Theo quan niệm dân gian, tục cúng đất đầu năm là lễ nghi quan trọng và không thể thiếu mỗi khi tết đến hay vào các ngày lễ quan trọng. Skycentral giới thiệu những thông tin quan trọng về tục cúng đất đầu năm qua bài viết sau.
Phong tục cúng đất đầu năm tại Việt Nam.
Cúng đất đầu năm là gì?
Cúng đất đầu năm là phong tục tập quán của người Việt thực hiện vào mỗi dịp xuân năm mới. Theo quan niệm của cha ông, mỗi nơi mà con người sinh sống đề có một vị thần cai quản, giữ đất được gọi là thần Thổ Công. Bất cứ khi nào làm việc gì đó liên quan đến đất đai thì chủ đất sẽ làm lễ cúng Thổ Công để công việc được tiến hành êm xuôi, công việc làm ăn thuận lợi hơn.
Đặc biệt, lễ cúng đất được tiến hành vào những dịp trên thì vào những ngày lễ trong năm như mùng 1, ngày rằm, lễ Tết… đều cần làm lễ khấn Thổ Công. Lễ cúng đất vào dịp đầu năm và cuối năm với mục đích gia chủ báo cáo với Thổ Công những việc đã làm trong năm cũ, thể hiện sự thành kính và lòng tin đối với thần linh và cầu mong thần linh phù hộ cho gia đỉnh được nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi, gặt nhiều thành công trong năm mới.
Lễ cúng đất đầu năm thường sẽ được tiến hành vào rằm tháng Giêng (ngày Tết Nguyên Tiêu). Ở một số vùng có phong tục tập quán riêng thì lễ cúng đất đầu năm được tiến hành vào tháng 2 Âm lịch.
>> Có thể bạn quan tâm đến: các trang web cho người nước ngoài thuê nhà.
Các lễ vật chuẩn bị cho lễ cúng đất đầu năm
Những lễ vật cúng tạ đất đầu năm bao gồm: Trái cây, hoa tươi, nhanh, gạo, muối trắng, rượu, các loại bánh kẹo, trầu cau, xôi, chè… Ngoài ra, vật lễ cúng còn có: tiền vàng, cây vàng hoa đỏ, 5 con ngựa màu xanh ( đỏ, chàm tím, trắng, vàng)
Cúng tạ đất vào thời khắc chuyển giao sang năm mới.
Đối với gia đình có bàn thờ gồm 3 lưu hương để thờ Bà cô Tổ dòng họ, lư hương thờ Quan Đương Xứ Thổ và lư hương thờ Hội động gia tiên thì cần chuẩn bị các lễ vật cúng đất đầu năm như sau:
- Hương thơm, hoa tươi gồm 10 hoa hồng đỏ chia làm 2 lọ và đặt 2 bên bàn thờ.
- Lá trầu gồm 3 lá và 3 quả cau.
- 2 đĩa xôi, 2 đĩa trái cây và 2 đĩa bánh kẹo đặt 2 bên bàn thờ.
- Gà luộc nguyên con được bày lên đĩa to, có thể lựa chọn gà trống thiến hay là gà giò đều được. Nếu không có gà thì thay thế bằng chân giò trước của lợn được luộc chính.
- Nửa lít rượu trắng, 10 lon bia, 6 lon nước ngọt để đều 2 bên bàn thờ.
Đối với gia đình khác nếu có sẵn đèn thờ thì sử dụng còn không có thì sử dụng nến cốc hoặc nến khi thắp hương. Lễ vật cần chuẩn bị bao gồm:
- 6 con ngựa vật cúng trong đó gồm 5 con ngựa với 5 màu đỏ, xanh, trắng, chàm tím và 5 bộ mũ kèm theo ngựa với cờ lệnh, kiếm và roi. Trên lưng mỗi con ngựa đặt 10 lễ tiền vàng. 1 con ngựa màu đỏ to hơn so với 5 con ngựa trên và cũng kèm theo các vật dụng như những con ngựa cúng khác.
- Cây vàng hoa đỏ.
- Đĩa đựng 50 lễ vàng tiền dùng để dâng gia tiên.
Ý nghĩa của phong tục cúng đất đầu năm
Lễ vật cúng tạ đất với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Cảm tạ thần linh và tổ tiên
Theo quan niệm xưa, Thổ Công là vị thần cai quản đất đai và tài lộc của gia đình, bảo vệ gia đình khỏi sự quấy rối của ma quỷ. Trong thời khắc chuyển sang năm mới, các gia đình tiến hành lễ cúng đất để cảm tạ những vị thần không biết mệt mỏi vì bình an của gia đình trong năm qua.
Thông qua tục cúng đất đầu năm, con cháu trong gia đình dâng lên ông bà tổ tiên những món ăn ngon và ý nghĩa nhất để cảm tạ ơn sinh thành, dưỡng dục của những thế hệ đi trước và cảm tạ ông bà đã phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, vượt qua mọi khó khăn trong một năm qua.
Ý nghĩa cảm tạ thần linh và tổ tiên là ý nghĩa quan trọng nhất của tục cúng đất đầu năm, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của Việt Nam, một nét đẹp văn hóa cần được duy trì và truyền lại cho các thế hệ sau.
>> Xem thêm quy định về thu hồi đất qua bài viết mà chúng tôi chia sẻ nhé.
Cầu mong năm mới sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp
Ý nghĩa của tục cúng đất đầu năm với mong ước nhận được những điều tốt đẹp trong năm tới. Các gia đình cầu cho năm tới mưa thuận gió hòa, đất đai tươi tốt và công việc làm ăn gặp nhiều thuận lợi, có thể biến nguy thành lành. Hơn nữa, lễ cúng đất đầu năm là lễ nghi cầu mong gia đình trong năm mới luôn có sức khỏe tốt, không đau ốm bệnh tật và cuộc sống luôn bình an, hạnh phúc.
Lễ cúng đất đầu năm được thực hiện trước khi Táo Quân chầu trời, người dân mong rằng ba vị Táo Quân sẽ báo cáo lại Ngọc Hoàng những điều hay tốt đẹp mà gia đình đã thực hiện được trong năm qua, mong được Ngọc Hoàng ban phát nhiều tài lộc.
Giúp xua đuổi tà ma
Một trong những ý nghĩa quan trọng của tục cúng đất đầu năm là mong muốn được thần Thổ Địa hiển linh giúp đỡ người dân xua đuổi tà ma đang xuất hiện trong gia đình, làm cho chúng sợ hãi và không dám quấy nhiễu cho gia đình trong năm tới, để gia đình thuận buồm xuôi gió sống yên ổn.
Ngoài ra, người ta thường chuẩn bị thêm mâm cúng chúng sinh để an ũi và tiễn vong những vong hồn không được siêu thoát, tránh trường hợp vong hồn này ở lại gia đình quấy nhiễu, làm ra những chuyện không may.
Cúng đất đầu năm mang lại điều may mắn cho năm tới.
Phong tục cúng đất đầu năm là một lễ nghi phổ biến tại Việt Nam, là một bản sắc dân tộc tốt đẹp cần phát huy và truyền đến các thế hệ sau. Những thông tin Skycentral gửi bạn rất cần thiết và quan trọng khi tiến hành lễ cúng tạ đất.