Làm thế nào phân biệt bột năng và bột bắp? Bột năng và bột bắp có giống nhau không? Đây cũng là những thắc mắc của người nội trợ mỗi khi cần sử dụng hai loại bột này. Bài viết sau đây sẽ cho bạn lời giải đáp, giúp bạn biết thêm về bột năng và bột bắp cũng như cách ứng dụng trong công thức nấu ăn như thế nào.
Kiến thức chung về bột năng
Bột năng là gì?
Bột năng hay được biết đến với các tên gọi khác như bột sắn, bột lọc hay bột đao. Đây là một loại tinh bột được làm từ củ khoai mì (củ sắn), có màu trắng, tơi, mịn. Ở dạng bột thông thường, khi nấu chín bột sẽ trở nên trong, dẻo, có độ sệt sệt và đặc sánh.
Thành phần của bột năng chứa 95% là tinh bột, hầu như không có chất xơ hay chất đạm nên người béo phì, bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng. Độ ẩm khoảng 13%. Đây là loại bột được xem là an toàn vì không có hóa chất độc hại trong quá trình chế biến.
Bột năng được làm từ tinh chất của củ khoai mì, qua quá trình chế biến, ta thu được một loại bột trắng tinh, tơi, mịn. Do được làm từ khoai mì nên bột năng không có chất xơ và protein, vì thế mà những người ăn kiêng cũng nên hạn chế.
Các công dụng của bột năng
Bột năng là thành phần quan trọng để làm các loại bánh như bánh đúc, bánh giò, bánh da lợn, bánh phu thê,… Ngoài ra, loại bột này còn được dùng làm các loại sợi bánh canh, mì, hủ tiếu, miến,... vì chúng sẽ tăng độ kết dính, tạo độ dẻo dai và tạo cảm giác ngon miệng hơn.
Ngoài ra, bột năng cũng là nguyên liệu chính để chế biến các món ăn như cá viên, chả cá, chả lụa, nem, xúc xích,… nhằm tạo độ dai, giòn và để làm hạt trân châu dẻo hay các loại thạch có trong trà sữa, chè.
Kiến thức chung về bột bắp
Bột bắp là gì?
Bột bắp hay còn gọi là bột ngô được làm từ lõi của hạt bắp. Đây là loại bột mịn có công dụng tạo độ kết dính và là chất làm đặc trong một số món ăn, đặc biệt là món bánh.
Bột bắp thường được cho vào công đoạn cuối cùng khi thức ăn đã được nấu chín hoặc khi sắp kết thúc quá trình chế biến. Nếu làm bánh thì trộn bột bắp cùng bột.
Lưu ý rằng bột bắp hòa cùng các dung dịch có tính axit như giấm, nước cam, nước chanh,... sẽ không kết dính được, vì vậy cần tránh kết hợp bột bắp với các món ăn có các dung dịch này.
Công dụng của bột bắp
Bột bắp chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như calo, chất xơ, chất béo, lipid, natri, kali, cacbohydrat, đường, protein, canxi, sắt, magiê, vitamin A, vitamin B6,…
Công dụng của bột bắp là tạo độ đặc và làm chất kết dính cho các món ăn và làm bánh. Cụ thể, bột bắp làm đặc, tạo độ kết dính cho các loại súp, nước sốt, các loại bánh pudding, kem hay tạo nên hương vị thơm ngon cho một số loại bánh bông lan, bánh quy.
Ngoài ra, bột bắp còn được dùng để phụ trợ cho những loại đồ nướng hoặc để sản xuất những một số loại thực phẩm, đồ uống khác như bột ngọt, dextrose acid amin, rượu,…; được dùng để sản xuất, chế biến cà phê.
Về lĩnh vực sức khỏe, bột bắp có công dụng cân bằng được lượng mỡ trong máu và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch. Những loại bột bắp được làm từ tinh bột tinh chế không còn nhiều thành phần chất đạm, chất xơ và một số khoáng chất có trong phần ngoài vỏ hạt và mầm hạt nên sẽ còn ít giá trị dinh dưỡng.
Cách sản xuất bột bắp
Dùng phương pháp tách ly hạt bắp thành bốn phần khác nhau bao gồm tinh bột, mầm bắp, chất đạm, chất xơ. Phần chất xơ và chất đạm sẽ được chế biến để làm thức ăn cho gia súc. Mầm bắp được tinh lọc để làm dầu bắp. Còn phần tinh bột còn lại chính là bột bắp được sử dụng để chế biến thực phẩm hoặc làm bánh kẹo.
Bột năng và bột bắp có giống nhau không?
Mắc dù bột năng và bột bắp có nguồn gốc từ các nguồn thực vật khác nhau (bột năng từ củ sắn, bột bắp từ bắp ngô), nhưng hai loại bột này có một số đặc điểm tương đồng và trong một số công thức nấu ăn cũng có thể được sử dụng thay thế cho nhau.
Cả bột năng và bột bắp đều là các chất làm đặc thông dụng trong thực phẩm và có khả năng hấp thụ nước tốt. Khi được sử dụng trong chế biến thức ăn, cả hai loại bột đều có khả năng tạo độ sệt, phổ biến nhất là trong các món canh, nước sốt hoặc pudding. Tuy nhiên, trong một số công thức đặc biệt hoặc công thức ở mức chuyên môn cao có thể yêu cầu sử dụng bột năng hoặc bột bắp cụ thể.
Mặc dù ta có thể thay thế bột năng và bột bắp lẫn nhau trong một số trường hợp nhưng hai loại bột này không hoàn toàn giống nhau. Chúng có tính chất vật lý và cấu trúc hóa học khác nhau, do đó có thể tác động khác nhau đến kết quả cuối cùng của món ăn. Khi bạn thay thế một loại bột bằng một loại bột khác, bạn cần điều chỉnh tỷ lệ bột sử dụng hoặc thay đổi kỹ thuật nấu ăn để đạt được kết quả tốt nhất.
Các món ăn chế biến từ bột bắp và bột năng
Cả bột bắp và bột năng có thể được ứng dụng trong chế biến nhiều món ăn đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số món ăn phổ biến được làm từ bột bắp và bột năng sau đây:
Món ăn từ bột bắp
- Hạt sen nướng mỡ hành: Bột bắp được dùng để tạo thành lớp vỏ giòn ngon bên ngoài của hạt sen nướng mỡ hành.
- Xôi bắp: Hòa tan bột bắp với nước và nấu chín để tạo thành một loại xôi sệt có vị thơm mùi bắp.
- Mì xào: Để làm nước sốt trong mì xào, bạn có thể dùng bột bắp để làm đặc, tạo thành lớp nước sệt và bóng mịn.
Món ăn từ bột năng
- Bánh pudding: Để làm bánh pudding, bạn dùng bột năng để làm đặc hỗn hợp sữa và trứng, tạo nên kết cấu đặc và mịn.
- Sốt nướng: Để làm các loại sốt nướng, bạn dùng bột năng để làm đặc tạo thành một lớp sệt và bóng mịn.
- Bánh bột lọc: Để làm vỏ bánh bột lọc được nhiều người ưa chuộng, bạn dùng bột năng tạo ra một lớp vỏ trong suốt, mịn màng.
Nhìn chung, nếu bạn thắc mắc bột năng và bột bắp có giống nhau không thì câu trả lời là không, chúng làm từ 2 nguyên liệu khác nhau, dù có vài điểm giống nhau nhưng cách dùng thì lại khác nhau, tùy nhu cầu. Ví dụ, bột bắp được dùng để chế biến món chiên hay làm bánh và bột năng để nấu chè hay làm sánh đặc cho món nước súp.