Đối với các tài xế, trong quá trình điều khiển xe ô tô luôn phải biết các ký hiệu để xử lý trong các trường hợp khác nhau. Với các bác tài lâu năm, các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô có lẽ không còn xa lạ nhưng với tài xế mới hoặc vừa chuyển sang một chiếc xe lạ sẽ cần phải tìm hiểu để thành thạo.
1. Ý nghĩa màu sắc của các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô báo lỗi
Với các tài xế, việc quan sát ký hiệu báo lỗi rất quan trọng. Các ký hiệu báo lỗi sẽ giúp tài xế biết xe đang gặp vấn đề gì. Từ đó có thể xử lý và giúp xe vận hành an toàn khi di chuyển. Mỗi ký hiệu đèn cảnh báo lỗi sẽ sử dụng đồng nhất hầu hết cho tất cả các dòng xe ô tô hiện nay. Vì vậy dù bạn có bắt đầu lái xe hay chuyển sang một chiếc xe mới cũng sẽ biết màu sắc cơ bản báo lỗi từ các ký hiệu. Cụ thể:
- Nhóm 1: Đèn báo ký hiệu màu đỏ cảnh báo xe của bạn đang gặp nguy hiểm và cần phải xử lý ngay.
- Nhóm 2: Đèn báo màu vàng đang cho bạn biết hãy kiểm tra xe xem gặp vấn đề gì.
- Nhóm 3: Đèn báo màu xanh đang chỉ hệ thống nào đó của xe đang hoạt động.
2. Ý nghĩa của các ký hiệu trên xe ô tô cần nhớ
Sẽ có tổng cộng 64 các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô tài xế cần nhớ. Nghe có vẻ rất nhiều và khiến nhiều người hoảng sợ vì nhiều ký hiệu như vậy làm sao nhớ hết. Tuy nhiên thực tế sẽ không có gì quá khó nếu bạn biết ý nghĩa của chúng. Các ký hiệu trên xe ô tô được chia thành 4 nhóm khác nhau dưới đây:
2.1 Nhóm 1: 12 ký hiệu cảnh báo nguy hiểm trên bảng điều khiển xe ô tô
- Ký hiệu 1: Đây là ký hiệu cảnh báo đèn cho phanh tay. Nếu phanh tay xuất hiện màu vàng hoặc đỏ thì bạn cần kiểm tra ngay. Nếu màu xanh thì tức là phanh tay đang hoạt động.
- Ký hiệu 2: Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ: Khi đèn báo hiệu màu vàng hoặc đỏ thì bạn hãy kiểm tra xem nhiệt độ động cơ đang ra sao. Nếu như nhiệt độ động cơ tăng cao đột ngột thì có thể sẽ gây tiêu hao nhiên liệu.
- Ký hiệu 3: Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: Bạn cần xem lại áp suất dầu trong động cơ, rất có thể bơm dầu bị nghẹt hoặc đang gặp hỏng hóc gì đó.
- Ký hiệu 4: Đèn cảnh báo trợ lực lái điện: Bạn cần kiểm tra tình trạng này ngay bởi khi hệ thống trợ lực lái gặp trục trặc sẽ gây khó chịu khi sử dụng vô lăng và có thể gây nguy hiểm khi di chuyển trên đường.
- Ký hiệu 5: Đèn cảnh báo túi khí: Bạn cần kiểm tra lại xem hệ thống túi khí trên xe có vấn đề gì không. Khi có đèn cảnh báo tức là túi khí đang gặp trục trặc hoặc có túi khí nào đó đã bị bạn vô hiệu hóa bằng tay khi vô tình chạm vào đâu đó.
- Ký hiệu 6: Cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện: Đây là ký hiệu cho bạn thấy ắc quy đang không được sạc hoặc đang bị sạc sai cách.
- Ký hiệu 7: Đèn báo khóa vô lăng: Đây là tình trạng vô lăng của bạn đã bị khóa cứng không xoay được do bạn tắt máy nhưng quên về số N hoặc số P.
- Ký hiệu 8: Đèn báo bật công tắc khóa điện: Bạn hãy xem có phải mình đang bật công tắc khóa điện của xe không.
- Ký hiệu 9: Đèn báo chưa thắt dây an toàn: Nếu như có người ngồi trên xe nhưng không thắt dây an toàn sẽ có đèn tín hiệu cảnh báo và bạn cần nhắc nhở mọi người thắt dây. Hoặc nếu đã thắt dây nhưng hệ thống có vấn đề thì bạn hãy kiểm tra lại.
- Ký hiệu 10: Đèn báo cửa xe mở: Đây là ký hiệu cho thấy cửa xe đang mở hoặc đóng chưa khít, chưa đảm bảo an toàn để di chuyển trên đường. Ngoài ký hiệu đèn báo sẽ có âm thanh cảnh báo để bạn biết xử lý khi cửa xe chưa được đóng đúng.
- Ký hiệu 11: Đèn báo nắp capo mở: Bạn hãy xem nắp capo có phải đang mở hoặc đang đóng chưa chặt hay không nhé.
- Ký hiệu 12: Đèn báo cốp xe mở: Đây là ký hiệu đèn đang cảnh báo cốp xe mở hoặc đóng chưa chặt.
12 ký hiệu cảnh báo nguy hiểm trên bảng điều khiển xe ô tô
2.2 Nhóm 2: 18 ký hiệu cảnh báo rủi ro
- Ký hiệu 13: Đèn cảnh báo động cơ khí thải (đèn Check Engine): Đây là đèn cảnh báo động cơ khí thải đang gặp vấn đề. Rất có thể dây cao áp đang bị hỏng hoặc các bộ phận như bộ chia điện, bugi, cảm biến đo gió, cảm biến oxy, van nhiệt, bộ lọc khí thải bị hỏng. Ngoài ra đây cũng có thể là cảnh báo nắp xăng đang chưa đóng đúng hoặc rơ le van khí lọc nhiên liệu bị kẹt.
- Ký hiệu 14: Đèn cảnh báo bộ lọc hạt Diesel: Đây là ký hiệu báo bộ lọc hạt Diesel đang gặp vấn đề. Ký hiệu này có thể có hoặc không tùy từng loại xe.
- Ký hiệu 15: Đèn báo cần gạt kính chắn gió tự động: Đây là đèn báo hệ thống cần gạt kính chắn gió tự động có thể đang gặp vấn đề.
- Ký hiệu 16: Đèn báo sấy nóng bugi/dầu Diesel: Đây là ký hiệu cho biết tình trạng bugi đang sấy nóng.
- Ký hiệu 17: Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp và bạn cần kiểm tra để vận hành xe an toàn.
- Ký hiệu 18: Đèn cảnh báo phanh chống bó cứng ABS đang gặp vấn đề.
- Ký hiệu 19: Đèn cảnh báo bạn đang tắt hệ thống cân bằng điện tử.
- Ký hiệu 20: Thông báo đèn báo áp suất lốp đang ở mức thấp.
- Ký hiệu 21: Báo hiệu đèn báo cảm ứng mưa.
- Ký hiệu 22: Đèn cảnh báo má phanh đang có vấn đề.
- Ký hiệu 23: Đèn báo tan băng cửa sổ sau.
- Ký hiệu 24: Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động.
- Ký hiệu 25: Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo.
- Ký hiệu 26: Ký hiệu đèn báo giảm xóc.
- Ký hiệu 27: Ký hiệu đèn cảnh báo cánh gió sau.
- Ký hiệu 28: Báo lỗi đèn ngoại thất.
- Ký hiệu 29: Cảnh báo đèn phanh.
- Ký hiệu 30: Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng.
18 ký hiệu cảnh báo rủi ro
2.3 Nhóm 3: 12 ký hiệu đèn báo lỗi và cảnh báo hư hỏng ô tô
- Ký hiệu 31: Báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha.
- Ký hiệu 32: Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng.
- Ký hiệu 33: Báo lỗi đèn móc kéo.
- Ký hiệu 34: Đèn cảnh báo mui của xe mui trần.
- Ký hiệu 35: Báo chìa khóa không nằm trong ổ.
- Ký hiệu 36: Đèn cảnh báo chuyển làn đường.
- Ký hiệu 37: Đèn báo nhấn chân côn.
- Ký hiệu 38: Cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp.
- Ký hiệu 39: Đèn sương mù (sau)
- Ký hiệu 40: Đèn sương mù (trước)
- Ký hiệu 41: Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình.
- Ký hiệu 42: Đèn báo nhấn chân phanh
12 ký hiệu đèn báo lỗi và cảnh báo hư hỏng ô tô
2.4 Nhóm 4: 22 ký hiệu cảnh báo tình trạng hoạt động trên ôtô
- Ký hiệu 43: Báo sắp hết nhiên liệu.
- Ký hiệu 44: Đèn báo rẽ.
- Ký hiệu 45: Đèn báo chế độ lái mùa đông.
- Ký hiệu 46: Đèn báo thông tin.
- Ký hiệu 47: Đèn báo trời sương giá.
- Ký hiệu 48: Báo khóa điều khiển từ xa sắp hết pin.
- Ký hiệu 49: Đèn cảnh báo khoảng cách giữa các xe.
- Ký hiệu 50: Đèn cảnh báo bật đèn pha.
- Ký hiệu 51: Đèn báo thông tin đèn xi nhan.
- Ký hiệu 52: Cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác.
- Ký hiệu 53: Đèn báo phanh đỗ xe gặp trục trặc.
- Ký hiệu 54: Đèn báo hỗ trợ đỗ xe.
- Ký hiệu 55: Đèn báo xe cần bảo dưỡng.
- Ký hiệu 56: Đèn báo đã có nước vào bộ lọc nhiên liệu.
- Ký hiệu 57: Đèn báo tắt hệ thống túi khí.
- Ký hiệu 58: Đèn báo lỗi xe.
- Ký hiệu 59: Đèn báo bật đèn cos.
- Ký hiệu 60: Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn.
- Ký hiệu 61: Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu.
- Ký hiệu 62: Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo.
- Ký hiệu 63: Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu.
- Ký hiệu 64: Đèn báo giới hạn tốc độ.
22 ký hiệu cảnh báo tình trạng hoạt động trên ôtô
3. Câu hỏi thường gặp về các đèn báo trên ô tô
Trong quá trình sử dụng và điều xe ô tô, gặp phải các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô đôi khi khiến tài xế hoang mang. Vì vậy hãy cùng tham khảo một vài câu hỏi được nhiều tài xế quan tâm dưới đây nhé.
3.1 Tài xế cần chú ý gì tới các đèn cảnh báo trên xe ô tô
Đèn cảnh báo là lưu ý quan trọng giúp tài xế biết xe mình có đang vận hành ổn định hoặc đang gặp trục trặc gì hay không. Gần như 64 ký hiệu trên xe ô tô được liệt kê trên đây rất phổ biến. Tuy nhiên tùy từng dòng xe có thể sẽ có hoặc không nhưng gần như trong số 64 các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô bạn nên nhớ để theo dõi.
3.2 Cần làm gì khi xuất hiện đèn cảnh báo trên xe ô tô
Nếu trên xe xuất hiện đèn cảnh báo bạn sẽ cần dựa theo các màu sắc đèn báo. Nếu xuất hiện màu đỏ hãy kiểm tra ngay tình trạng báo theo ký hiệu. Nếu đèn màu vàng hãy xem xét và đem xe đi tới trung tâm hoặc các gara để kiểm tra. Nếu đèn màu xanh thì bạn có thể yên tâm để di chuyển.
3.3 Vì sao có đèn thông báo ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng báo lỗi trên bảng điều khiển taplo mà trên thực tế xe không có vấn đề gì. Có một vài nguyên nhân cụ thể như: Do thợ sửa chữa lắp cảm biến xe nhưng quên xóa đèn. Cần chú ý để giúp cảm biến hoạt động đúng theo quy tắc cài đặt của hãng xe.
Ngoài ra bạn cần kiểm tra xem khi có ký hiệu sáng đèn thì xem xe có thực sự gặp lỗi hay không nhé.
Với toàn bộ các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô trên đây tài xế cần chú ý để theo dõi, ghi nhớ giúp mình kiểm tra xe an toàn trước khi di chuyển. Mặc dù có vẻ nhiều ký hiệu nhưng không quá khó để nhớ.
► Liên hệ ngay Honda Ôtô Bắc Ninh - Võ Cường để nhận tư vấn chi tiết cùng những ưu đãi vô cùng hấp dẫn anh chị nhé! ☎ Hotline: 0913 57 5555
★ Honda Ôtô Bắc Ninh - Võ Cường
- Địa chỉ: Đường Lê Thái Tổ, Võ Cường, TP. Bắc Ninh
- Website: www.hondaotobacninh.com.vn
- Youtube: www.youtube.com/hondaotobacninhvocuong
- Tiktok: www.tiktok.com/@hondaotobacninhvocuong
- Facebook: www.facebook.com/hondaotobacninhvocuong
- Instagram: www.instagram.com/hondaotobacninhvocuong
- Zalo: www.zalo.me/2659349068578106282
- Hotline:
- Phòng Kinh Doanh: 0913 57 5555
- Phòng Dịch Vụ - CSKH: 0888 97 1313
- Cứu hộ: 088897 1313