Một sản phẩm muốn được lưu thông trên thị trường sẽ phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng vô cùng nghiêm ngặt. Trong doanh nghiệp, QC chính là bộ phận đảm đương việc thực hiện quy trình này.
Vậy QC là gì? Bộ phận QC đóng vai trò gì trong doanh nghiệp? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu qua bài viết sau. MỤC LỤC 1- QC là gì? 2- Mô tả công việc của bộ phận QC 3- Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận QC 4- Trong doanh nghiệp vai trò của bộ phận QC là gì? Xem thêm >>> Việc làm Quản lý chất lượng (QA / QC)
1- Tìm hiểu QC là gì?
QC là viết tắt của Quality Control, có nghĩa kiểm soát chất lượng. Đây là một bộ phận quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng của các doanh nghiệp.
Công việc chính của QC là kiểm tra, kiểm soát từng công đoạn của quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm luôn tốt nhất. Các hoạt động này sẽ được thực hiện đan xem trong quá trình sản xuất nhằm kịp thời phát hiện các sản phẩm bị lỗi.
Ngày nay, quy trình đánh giá và kiểm soát trở nên đơn giản và dễ thực hiện hơn trước kia rất nhiều vì có sự trợ giúp của công nghệ và các trang thiết bị hiện đại. Các sản phẩm lỗi có thể bị phát hiện ngay trên dây chuyền sản xuất chứ không chờ tới khâu đánh giá sản phẩm sau cùng.
Thông thường QC sẽ được chia thành ba giai đoạn dựa theo quy trình sản xuất, bao gồm kiểm soát chất lượng đầu vào (PQC), kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất (PQC), kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC). Mỗi một giai đoạn sẽ có một nhân viên phụ trách.
Sự phức tạp trong công việc của QC đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, hiểu rõ quy trình sản xuất cũng như các tiêu chuẩn chất lượng cần đạt được. Có như vậy họ mới có thể kiểm soát và quản lý tốt chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất.
Từ những thông tin trên, chắc rằng bạn đã hiểu rõ QC là gì rồi phải không nào. Tiếp theo chúng ta hãy cùng khám phá xem công việc của bộ phận QC là gì nhé. >>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn ngành QC hay nhất
2- Mô tả công việc của bộ phận QC
Nhìn chung, bộ phận QC sẽ thực hiện những công việc sau:
Thứ nhất, kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
Trước tiên bộ phận QC cần kiểm soát tốt nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Cụ thể, họ cần cập nhật đầy đủ các thông tin về nguồn nguyên liệu, tiến hành đánh giá chất lượng nguyên liệu dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng đã thiết lập sẵn của doanh nghiệp.
Đối với những lô nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn, QC sẽ báo với cấp trên và trao đổi với nhà cung cấp để có phương án xử lý phù hợp.
Thứ hai, kiểm tra và giám sát xuyên suốt quá trình sản xuất
QC sẽ thực hiện việc theo dõi, giám sát trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm. Tại mỗi công đoạn, họ cần đánh giá thực trạng làm việc của đội ngũ sản xuất nhằm đảm bảo quy trình sản xuất được tuân thủ nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, họ cũng kiểm tra một số sản phẩm trong mỗi công đoạn để nhanh chóng phát hiện các sai sót và kịp thời xử lý.
Việc xuất hiện các sản phẩm sai lỗi trong quá trình sản xuất rất thường xảy ra. Điều này khiến doanh nghiệp phải gánh chịu thêm nhiều khoản chi phí phát sinh. Do đó, QC cần kịp thời phát hiện ra sản phẩm lỗi. Các sản phẩm lỗi sẽ phải quay trở lại công đoạn bị lỗi hoặc có thể bị loại bỏ khỏi dây chuyền sản xuất.
Có thể phát hiện sản phẩm bị lỗi tại giai đoạn nào có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện hiệu quả sản xuất. Bởi vì doanh nghiệp có thể ngay lập tức biết được vấn đề nằm ở khâu nào và kịp thời điều chỉnh, không để các lỗi kỹ thuật này tiếp tục phát sinh. >>>> Xem thêm: 10 kỹ năng cần thiết của ngành QC
Thứ ba, kiểm soát sản phẩm hoàn thành
Sau khi sản phẩm được hoàn thành, QC sẽ tiến hành kiểm tra lại một lần nữa trước khi cho sản phẩm xuất ra thị trường. Các sản phẩm được kiểm tra cần đảm bảo đáp ứng được các quy định về chất lượng. Kế tiếp sẽ được đóng dấu PASS và chuyển qua giai đoạn đóng gói.
Thứ tư, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất luôn rất phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn và có sự tham gia của nhiều đối tượng. Chính vì vậy, luôn có rất nhiều tình huống có thể phát sinh. Đó có thể là những hư hỏng kỹ thuật của dây chuyền sản xuất, nhân công hoặc nguồn nguyên vật liệu.
Vai trò của QC là phải nhanh chóng phát hiện vấn đề và tìm ra phương án xử lý. Đồng thời họ còn phải phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết mọi việc ổn thỏa, nhằm làm giảm tối đa những thiệt hại về tài chính và con người cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp vấn đề vượt khỏi thẩm quyền và khả năng xử lý của QC, họ cần nhanh chóng báo cho cấp trên để doanh nghiệp không phải gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng hơn.
Thứ năm, báo cáo
QC sẽ phải thực hiện việc báo cáo theo đúng quy định của doanh nghiệp. Đây có thể là các báo cáo theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
Thứ sáu, thực hiện các công việc khác
Ngoài những công việc kể trên, QC còn phụ trách những công việc khác theo sự phân công của cấp trên như:
- Hướng dẫn và đào tạo đội ngũ nhân viên mới.
- Đề xuất các phương án thay đổi quy trình sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Xử lý các trường hợp vi phạm quy trình sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. >>>> Xem thêm: Khái niệm IQC, OQC, PQC, FQC là gì?
3- Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận QC
Nói cách khác, QC có liên quan trực tiếp từ khâu nguyên vật liệu, sản xuất cho đến hoàn thành, đóng gói sản phẩm và đưa ra thị trường. Cụ thể, quyền hạn và trách nhiệm của QC sẽ như sau:
Thứ nhất, QC có trách nhiệm kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. Họ cần đảm chất lượng nguồn nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Khi phát hiện nguyên liệu có chất lượng không tốt họ quyền ngừng nhập và báo cáo lại cho cấp trên.
Thứ hai, có trách nhiệm phối hợp cùng bộ phận QA triển khai quy trình kiểm soát chất lượng. QC sẽ theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất. Nếu phát hiện sản phẩm lỗi họ có quyền loại bỏ sản phẩm hoặc trả về công đoạn sản xuất bị lỗi để sửa chữa.
Thứ ba, tham gia quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm. Đồng thời, QC cũng là người có quyền quyết định một sản phẩm có đạt yêu cầu hay không và có trách nhiệm xử lý các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng.
Thứ tư, lập kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm. QC cần lập một kế hoạch kiểm tra chất lượng chi tiết và cụ thể. Điều này sẽ giúp họ không bỏ sót bất cứ lỗi sản phẩm hoặc sai sót nào. Nếu để sót dù chỉ một lỗi nhỏ cũng có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Thứ năm, QC có trách nhiệm phân loại các lỗi sai trong quá trình sản xuất. Các sai sót trong quá trình sản xuất là điều rất khó tránh. Nguyên nhân sai sót có thể do con người, máy móc hoặc các vấn đề kỹ thuật. Trách nhiệm của QC chính là nhanh chóng phát hiện và xử lý các lỗi sai này. Họ hoàn toàn có quyền loại bỏ những sản phẩm bị lỗi hoặc yêu cầu chỉnh sửa.
Thứ sáu, lưu trữ hồ sơ liên quan đến quản lý chất lượng. QC có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ các hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên liệu đã thực hiện. Đây là những bằng chứng quan trọng có thể đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm khi được lưu thông trên thị trường.
Tóm lại, để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất ra thị trường luôn tốt nhất và khiến khách hàng hài lòng, QC sẽ phải nỗ lực hết mình và phải chịu áp lực không hề nhỏ.
Tiếp theo chúng ta hãy cùng khám phá xem trong doanh nghiệp vai trò của bộ phận QC là gì nhé! >>>> Xem thêm: QC là gì? Liệu bạn có phù hợp với ngành QC không?
4- Trong doanh nghiệp vai trò của bộ phận QC là gì?
Vai trò kế tiếp của QC là giúp doanh nghiệp tối đa hoá chất lượng các sản phẩm theo như các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra. Điều này được thực hiện qua các hoạt động kiểm tra, giám sát xuyên suốt quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, QC còn giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro liên quan đến quá trình sản xuất. Bởi vì QC sẽ trực tiếp làm việc tại các phân xưởng, nhà máy của doanh nghiệp và giám sát chặt chẽ từng công đoạn sản xuất sản phẩm.
Một vai trò khác của bộ phận QC là giúp doanh nghiệp xây dựng tên tuổi, thương hiệu trên thị trường. Bằng các nỗ lực của mình QC sẽ đảm bảo các sản phẩm được sản xuất ra với chất lượng tốt nhất. Với sản phẩm có chất lượng tốt, doanh nghiệp sẽ từng bước tạo dựng uy tín trên thị trường và được khách hàng tín nhiệm.
Mục đích sau cùng của sản phẩm là mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và khiến họ hài lòng. Trong khi đó, điều này sẽ chỉ đạt được khi doanh nghiệp có thể sản xuất được những sản phẩm với chất lượng tuyệt vời. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, bộ phận QC có một vai trò rất đặc biệt và cũng là bộ phận không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn sản xuất ra những sản phẩm hoàn hảo.
Mong rằng qua những gì Ms Uptalent chia sẻ, bạn đọc đã hiểu được QC là gì và biết được những công việc cũng như vai trò của bộ phận QC trong doanh nghiệp. Nhìn chung, đây là một công việc phức tạp, nhiều áp lực và có đòi hỏi khá cao về kiến thức, chuyên môn. Vì vậy, để theo đuổi nghề QC bạn cần nỗ lực học tập và rèn luyện thật tốt. Chúc bạn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam