Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi
Màn Kinh Tử trang 635-636 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là kinh tử, vạn kim tử, quan âm, thuốc kinh, thuốc ôn, đèn ba lá.
Tên khoa học Vitex trifolia L.
Thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.
Màn kinh tử (Fructus Viticis) là quả chín phơi hay sấy khô của cây quan âm hay cây màn kinh, còn gọi là cây thuốc ôn.
Màn là mọc lan ra, kinh là gai. Thứ cây này mọc lan ra mặt đất, nên gọi tên như vậy.
Mô tả cây
Màn kinh tử là một cây nhỏ hay nhờ, mùi thơm, có thể cao tới 3m. Cành non có 4 cạnh, có long mềm bao phủ. Lá kép và thường gồm 3 lá chết. Có thứ chỉ có 1 lá chét (var. unifoliata). Trên cùng một cành nhiều khi phía trên hay phía dưới có lá đơn, chỉ gồm một lá chét. Cuống gầy hơi tròn có lông, dài 1-3cm, lá chét không cuống, phiến lá chét hình trứng ngược hay hình mác, dài 2,45-9cm, rộng 1-3cm, phía dưới hẹp lại. Mặt trên nhẵn, mặt dưới nhiều lông trắng. Những lá chét hai bên nhỏ hơn, gần không nổi rõ. Hoa màu lơ nhạt, dài 13-14mm, mọc thành chuỳ xim ở đầu cành, nhiều khi phía dưới có lá. Quả hình bầu dục có rãnh, đầu hơi dẹt, rộng chừng 6mm, được che kín quá nửa bởi đài phát triển và tồn tại.
Phân bố, thu hái và chế biến
Màn kinh tử mọc hoang rất nhiều ở khắp nơi trong nước ta. Loại 1 lá chét rất phổ biến, ở dọc bờ biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Còn mọc ở các tỉnh ven biển Trung Quốc và Malaixia cũng có.
Vào các tháng 9-11, quả chín hái về phơi khô, loại bỏ cuống và tạp chất là được.
Màn kinh tử có hình dáng rất đặc biệt: Hình cầu đường kính 5-6mm, mặt ngoài màu nâu đỏ đen, hơi phủ lớp phấn màu trắng tro (nếu soi kính sẽ thấy lông). Trên đỉnh có lỗ hơi lõm xuống, phía cuống có đài tồn tại 1/2-2/3 quả. phía trên đài chia 5 hay 2 thùy. Vỏ ngoài mỏng, vỏ giữa xốp, vỏ trong màu xám vàng, chất nhẹ nhưng chắc, cắt ngang trông như có dầu, màu trắng, có 4 ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt. Vị đắng, mùi thơm đặc biệt.
Thành phần hoá học
Trong màn kinh tử có tinh dầu. Trong tỉnh dầu có camphen, pinen (55%), ditecpen ancola C20H32O (2%) và tecpenylaxetat (10%).
Theo Wehmer (1931, Die Pflanzenstoffe, Bd, 1023) thì trong màn kinh tử có ancaloit và vita- min A.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ, màn kinh tử vị cay, đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, phế và bàng quang. Có tác dụng tán phong nhiệt. Dùng chữa đầu nhức, mắt hoa, mắt đau.
Hiện nay, màn kinh tử là một vị thuốc có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, nhức bên thái dương, đau nhức trong mắt, mặt mũi tối tăm; còn có tác dụng giảm đau.
Ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc với liều 2-3g dưới dạng thuốc bột.
Đơn thuốc có màn kinh tử dùng trong nhân dân
- Chữa thiên đầu thống:
Màn kinh tử 10g, cam cúc hoa 8g, xuyên khung 4g, tế tân 3g, cam thảo 4g, bạch chỉ 3g nước 600ml. Sắc đặc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền).
Đơn thuốc chỉ có một vị màn kinh tử:
Màn kinh từ 80g, rượu uống (30-40%) một lít. Ngâm khoảng 10 ngày trở lên. Ngày uống 2 lần mỗi lần từ 10-15ml.
- Bài thuốc làm cho tóc đen và dài
Màn kinh tử và hùng chỉ (mỡ gấu) hai vị bằng nhau, trộn với dấm thanh để bôi vào tóc (theo sách cổ Thánh huệ phương ghi lại trong Bản thảo cương mục).
- Sưng vú
Khi mới bị, dùng màn kinh tử sao đòn, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g hoà với rượu, gạn lấy rượu uống còn bã đắp lên vú (theo Đạc huệ phương ghi lại trong Bản thảo cương mục).
Chú thích:
Trong sách đông y người ta có ghi những người vị hư không nên dùng màn kinh từ sợ sinh đờm, những người đau mắt đỏ, huyết hư có hoả không phải phong tà chớ dùng.
Tại Malaixia nhân dân rất hay dùng lá màn kinh tử để chữa mọi bệnh. Ngoài ra họ còn dùng tán nhỏ cho vào gạo hay nơi để vải vóc để chống côn trùng khỏi ăn gạo hay phá hỏng vải.