con giáp này là thỏ, mà lúc trăng sáng được ví như thỏ ngọc) Thìn Từ 7h đến 9h Là lúc rồng quây mưa - Quần long hành vũ. Tuy nhiên rồng không có thực, chỉ là con vật đó do người xưa tưởng tượng ra. Tỵ Từ 9h đến 11h Là lúc rắn không gây hại đến người. Ngọ Từ 11h đến 13h Lúc ngựa có dương tính cao. Mùi Từ 13h đến 15h Là lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cỏ mọc trở lại. Thân Từ 15h đến 17h Là lúc khỉ thích hú. Dậu Từ 17h đến 19h Là lúc gà lên chuồng. Tuất Từ 19h đến 21h Là lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà. Hợi Từ 21h đến 23h Là lúc lợn ngủ say nhất.Hiện nay ít gia đình chọn tính giờ cúng thôi nôi cho bé theo cách này. Nếu ban đầu họ xác định chọn giờ cúng theo tuổi, phần lớn họ sẽ mời thầy xem để chính xác nhất.
1.3. Cúng thôi nôi bất kỳ giờ nào đều được, chỉ cần đúng ngày
Xã hội phát triển, ai cũng bận rộn, cũng có công việc riêng, mọi người không quá khắt khe việc chọn giờ cúng thôi nôi như trước nữa. Với cách tính này, chỉ cần đúng trong 1 năm ngày sinh bé, còn giờ bất kỳ đều được. Nếu mẹ con băn khoăn không biết cúng thôi nôi tầm mấy giờ, mẹ chỉ cần cúng đúng ngày, còn giờ phù hợp để mọi người tham gia đông đủ là được.
2. Những lưu ý dành cho mẹ khi chuẩn bị cúng thôi nôi cho bé
Bên cạnh việc cúng thôi nôi mấy giờ, khi chuẩn bị lễ cúng thôi nôi cho bé, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Lễ vật phải đầy đủ: Mỗi vùng miền địa phương sẽ quy định vật cúng khác nhau, tuy nhiên dù ở đâu mẹ cũng phải chuẩn bị đủ 4 mâm cúng gồm có mâm cúng Thần tài - Thổ địa, mâm cúng Ông Táo, mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông, mâm cúng Đức Phật và Tổ Tiên.
- Hoa cúng phải chọn hoa tươi: Mẹ hãy chọn hoa tươi đặt trên mâm cúng để thể hiện sự tôn kính đối với Thần Phật và Tổ Tiên, tuyệt đối không dùng hoa giả. Hoa Cát Tường được nhiều gia đình lựa chọn nhất vì nó mang ý nghĩa may mắn, tốt lành.
- Phải chuẩn bị mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả thể hiện sự đủ đầy, mỗi quả tượng trưng cho một ý nghĩa tốt đẹp, là mong muốn của mẹ dành cho bé. Vậy nên, mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ mâm ngũ quả nhé, đừng thiếu quả nào.
- Chọn chè cúng phù hợp: Với bé gái, mẹ hãy cúng chè trôi nước, nó tượng trưng cho ngoại hình trắng trẻo, xinh đẹp, cuộc đời trôi chảy, bình an. Với bé trai, mẹ hãy cúng chè đậu trắng, nó tượng trưng cho đỗ đạt, thành công, công danh sáng lạng.
- In văn khấn ra giấy cho dễ đọc: Văn khấn cúng thôi nôi khá dài, mẹ nên in hoặc viết ra giấy cầm đọc cho khỏi quên nhé!
Bài cúng thôi nôi như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
3. Những lễ vật cần có cho mâm cúng thôi nôi
Cuối cùng, mẹ đừng quá lo việc cúng thôi nôi mấy giờ mà quên chuẩn bị mâm cúng nhé! Tùy theo mỗi địa phương và điều kiện mỗi gia đình mà có lễ vật khác nhau. Thông thường mâm cúng gồm những lễ vặt cơ bản như sau:
Đối với 3 mâm cúng Thần tài - Thổ địa, mâm cúng Ông Táo và mâm cúng Đức Phật Tổ Tiên gồm có: 1 mâm ngũ quả; 1 chén chè trôi nước hoặc chè đậu trắng; 1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc; 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua (không chọn con sứt mẻ, gãy càng); 3 lý nước; bình hoa và hương (nhang).
Đối với mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông, vì là mâm cúng chính nên gồm nhiều lễ vật hơn như sau:
- 1 con gà luộc nguyên con, đầy đủ các bộ phận. Gà phải được bày lên đĩa thật cẩn thận, tư thế đầu ngẩng cao, không bị ngả nghiêng sang bên nào.
- 1 đũa trầu têm cánh phượng.
- 1 con heo quay
- 1 mâm ngũ quả
- 1 bình hoa tươi
- 12 đĩa xôi nhỏ kèm 1 đĩa xôi lớn.
- 12 chén chè nhỏ kèm 1 tô chè lớn (bé trai chọn chè đậu trắng, bé gái chọn chè trôi nước)
- 12 chén cháo kèm 1 tô cháo lớn
- 12 chén nước hoặc rượu trắng
- 12 cây nến và hương để thắp
- 1 bộ giấy tiền cúng thôi nôi,
- Chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng. Mẹ nên chuẩn bị 1 đôi đũa hoa vì theo quan niệm dân gian, Bà Mụ thích dùng đũa này.
Như vậy, có nhiều cách tính cúng thôi nôi mấy giờ tùy theo quan niệm mỗi vùng miền và mỗi gia đình, mẹ hãy chọn cách tính phù hợp nhất. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng để cầu cho bé nhiều sức khỏe, bình an, may mắn trong cuộc đời, tuyệt đối không nên thiếu món nào mẹ nhé!
Có thể mẹ sẽ quan tâm đến các bài viết dưới đây:
Cúng thôi nôi cho bé và tất cả những điều mẹ cần chuẩn bị
Không cúng thôi nôi có sao không? Mẹ đừng bỏ qua lưu ý này!