Chào mào bị sâu lông biểu hiện như thế nào?
Để chăm sóc và nuôi chim chào mào tốt cần rất nhiều thời gian và công sức. Bạn không những phải nắm rõ được đặc tính của chào mào, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tắm rửa, vệ sinh, mà còn phải biết chủ động phòng ngừa và chữa bệnh cho chúng.
Để chữa chào mào bị sâu lông, bạn phải biết được các biểu hiện của tình trạng này:
- Chào mào bị xù lông, rụt cổ và rỉa cánh thường xuyên.
- Lông đuôi, lông cánh của chào mào bị gãy, gấp, xoăn, xơ xác, không có được mượt mà.
- Lông của chim chào mào rất dễ bị gãy rụng, đặc biệt lông đầu, lông ngực bị rụng thành từng mảng.
- Phần da của chim chào mào bị đỏ, hoặc tím tái.
- Chào mào không mọc lông cánh trong thời gian dài.
- Chim chào mào di chuyển nhiều, vừa di chuyển vừa tự nhổ lông đuôi của mình.
Nguyên nhân khiến chim chào mào bị sâu lông
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chim chào mào bị sâu lông. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Chim chào mào ít được tắm táp và phơi nắng là nguyên nhân hàng đầu khiến chào mào bị sâu lông. Bởi vitamin D quyết định rất nhiều đến độ đẹp, mượt của lông chào mào.
- Chim chào mào không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến thiếu chất, đặc biệt là canxi và vitamin quyết định rất nhiều đến sự phát triển của lông chim.
- Chim chào mào không được bổ sung thêm trái cây cũng có thể dẫn đến bị sâu lông. Vì bản chất của loài chim này vẫn thuộc về thiên nhiên và ăn trái cây.
- Chào mào thường xuyên ăn các thức ăn nóng như cám có chứa hàm lượng cao các chất gây nóng như: ớt, kỳ tử, táo tàu, các chất kích lửa…
- Chào mào ăn nhiều sâu quy cũng là nguyên nhân khiến lông bị khô, xoắn.
- Môi trường sống của chim chào mào không đảm bảo, trong lồng chứa các ký sinh trùng như rận, mạt, sống ký sinh trên thân chim, khiến chim ngứa ngáy, rỉa lông nhiều, dẫn đến bị xơ, gãy.
- Thức ăn của chim chào mào bị mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng có thể khiến chim chào mào bị sâu lông.
Hướng dẫn điều trị tình trạng sâu lông cho chim chào mào
Hiện nay để điều trị tình trạng chim chào mào sâu lông, bạn có thể thử áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà sau:
- Trường hợp chim chào mào chỉ mới bị sâu lông ở phần đuôi, bạn có thể mua oxy già rồi hòa với nước ấm và tắm cho chào mào thường xuyên. Việc này sẽ giúp vệ sinh sạch sẽ cho chim, chim sẽ không còn tự rỉa lông mình. Sau khi đã tắm xong, bạn nên phơi nắng chim chào mào khoảng 30 - 60 phút để chim hấp thu vitamin D, giúp lông chắc khỏe.
- Không trùm kín lồng chim khi chào mào bị sâu lông, vì sẽ khiến chúng cảm thấy bức bối trong người. Bạn chỉ nên trùm kín lồng khi chim đi ngủ để tránh tình trạng các loài vật nuôi, côn trùng gây hại.
- Sử dụng bột Solamid 10g pha với nước theo tỷ lệ chỉ định để tắm cho chim chào mào, điều trị hiệu quả chào mào bị sâu lông. Mỗi lần tắm xong, bạn có thể sử dụng bình xịt hoặc miệng để phun một lớp vodka lên lông chim. Tình trạng lông chim sẽ được cải thiện sau khoảng 1 tuần.
- Để kích thích lông đuôi của chim mọc lại, bạn có thể lấy 1 cây kim đã được tiệt trùng y tế, tìm lỗ chân lông của chim và chích vào cẩn thận. Lưu ý không chích quá sâu và khiến chim bị chảy máu.
Thời gian để điều trị bệnh sâu lông ở chim chào mào sẽ mất khoảng 1 - 2 mùa lông. Lông chim sau đó mới lên chắc khỏe, mượt mà và dày dặn.
Xem thêm: Chào mào bị ủ rũ: Nguyên nhân và cách chăm sóc
Chế độ chăm sóc cho chim chào mào bị sâu lông
Bên cạnh những cách điều trị tình trạng bên ngoài, bạn cũng nên dành thời gian để chăm sóc cho chim chào mào từ bên trong, đảm bảo sức khỏe của chim luôn trong trạng thái tốt.
Chế độ dinh dưỡng
Khi điều trị bệnh sâu lông ở chim chào mào, bạn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của chim. Trong giai đoạn này, bạn nên bổ sung cho chim một số loại thức ăn như:
- Cào cào khô xay nhỏ, trộn thêm cám để làm thức ăn hàng ngày của chim. Đây là nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng của chim, từ đó chống lại bệnh tật hiệu quả.
- Bổ sung hoa quả tươi, rau xanh để cung cấp nhiều vitamin. Đặc biệt, chuối và cà chua chín là 2 loại trái cây giúp lông chim thêm đẹp.
- Cho chim chào mào uống đầy đủ nước, lưu ý lựa chọn nước sạch để đảm bảo sức khỏe của chim chào mào.
Tắm cho chim chào mào
Để chim có bộ lông đẹp, mượt mà, tắm nắng và tắm mát cho chim cũng cần được quan tâm. Bạn nên tắm nắng thường xuyên cho chim chào mào, khoảng 30 - 60 phút/lần để bổ sung vitamin D, giúp xương và lông chắc khỏe. Vào mùa hè, bạn có thể cho chim tắm nắng khoảng 2 - 3 lần/tuần, còn mùa đông thì nên chọn những ngày trời nắng để tắm.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tắm nước cho chim chào mào khoảng 2 - 3 ngày/lần. Những ngày lạnh hay mùa đông thì không nên tắm nước. Thời gian tắm cho chim chào mào tốt nhất là vào buổi trưa, trước khi tắm nên cho chim phơi tầm 5 phút. Sau khi tắm xong, bạn nên phơi nắng chim chào mào cho khô hẳn, sau đó trùm áo lồng lại. Không nên trùm áo lồng ngay vì có thể khiến chim chào mào bị cảm lạnh.
Vệ sinh cho chim chào mào
Vệ sinh lồng chim là điều rất cần thiết để loại bỏ tất cả những ký sinh trùng sống trên mình chim, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm cho chim chào mào, trong đó có chào mào bị sâu lông.
Để vệ sinh lồng chim, bạn có thể dùng thuốc xịt gián, muỗi để xịt dưới đáy lồng nhằm trị rận, mạt cho chim. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ 1 - 2 giọt dầu gió vào dưới đáy lồng, hai cánh hoặc đuôi chim chào mào.
TS.BS Võ Văn Nhân, chuyên gia cấy ghép Implant hàng đầu Việt Nam, là một người rất yêu thích dòng chim chào mào. Bác sĩ Nhân chia sẻ: “Để phòng tránh bệnh sâu lông cho chào mào, bạn cần chú ý đến chế độ chăm sóc hàng ngày. Hãy đảm bảo cung cấp cho chim một chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tắm nắng cho chim cũng rất quan trọng. Với một chút quan tâm và chăm sóc, các bạn hoàn toàn có thể giúp cho những chú chào mào của mình luôn khỏe mạnh và vui vẻ”.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết được nguyên nhân và cách điều trị tình trạng chào mào bị sâu lông, từ đó có thể chăm sóc chú chim của mình được tốt hơn.