Ấn Độ - một đất nước rộng lớn có nền văn hóa cổ và phát triển hàng đầu thế giới hiện nay. Nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn gây ấn tượng với những công trình kiến trúc Ấn Độ độc đáo, lộng lẫy mà không nơi đâu có được. Cùng Golden Smile Travel khám phá những công trình kiến trúc Ấn Độ đẹp và vĩ đại nhất, chắc chắn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch khắp nơi trên thế giới.
Ấn Độ nằm ở Nam Á và là đất nước có nền văn hóa lâu đời và huy hoàng nhất thế giới. Đây cũng là vùng đất màu mỡ cho sự du nhập của tôn giáo. Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ thực sự là một thành tựu vô cùng to lớn trong kho tàng nghệ thuật Ấn Độ. Kiến trúc của nó tràn đầy sức sáng tạo và năng lượng, một biểu tượng đặc trưng trong lịch sử Ấn Độ.
1. Khám phá lịch sử về kiến trúc Ấn Độ
Hiện nay, nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ gồm có kiến trúc Ấn Độ giáo, kiến trúc Phật giáo và kiến trúc Hồi giáo. Cùng Golden Smile Travel tìm hiểu về những kiến trúc Ấn Độ này nhé!
1.1 Kiến trúc Ấn Độ giáo
Phong cách kiến trúc này thường dùng đá núi lửa nguyên khối để xây dựng những công trình như đền thờ ngoài trời, các tòa tháp khổng lồ... Một số công trình nổi tiếng của kiến trúc Ấn Độ giáo như đền Mahabalipuram, đền Lingaraja và cụm di tích Mahabalipuram...
1.2. Kiến trúc Phật Giáo
Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến văn hóa và tín ngưỡng của người dân Ấn Độ. Vì thế, kiến trúc Phật giáo đặc biệt chú trọng xây dựng và trang trí công phu, có 2 loại hình chính: Stupas - nơi lưu giữ xá lợi của Đức Phật và chùa chiền - nơi lưu giữ những bức tượng Đức Phật. Ngoài ra, người Ấn Độ còn có phong tục dát vàng những đền chùa để tăng thêm sự trang trọng, lộng lẫy. Điển hình nhất là chùa Hang Ajanta và Stupa Sanchi.
1.3. Kiến trúc Hồi Giáo
Hầu hết những công trình kiến trúc và Thánh đường Hồi giáo tại Ấn Độ đều là xây dựng theo lối kiến trúc mái vòm với các hoa văn tinh tế đầy màu sắc và kết cấu đối xứng trên tường, mái, cột, trần, cột và trần nhà... Những địa điểm nổi tiếng tại Ấn Độ theo phong cách kiến trúc này gồm có Taj Mahal, Lăng mộ Humayun và Quwwat ul Islam, ..
2. Những công trình kiến trúc Ấn Độ độc đáo và ấn tượng nhất
Cùng Golden Smile Travel khám phá những công trình kiến trúc Ấn Độ độc đáo và nổi tiếng nhất ở Ấn Độ hiện nay:
2.1. Khám phá kiến trúc Ấn Độ - Đền Taj Mahal
Ngôi đền Taj Mahal độc đáo luôn được xếp hạng trong số những công trình kiến trúc hàng đầu của Ấn Độ. Taj Mahal được xây dựng vào năm 1631 và tọa lạc tại Agra, Uttar Pradesh. Đây là nơi đặt lăng mộ của Hoàng hậu Argiuman Bano Begum, người vợ yêu quý của Hoàng đế Giahan. Vì thế, nơi đây được coi là biểu tượng cho tình yêu bất diệt của người Ấn Độ.
Taj Mahal là một ví dụ về kiến trúc Mughal, một phong cách kết hợp hài hòa các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo. Hơn nữa, nơi đây được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng càng làm tăng thêm vẻ đẹp sang trọng và diễm lệ.
2.2. Cụm thánh tích Mahabalipuram - kiến trúc Ấn Độ cổ độc đáo
Hầu như tất cả các di tích trong cụm thánh tích Mahabalipuram đều được xây dựng dưới triều đại Palava trong khoảng thời gian từ 630 đến 715 tại cửa sông Palar ở miền nam Ấn Độ. Đây cũng là quần thể đền thờ có kiến trúc Hindu nổi tiếng nhất hiện nay.
Mahabalipuram là một quần thể các ngôi đền có kích thước khác nhau được bố trí liền kề nhau, được ngăn cách trực tiếp bởi những tảng đá khổng lồ liền khối giống như những thiên xa với hình khối và hình dáng riêng. Ngoài ra, nhóm di tích này còn có bộ mái ba tầng thu nhỏ dần về phía đỉnh vô cùng đẹp mắt.
2.3. Lăng mộ Humayun - kiệt tác kiến trúc Ấn Độ mang phong cách Mughal
Lăng mộ Humayun là lăng mộ của hoàng đế Mughal Humayun với phong cách kiến trúc Mughal nằm ở phía đông Nizamuddin ở New Delhi, Ấn Độ. Lăng mộ Humayun được xây dựng từ năm 1562. Đến năm 1993, lăng mộ được UNESCO công nhận là di sản Thế giới.
Lăng mộ Humayun là lăng mộ đầu tiên tại Ấn Độ và là nền tảng cho những kiến trúc Mughal sau này. Mái vòm của lăng mộ được làm bằng đá cẩm thạch trắng, trong khi phần lớn phần còn lại được làm bằng đá sa thạch đỏ. Hơn nữa, Lăng mộ Humayun còn được biết đến với không gian lý tưởng, nằm giữa những khu vườn xanh tươi với nhiều cây xanh đậm kiểu Ba Tư.
2.4. Đền vàng linh thiêng - Lóa mắt trước kiến trúc Ấn Độ dát kín vàng
Đền vàng là ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Sikh, nằm ở Amritsar, Punjab, Ấn Độ, được xây dựng vào tháng 12 năm 1585 và hoàn thành vào tháng 8 năm 1604.
Đền Harmandir Sahib có tên gọi là đền vàng là vì được xây bằng đá cẩm thạch và bên ngoài được dát vàng lá. Đặc biệt là mái vòm của ngôi đền được dát vàng lên tới 100kg. Chính vì thế mà tất cả đường nét kiến trúc của tòa nhà này đều toát lên vẻ đẹp uy nghiêm và lấp lánh ngay cả vào ban đêm.
2.5. Cung điện Mysore - cung điện lộng lẫy bậc nhất Ấn Độ
Cung điện Mysore được xây dựng ở bang Karnataka, miền nam Ấn Độ. Mặc dù được tạo ra từ thế kỷ XIV nhưng phải đến năm 1912 công trình mới hoàn thành và tồn tại cho đến ngày nay. Nơi đây từng là nơi ở của Wodeyars, một gia đình hoàng gia cổ xưa cai trị Ấn Độ từ năm 1399 đến 1950.
Cung điện Mysore là một trong những cung điện lộng lẫy và sang trọng nhất ở Ấn Độ. Công trình kiến trúc Ấn Độ này là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều phong cách khác nhau bao gồm Hindu, Hồi giáo, Rajput và Gothic. Điểm nổi bật phải nhắc đến là các chi tiết được sơn rất tinh tế và tỉ mỉ, tạo nên một không gian lộng lẫy và bắt mắt.
2.6. Đền Ranakpur Jain - kiến trúc Ấn Độ huyền bí
Đền Ranakpur Jain là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo Ấn Độ đã tồn tại vào thế kỷ XV trên sườn Thung lũng Avalis thuộc tỉnh Rajasthan phía tây Ấn Độ. Ngôi đền Ranakpur Jain được xây dựng bởi thương nhân giàu có tên là Dharma Shah dưới sự bảo trợ của vua Rajput, Rana Kumbha.
Ngôi đền Ranakpur Jain sở hữu diện tích khoảng 4500 mét vuông và được xây dựng chủ yếu bằng đá cẩm thạch trắng. Nơi đây có 4 ngôi đền chính, 4 sảnh, 4 cổng, 67 mái vòm, 29 điện thờ. Toàn bộ kiến trúc của đền Ranakpur Jain được chạm khắc vô cùng tinh xảo, khéo léo và rất đẹp mắt.
2.7. Khu hang động Ajanta - Di tích Phật giáo độc đáo ẩn trong lòng núi
Khu vực hang động Ajanta nằm ở lưng chừng núi, bên dưới hang là lưu vực và dòng sông Waghora uốn khúc, nằm ở phía tây bắc Ấn Độ. Nơi đây là chứng tích lịch sử vô cùng quan trọng cho sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ.
Hang động Ajanta được tạo ra trong 2 thời kỳ khác nhau, khoảng năm 200 và năm 600 trước công nguyên. Chúng được chạm khắc từ những ngọn núi đá đồ sộ, tạo nên những công trình kiến trúc hùng vĩ. Ngoài ra, những hang động này còn có bố cục giống chùa, bao gồm chánh điện, trai tăng và tăng xá,...
2.8. Đền Sri Ranganathaswamy - ngôi đền cổ nhất thế giới
Đền Sri Ranganathaswamy là ngôi đền được thiết kế và xây dựng theo phong cách kiến trúc Dravidian phát triển ở miền nam Ấn Độ và phát triển mạnh mẽ nhất vào cuối thế kỷ XVI. Đây cũng là ngôi chùa lớn nhất ở Ấn Độ và còn là một trong những quần thể kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới.
Ngôi đền Sri Ranganathaswamy còn thu hút nhiều du khách với thiết kế cổng mang đậm văn hóa Ấn Độ giáo. Nó còn được gọi là Rajagopuram, có nghĩa là đền tháp Hoàng tộc và có 11 tầng, kích thước nhỏ dần khi lên tới đỉnh.
2.9. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của đền mặt trời Konark
Ngôi chùa được xây dựng từ khoảng năm 1238 đến 1264, dưới thời trị vì của vua Narasimha Deva, triều đại thịnh vượng nhất của Phật giáo của Ấn Độ. Nơi này được gọi là Đền Mặt trời vì nó nằm bên ngoài thành phố Puri ở Odisha, tiếp giáp với bờ biển xinh đẹp của Vịnh Bengal.
Đền mặt trời Konark là ngôi đền lớn nhất trong văn hóa Ấn Độ và là biểu tượng kiến trúc Phật giáo tiêu biểu. Ngôi đền được thiết kế theo kiểu dáng một cỗ xe khổng lồ, được kéo bởi bảy con ngựa đá và 12 cặp bánh xe, tượng trưng cho những ngày trong tuần và những tháng trong năm.
2.10. Pháo đài đỏ Agra - kiến trúc Ấn Độ vĩ đại
Pháo đài đỏ Agra được xây dựng từ năm 1639 do Hoàng đế Mogul thứ 5 Shah Jahan. Đây là một pháo đài lớn bằng đá sa thạch đỏ có từ thế kỷ XVI nằm bên bờ sông Yamuna ở bang trung tâm phía tây Uttar Pradesh ở phía bắc miền trung Ấn Độ.
Pháo đài đỏ có tên như vậy vì vật liệu xây dựng chính chủ yếu là đá sa thạch đỏ nổi bật. Nơi đây sở hữu diện tích 92,6 ha, bên trong tường thành có nhiều công trình phục vụ triều đình, phục vụ cho việc thiết triều, nơi ở, nơi làm việc và giải trí của nhà vua, được xây dựng với phong cách kiến trúc Mogon - một phong cách kiến trúc tổng hợp với các nền văn hóa Ấn Độ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo.
2.11. The Lake Palace - cung điện nổi xa hoa bậc nhất ở Ấn Độ
Nằm giữa hồ Pichola ở Udaipur, cung điện này được hoàng gia triều đại Mewar xây dựng vào năm 1743 như một khu nghỉ mát mùa hè. Đến nay, The Lake Palace đã trở thành một trong những khách sạn sang trọng bậc nhất ở Ấn Độ.
The Lake Palace được chế tác từ đá cẩm thạch trắng lộng lẫy, tạo nên một không gian rất lãng mạn. Đặc biệt, nhìn từ xa trông giống như một tòa lâu đài nổi trên mặt nước vừa sang trọng vừa mang đậm phong cách kiến trúc Ấn Độ.
2.12. Cung điện gió Hawa Mahal - cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Cung điện gió Hawa Mahal được xây dựng vào năm 1798 dưới thời trị vì của Maharaja Sawai Pratap Singh ở Jaipur, Rajasthan, miền bắc Ấn Độ. Đến thời điểm này, toàn bộ thành phố đã được sơn màu hồng và trở thành điểm nhấn du lịch tại đây.
Công trình đồ sộ Hawa Mahal nổi tiếng với vô số ô gió trên 5 tầng. Có thể thấy, Cung điện Hawa Mahal là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hindu và Hồi giáo, các chi tiết, lan can đều được chạm khắc tinh xảo, từng đường nét tạo nên vẻ hoàng gia và quý phái.
Trên đây là 12 công trình kiến trúc Ấn Độ độc đáo và vĩ đại nhất mà bạn nên ghé thăm ít nhất một lần trong đời. Tất cả những gì bạn cần làm là lên kế hoạch cho chuyến đi du lịch Ấn Độ, chọn thời điểm lý tưởng và đi cùng Golden Smile Travel để khám phá đất nước có biết bao điều độc đáo này nhé!
—-
GOLDEN SMILE TRAVEL
Hotline: 1900 2644 - 094 200 1400
Email: [email protected]
Trụ sở chính: 34 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
VP Du lịch: 631 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Facebook: https://www.facebook.com/goldensmiletravel